URL là gì? URL là một thuật ngữ vô cùng phổ biến đối với SEOer nhằm góp phần giúp bài viết đạt được thứ hạng cao trên SERPs. Thế nhưng, cấu trúc URL như thế nào và thành phần ra sao? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn ánh nhìn tổng quan về URL và các cách tối ưu URL cho SEO mới nhất 2023. Cùng xem ngay nhé!
URL cực kì quan trọng trong SEO Onpage, vì nó là yếu tố cơ bản hàng đầu mà các công cụ tìm kiếm sử dụng để hiểu nội dung và cấu trúc website của bạn. Nếu muốn khám phá các yếu tố khác bạn có thể đọc bài viết tối ưu SEO Onpage từ A-Z của chúng tôi.
1. URL là gì?
Url với cái tên đầy đủ Uniform Resource Locator có chức năng như một vị trí của một Website, Page hoặc File trên Internet. Mỗi Url được cấu tạo thành nhiều phần có nhiều tác động đến yếu tố bảo mật của Website. Vì vậy, đường dẫn Url có khả năng tạo nên nhiều siêu liên kết cho Website một cách dễ dàng.
Ví dụ: Địa chỉ Website của SEODO là: https://seodo.vn/
Hiểu theo cách khác, Url là một phương tiện để người dùng truy cập đến tài nguyên trên mạng máy tính. Mỗi tài nguyên trên máy tính khi ta truy cập tìm kiếm hằng ngày đều được gắn một địa chỉ cố định. Chỉ cần nhập đường link đó và tìm kiếm, bạn có thể đến được địa chỉ mình mong muốn.
2. Sự khác biệt giữa Link và URL là gì?
Link và Url (Bộ định vị tài nguyên thống nhất) là các khái niệm có liên quan với nhau, nhưng chúng không thực sự giống nhau.
- Link ( liên kết) là một thành phần trong trang web cho phép người dùng nhấp vào liên kết đó để chuyển đến trang web, tài liệu hoặc tài nguyên khác. Nó có thể là một liên kết văn bản, một liên kết hình ảnh. Các liên kết thường được gạch chân và tô màu để cho biết rằng chúng có thể nhấp được.
- Url là địa chỉ của một trang web hoặc tài nguyên trên internet. Đó là một chuỗi các ký tự chỉ định vị trí của tài nguyên và cách truy cập tài nguyên đó. Các URL thường bắt đầu bằng “http://” hoặc “https://”, theo sau là tên miền và có thể bao gồm các tham số truy vấn và đường dẫn bổ sung để xác định một tài nguyên cụ thể.
Nói một cách đơn giản, liên kết là yếu tố có thể nhấp để đưa bạn đến một vị trí khác trên internet, trong khi Url là địa chỉ của vị trí đó.
>>> Đọc thêm kiến thức về: Meta Description Là Gì? 10 Cách Viết Đoạn Trích Cực Chuẩn Và Thu Hút
3. Cấu trúc của 1 URL là gì?
Url gần giống với đường dẫn C:\Documents\Personal\myfile.txt trong windows. Tuy nhiên, Url có thể được bổ sung một số nội dung để có thể tìm đúng địa chỉ máy chủ và sử dụng giao thức để truy cập bảo mật thông tin an toàn. Url sẽ có 2 phần chính là giao thức Scheme và Authority. Tuy nhiên, Url được cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau, có thể tùy chọn hoặc bắt buộc tùy vào từng trường hợp.
Một Url đầy đủ sẽ gồm 4 yếu tố sau đây:
- Giao thức: http, https, ftp,…
- World Wide Web: www.
- Domain.
- Các cổng giao tiếp như: 80, 8090, 443, 2081, 7777,…
3.1. Scheme trong URL là gì?
Url không đơn giản chỉ là địa chỉ Web nhưng một địa chỉ Web là Url. Ngoài địa chỉ web, các dịch vụ khác cũng có thể truy cập trên internet như FPT hay cả MAILTO đều là Url. Trong đó, Scheme phần chữ trước 2 dấu chấm của Url biểu thị giao thức mà ứng dụng và máy chủ giao tiếp.
Có 3 dạng giao thức kết nối chủ yếu sau:
- Giao thức truyền tải siêu văn bản (HTTP): Là dạng giao thức cơ bản của web, xác định hành động của các máy chủ và trình duyệt cần triển khai.
- Giao thức an toàn (HTTPS): Một dạng HTTP được hoạt động với lớp bảo mật, mã hóa, đảm bảo thông tin được truyền tải một cách an toàn hơn.
- File Transfer Protocol: Đây là giao thức được sử dụng để truyền tải file qua internet.
Các trình duyệt hiện nay đã được cải tiến hơn rất nhiều nên việc sử dụng Scheme để truy cập vào địa chỉ nào đó là không cần thiết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì điều này là bắt buộc.
3.2. Authority trong URL là gì?
Authority là phần quyền của tác giả bắt đầu sau 2 dấu gạch chéo nối tiếp bởi giao thức và được chia thành nhiều phần khác nhau.
- Phần 1-Hostname: Hostname là một chuỗi ký tự được mã hóa và thay thế cho địa chỉ IP. Một tên miền đơn giản sẽ bao gồm các Subdomain và Top Level Domain. Các ký tự sau Hostname được ngăn tách bởi dấu “/” gọi là các thành phần trong URL.
- Phần 2-Các thành phần bổ sung: Mỗi URL sẽ có 3 thành phần bổ sung nằm trong mục Authority bao gồm: Đường dẫn (Path), Truy vấn (Query), Fragment (Phân mảnh).
Phân tích Authority của URL:
- Domain (tên miền cấp cao nhất): Tên miền cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp tên miền mà chúng ta thường biết là “com”. Hiện nay có 3 loại tên miền được sử dụng phổ biến như: .com, .net, .gov. Ví dụ: Việt Nam là .vn, Mỹ là .us, Canada là ca,…Một số tên miền khác như: musium hay club cũng được sử dụng nhưng khá hiếm và không được người dùng ưa chuộng.
- Subdomain (tên miền phụ): Ví dụ đối với liên kết www.facebook.com” thì cả 2 phần “www” và “facebook” đều là tên miền phụ. Trong đó, “www” là tên miền phụ và “facebook” và cấp cao “.com”.
Bên cạnh đó, Authority Url có thể phức tạp khi thêm một số thành phần như:
- Thông tin người dùng: Chứa User và Password.
- Số cổng: Sử dụng địa chỉ IP để thông báo đến máy chủ phù hợp ở trên mạng.
4. Phân loại URL là gì?
Trên tất cả Website hiện nay hầu hết đều sở hữu 2 loại Url dưới đây:
- URL động (?id=..) : là Url có thể thay đổi. Được sử dụng phổ biến ở các diễn đàn hoặc website thiết kế mã nguồn mở
- URL tĩnh (.html) : Url tĩnh không thể thay đổi và được xếp hạng tốt hơn trong công cụ tìm kiếm hỗ trợ người dùng dễ dàng hiểu được mục đích của Website. Khi mọi người nhìn thấy một Url cụ thể phù hợp với truy vấn và mô tả, khả năng nhấp chuột vào trang web tìm hiểu sẽ cao hơn.
>>> Đọc ngay: Quy Trình 8 Bước Lên Outline Content Dễ Dàng, Hiệu Quả 2023
5. Công dụng của URL là gì?
Hiểu được Url là gì, ta sẽ tìm hiểu công dụng của Url là gì ngay nhé! Đường dẫn Url giúp người dùng có thể miêu tả một site hay page. Vì thế để có vị trí tốt trước cộng đồng Internet cần phải tạo Url chính xác, hấp dẫn. Đối với Website đòi hỏi Url phải ngắn gọn và phải mang tính miêu tả cao.
Để đạt được thứ hạng cao trên bảng xếp hạng Google Url cần phải có tính miêu tả, đường dẫn phải thật chính xác mới có thể thu hút được lượng traffic cao. Tùy thuộc vào từ khóa và yêu cầu về sự xuất hiện của Keyword trong tiêu đề và Url sẽ ảnh hưởng đến lượng Traffic của Url. Ngoài ra, đường dẫn Url chuẩn còn đóng vai trò là một Anchor Text vì trong Url có chứa các từ khóa cần SEO.
6. Sự ảnh hưởng đối với SEO của URL là gì?
Khi lập chỉ mục, SERPs luôn chú trọng đến Url của Website vì Url ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả SEO cũng như thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Tiêu chuẩn SEO của Google thường đánh giá Url dựa vào các tiêu chí sau:
6.1. URL không được quá dài
Một URL chuẩn SEO đạt được nhiều hiệu quả cho trang web cần đạt những tiêu chí sau:
- Gmail: Chiều dài trung bình là 59 ký tự.
- Webmaster Tools: Chiều dài trung bình là 90 ký tự.
- Blog của Google: Chiều dài trung bình là 76 ký tự.
6.2. Không viết có dấu hay nhiều kí tự đặc biệt
Các Url của trang web đều được để dưới dạng không dấu và nối với nhau bởi những dấu gạch nối như “url-la-gi”. Ngoài yếu tố về độ dài, thì đây được xem là yêu cầu cho một Url chuẩn tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Các ký tự đặc biệt luôn được hạn chế tối đa vì ảnh hưởng nhiều đến khả năng xếp hạng Website.
7.3. URL không chứa từ khóa SEO
Hãy đảm bảo rằng từ khóa quan trọng luôn phải được hiển thị trong đường dẫn URL. Thứ hạng của bài viết hay Website có lên được bảng xếp hạng hay không một phần phụ thuộc vào sự xuất hiện Keyword của URL này.
6.4. URL hạn chế dẫn về thư mục con
Để URL có chất lượng tốt thì bạn không nên phân chia quá nhiều thư mục. Google sẽ không đánh giá cao đường dẫn URL phải đi qua nhiều trang chính để đến được với nội dung cần SEO.
7. Phương pháp tối ưu URL thân thiện với SEO
Mặc dù, bạn đã nắm tổng quan được Url là gì và tầm quan trọng của Url đối với Website. Tuy nhiên, quá trình triển khai URL gặp nhiều khó khăn, hãy cùng tham khảo một vài cách dưới đây:
7.1. Phân cấp trang
Cấu trúc URL càng đơn giản càng tốt vì vậy bạn nên sắp xếp nội dung để URL có cấu trúc hợp lý, giúp người dùng dễ hiểu. Điều này cần nghiên cứu sự phân cấp trang trước khi xây dựng Website. Chẳng hạn như, bạn thiết kế một căn nhà cần bố trí phòng, vật dụng trang trí,…
URL sử dụng 4 cấp độ liên kết sẽ không tốt trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Thay vào đó, bạn cần phân cấp cấu trúc URL trong 2 – 3 cấp độ con.
7.2. Sử dụng giao thức HTTPS
HTTPS là phiên bản an toàn của giao thức HTTP, nó làm cho trang web của bạn trở nên đáng tin cậy hơn với người truy cập vào. HTTPs thường được sử dụng để bảo vệ các giao dịch trực tuyến có tính bảo mật cao cho các giao dịch ngân hàng, thanh toán mua hàng trực tuyến.
Để mã hóa thông tin, các trang HTTPs cần triển khai một trong hai giao thức bảo mật mã hóa là Secure Sockets Layer, Transport Layer Security.
7.3. Ẩn tiền tố www
Việc ẩn tiền tố www sẽ giúp cho miền Website trở nên đẹp hơn trong mắt người dùng. Trên thực tế, các trình duyệt như Chrome đều ẩn www và https:// trong thanh địa chỉ vì thông tin mang lại không quan trọng để hiển thị.
7.4. URL chứa từ khóa mô tả nội dung
Khi bạn đăng tải một bài viết lên web cần có thông tin rõ ràng, dễ hiểu. Bên cạnh đó, nội dung chứa từ khóa chính của thay vì sử dụng chữ số ngẫu nhiên mà không có sự liên quan của chủ đề trong trang. Điều này cực kỳ có lợi cho việc gia tăng tỷ lệ nhấp (CTR) cũng như cải thiện trải nghiệm người dùng (UX).
>>> Cùng tìm hiểu: Duplicate Content Là Gì? 15 Nguyên Nhân Và Khắc Phục Trùng Lặp Nội Dung 2023
7.5. URL ngắn gọn
Bạn nên sử dụng từ khóa chính của bài viết để làm URL ngắn gọn hơn. Ngoài ra, bạn nên để độ dài URL là 70 ký tự để người dùng nhìn thấy đầy đủ từ khóa chính có trong bài viết.
7.6. Chuyển hướng url cũ
Chuyển hướng là việc phân giải URL sang một URL khác. Điều này giúp Google và khách truy cập hiểu rằng trang đó đã cập nhập địa chỉ mới. Vì vâỵ, bạn chỉnh sửa URL thì nên sử dụng chuyển hướng 301 để bất cứ người dùng nhấp vào URL cũ đưa đến URL mới, tránh trang lỗi 404.
7.7. Sử dụng dấu gạch nối để phân tách từ
URL không sử dụng dấu gạch dưới và dấu cách để phân chia các từ. Thay vào đó, Url sử dụng gạch nối giúp Google và người dùng biết vị trí ngắt giữa các ký tự để ghép lại với nhau thành một chuỗi ký tự liên tiếp.
7.8. Loại bỏ từ nối
Những từ nối như và, cho, đến, hoặc…không nhất thiết phải xuất hiện trong URL. Vì vậy, bạn việc loại bỏ các từ này sẽ giúp cho URL ngắn gọn và tối ưu hơn cho người dùng và Google.
7.9. URL không chứa dấu
Về cơ bản thì URL có dấu vẫn được sử dụng nhưng rất dễ gặp phải lỗi không thể truy cập trang Web. Vì thế, việc dùng URL không dấu được khuyến khích nhiều hơn. Hãy cố gắng tối ưu hóa URL trang Web của bạn dưới dạng từ khóa không dấu chứa gạch ngang để đạt được thứ hạng tốt.
8. Cách đo lường và theo dõi Url
8.1. Rút gọn Url theo chiến dịch
Rút gọn URL theo chiến dịch là một công cụ tiếp thị kỹ thuật số quan trọng giúp tối ưu hóa hiệu quả của chiến dịch tiếp thị của bạn. Các dịch vụ rút gọn URL trực tuyến như Bitly, TinyURL, Ow.ly và Rebrandly cung cấp các tính năng quản lý URL đầy đủ để bạn có thể quản lý tất cả các liên kết của mình trong một nơi. Bạn có thể tạo và quản lý các liên kết rút gọn với các thông tin chi tiết về chiến dịch của mình như tên, mục đích, đối tượng khách hàng, v.v.
8.2. Rút gọn Url thông qua QR Code
Rút gọn URL thông qua QR Code là một phương thức tiếp thị kỹ thuật số phổ biến và hiệu quả. Bằng cách sử dụng các dịch vụ rút gọn URL trực tuyến như Bitly, Ow.ly hoặc Rebrandly, bạn có thể tạo ra một đường dẫn ngắn gọn cho một trang web hoặc sản phẩm cụ thể của bạn. Sau đó, bạn có thể tạo một mã QR cho liên kết rút gọn của mình bằng cách sử dụng một công cụ tạo mã QR miễn phí như QR Code Generator.
8.3. Rút gọn link Google
Bạn có thể rút gọn link Google bằng cách sử dụng dịch vụ rút gọn URL của Google – Google URL Shortener (goo.gl). Tuy nhiên, vào tháng 3 năm 2018, Google đã chính thức dừng cung cấp dịch vụ rút gọn URL thông qua Google URL Shortener. Thay vào đó, Google cung cấp dịch vụ rút gọn URL thông qua Firebase Dynamic Links (FDL), một dịch vụ rút gọn URL mới được tích hợp với Firebase. FDL cho phép bạn tạo ra các liên kết động, theo dõi thống kê chi tiết và tối ưu hóa liên kết cho từng nền tảng khác nhau.
Bài viết trên đã giải thích được câu hỏi URL là gì và đưa ra các phương pháp tối ưu URL cho SEO. Hy vọng rằng thông qua đó bạn đã có ánh nhìn tổng quan hơn về những kiến thức liên quan đến SEO khi mới bước chân vào con đường trở thành SEOer. Hãy liên hệ ngay với SEODO nếu bạn cần cung cấp thêm thông tin bài viết cũng như địa chỉ uy tín SEO Website nhé!
Cùng tìm hiểu thêm về những yếu tố liên quan về Content SEO của bạn qua các bài viết :
- LSI Là Gì? Cách Dùng Từ Khóa Ngữ Nghĩa LSI X3 Traffic Website
- Tổng Quan Về Content Website? Quy Trình 4 Bước Giúp Master Content Branding
- Từ khóa SEO là gì? Cách chọn từ khóa SEO leo Top google 2023
- Phantom Keyword là gì? Kỹ thuật triển khai từ khóa bóng ma X5 lần Traffic Website
Câu hỏi thường gặp:
URL là gì?
URL với cái tên đầy đủ Uniform Resource Locator có chức năng như một vị trí của một Website, Page hoặc File trên Internet. Mỗi URL được cấu tạo thành nhiều phần có nhiều tác động đến yếu tố bảo mật của Website. Vì vậy, đường dẫn URL có khả năng tạo nên nhiều siêu liên kết cho Website một cách dễ dàng.
9 Phương pháp tối ưu URL thân thiện với SEO
- 1. Phân cấp trang
- 2. Sử dụng giao thức HTTPS
- 3. Ẩn tiền tố www
- 4. URL chứa từ khóa mô tả nội dung
- 5. URL ngắn gọn
- 6. Chuyển hướng url cũ
- 7. Sử dụng dấu gạch nối để phân tách từ
- 8. Loại bỏ từ nối
- 9. URL không chứa dấu
Mình là Thu Hoài – PGĐ SEODO phụ trách Sản Xuất với 5+ năm kinh nghiệm trong nghề, chinh chiến hơn 200+ dự án thành công trong đó các lĩnh vực khó và cạnh tranh như bất động sản, nội thất, Airway. Mình luôn quan niệm rằng: SEO là phải hiểu thương hiệu, hiểu sản phẩm/dịch vụ & hiểu khách hàng của họ. Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ được sự đón nhận và ủng hộ từ phía các bạn