Slug là gì? Cách tối ưu Slug cần biết cho SEOER 2024
Slug là gì? là câu hỏi mà rất nhiều SEOer thường gặp phải khi mới
SEO Onpage là gì? Tối ưu Onpage được SEODO chú trọng và là tư duy thứ hai trong bộ ba Tư duy SEO Branding – là những công việc cần thiết, nên làm trong mỗi dự án, hoặc có thể không làm nếu không quá quan trọng.
Marketing Leader of SEODO
Ngày cập nhật
08/05/2023
Mục lục
Chương 1: Tổng quan SEO Onpage là gì
1. Tại sao cần SEO Onpage cho Website và bài viết?
2. Khi nào nên bắt đầu tối ưu Onpage
3. Sự khác biệt giữa SEO Offpage và SEO Onpage là gì?
4. Một số công cụ phục vụ SEO Onpage
Chương 2: Tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage về nội dung chuẩn SEO
1. Outline
2. Trong 100 ký tự đầu tiên chứa từ khóa SEO
3. Sự phân bổ các Heading
4. Mật độ từ khóa trong bài viết
5. Liên kết trong và liên kết ngoài
6. Tối ưu URL
7. Cách hành văn
Chương 3: Tối ưu tỷ lệ nhấp chuột trong SEO Onpage Website
1. Đặt tiêu đề thật “bánh cuốn”
2. Sử dụng lược đồ Schema
3. Sử dụng một số icon cảm xúc cho đoạn meta title & meta description
Chương 1: Tổng quan SEO Onpage là gì
1. Tại sao cần SEO Onpage cho Website và bài viết?
2. Khi nào nên bắt đầu tối ưu Onpage
3. Sự khác biệt giữa SEO Offpage và SEO Onpage là gì?
4. Một số công cụ phục vụ SEO Onpage
Chương 2: Tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage về nội dung chuẩn SEO
1. Outline
2. Trong 100 ký tự đầu tiên chứa từ khóa SEO
3. Sự phân bổ các Heading
4. Mật độ từ khóa trong bài viết
5. Liên kết trong và liên kết ngoài
6. Tối ưu URL
7. Cách hành văn
Chương 3: Tối ưu tỷ lệ nhấp chuột trong SEO Onpage Website
1. Đặt tiêu đề thật “bánh cuốn”
2. Sử dụng lược đồ Schema
3. Sử dụng một số icon cảm xúc cho đoạn meta title & meta description
Chương 4: Tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage về trải nghiệm người dùng
1. Tối ưu tốc độ tải trang
2. Cung cấp điều người dùng cần và muốn
Chương 5: Tối ưu Onpage cải thiện các yếu tố kỹ thuật
1. Robots.txt
2. www và non-www
3. Sitemap
4. Mobile Friendly
5. Breadcrumb
6. Canonical
Chương 6: Tips các tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage khác mà không phải ai cũng lưu ý
1. Hình ảnh chuẩn SEO
2. Sử dụng blockquote nội dung quan trọng
3. Content Gap
4. Thêm nội dung đa phương tiện vào bài viết
5. Cập nhật mới nội dung bài viết
6. Social Sharing
Chương 4: Tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage về trải nghiệm người dùng
1. Tối ưu tốc độ tải trang
2. Cung cấp điều người dùng cần và muốn
Chương 5: Tối ưu Onpage cải thiện các yếu tố kỹ thuật
1. Robots.txt
2. www và non-www
3. Sitemap
4. Mobile Friendly
5. Breadcrumb
6. Canonical
Chương 6: Tips các tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage khác mà không phải ai cũng lưu ý
1. Hình ảnh chuẩn SEO
2. Sử dụng blockquote nội dung quan trọng
3. Content Gap
4. Thêm nội dung đa phương tiện vào bài viết
5. Cập nhật mới nội dung bài viết
6. Social Sharing
Những yếu tố kỹ thuật onpage giúp cho website dễ dàng được Google đọc, hiểu và đánh giá cao. Thực tế có rất nhiều website không được tối ưu onpage chuẩn chỉ, nhưng vẫn lên TOP được và rất bền vững.
Vấn đề ở đây là nếu không tối ưu những yếu tố này, sẽ khiến cho Google mất một thời gian dài để hiểu được website, dẫn tới khả năng Google đưa website lên TOP chậm và khó hơn.
Không để bạn đọc chờ lâu, hãy cùng tôi khám phá ngay toàn bộ kiến thức về SEO Onpage là gì? Cùng 32 tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage được SEODO đúc kết trong hơn 6 năm làm nghề, cùng +400 khách hàng trong bài viết dưới đây!
Nếu bạn muốn tìm hiểu đầy đủ về SEO – đọc ngay: Cẩm nang SEO là gì chi tiết từ A-Z được các chuyên gia SEODO cập nhật trong hơn 6 năm làm nghề cùng hơn 400 doanh nghiệp!
SEO Onpage là phương pháp tối ưu các yếu tố trên bài viết hoặc website, giúp Google dễ dàng đọc hiểu, từ đó gia tăng thứ hạng của chúng trên kết quả tìm kiếm. Công việc chính của tối ưu Onpage gồm: Viết và tối ưu Content chuẩn SEO; các yếu tố kỹ thuật về Website, các yếu tố liên quan đến Trải nghiệm người dùng…
Anh/chị nên tối ưu Onpage ngay khi vừa tạo website hoặc viết nội dung mới. Việc này đảm bảo tính chuẩn SEO, tối đa hóa sức mạnh, giảm thiểu hao phí về lâu dài cho cấu trúc website, cấu trúc chủ đề, nội dung bài viết và website.
Nếu chỉ quan sát ta dễ dàng thấy SEO Offpage và SEO Onpage khác nhau ở hai giới từ “On” và “Off” phải không.
Đúng như mặt chữ, SEO Offpage là kỹ thuật tối ưu các yếu tố “không ở trên trang”. Điều đó có nghĩa là tất cả những hoạt động liên quan tới truyền thông, Marketing của doanh nghiệp đều là Offpage, bao gồm quảng cáo, xây dựng backlink, social media,…
Trong các phần tiếp theo, tôi sẽ mang đến cho bạn trọn bộ checklist SEO Onpage với 32 tiêu chuẩn tối ưu đã được các chuyên gia tại SEODO tin dùng và đạt được thành công trong hơn 6 năm làm nghề.
Một khi hiểu và thực thi đúng các tiêu chuẩn dưới đây, chúng tôi khẳng định bạn sẽ đạt được thành quả xứng đáng về nhận diện, traffic, chuyển đổi và bứt phá doanh thu khi thực hiện một dự án SEO.
Đây là checklist SEO Onpage không thể thiếu để có một bài viết chuẩn SEO, không chỉ giúp Googlebot nhanh chóng hiểu nội dung viết gì từ đó gia tăng khả năng lên top, nó còn giúp gia tăng trải nghiệm người dùng rất tốt.
“ Bài viết có tốt hay không, outline quyết định 75%”
Vì sao cần lên outline trước khi viết content website? Vì sao một người làm content luôn phải có bản brief trước khi thực hiện một bài viết?
Nó sẽ có những lý do sau:
Outline content bao gồm những gì? Thông thường, một Outline content sẽ bao gồm những yếu tố sau:
Quy trình lên Outline Content bao gồm 9 bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu của người dùng ở từ khóa đó và nhóm từ khóa (đối với content blog)
Mỗi từ khóa, nhóm từ khóa sẽ có những nhu cầu riêng của người dùng, điều quan trọng nhất là chúng ta hiểu rõ được mong muốn của người dùng ở từ khóa đó. Tránh việc lên outline thừa content hay phân chia từ khóa không đúng.
Những từ khoá dài sẽ khá dễ dàng để hiểu search intent, thế nhưng những từ khoá càng ngắn, chúng ta sẽ càng khó khăn trong quá trình hiểu search intent vì nhu cầu người dùng không rõ ràng.
Vậy thì đâu là cách hiểu mong muốn của từ khóa:
Xem ngay quy trình nghiên cứu từ khóa chuẩn 4 bước theo hành vi người tieu dùng được Mr Doãn Kiễn – CEO SEODO chia sẻ trong video dưới đây:
Bước 2: Xem heading của 10 đối thủ đầu tiên và liệt kê càng chi tiết càng tốt
Vì sao phải là 10 đối thủ đầu tiên mà không phải là những đối thủ trang 2,3? Vì 10 đối thủ TOP đầu tiên sẽ tổng hợp 10 kết quả mà Google yêu thích nhất cho từ khóa đó.
Trong trường hợp trên, cách xử lý là:
Bước này dừng lại ở tham khảo để hiểu được Google đang nhìn nhận từ khóa như thế nào, không nên chú trọng quá nhiều.
Bước 3: Brief Heading cho bài viết
Sau khi đã liệt kê những đề mục chính cần có trong bài, chúng ta bắt tay lên Heading dựa trên dữ liệu ở bước 2. Những Heading nào thỏa mãn được mong muốn của người dùng nhất, hãy xếp nó ở vị trí ưu tiên.
Ở Outline trên, hầu hết các website lên TOP đều xếp theo thứ tự là cửa nhôm 1 cánh -> 4 cánh nhưng tôi đi ngược lại hoàn toàn. Tôi nhận thấy cửa nhôm 4 cánh được tìm kiếm nhiều nhất so với các loại còn lại, nên tôi dựa trên nhu cầu của người dùng để ưu tiên sự hiển thị cho người dùng.
Lưu ý:
Bước 4: Brief Meta Title và Meta Description cho bài viết
Meta title cần có:
→ TOP 10 quán ăn: gợi mở vấn đề là giới thiệu 10 quán ăn (ĐÚNG)
→ Đổi tiền Thái Lan sang Việt Nam ở đâu để không bị lỗ: Nơi đâu đổi tiền ổn nhất (ĐÚNG)
→ Tiong Bahru – Khu phố di sản giữa lòng Singapore: Không gợi mở vấn đề gì hết, không nên có title như thế này (SAI)
→ 50 mẫu áo sơ mi nam – Khuyến mãi 50% giá chỉ 10 ngày: Nửa đầu chứa từ khóa là “áo sơ mi nam:, nửa sau đưa thông tin khuyến mãi để thu hút khách hàng. Ngoài ra Title chứa số sẽ dễ được người dùng nhìn thấy hơn.
Meta Description cần có: Mô tả nội dung bài viết ngắn gọn, có chứa từ khóa chính và từ khoá phụ.
Heading 1:
Bước 5: LSI keywords
LSI hiện đang có trọng số rất cao trong SEO, đồng thời trọng số của mật độ từ khóa đang giảm mạnh. LSI keywords sẽ giúp Google hiểu chủ đề và nhóm từ khoá của chúng ta, từ đó đánh giá cao content của chúng ta hơn. LSI keywords xuất hiện nhiều cũng khiến cho content của chúng ta chuyên sâu hơn, cung cấp nhiều thông tin giá trị hơn cho người dùng.
Sử dụng phần mềm Website Auditor, dựa trên dữ liệu 10 đối thủ cho từng nhóm rồi lấy ra 40-80 LSI keywords bổ sung vào file Outline.
Nhân sự viết content sẽ cần phải thêm đủ LSI keywords và số lượng tương ứng từng từ vào nội dung theo yêu cầu từ người lên outline.
Ví dụ content của keyword “thiết kế nhà” cần có 8 từ “phòng ngủ” thì người viết content sẽ cần đáp ứng yêu cầu này.
Chú ý: để tìm được LSI keyword sẽ rất tốn thời gian, nên hãy chọn ra những bài content có trọng số cao với dự án để làm, tránh tốn nhiều nguồn lực.
Bước 6: Brief những nội dung muốn truyền tải đến người dùng cho người viết
Sẽ có những nội dung mà bạn muốn người viết phải nhấn mạnh hay truyền tải vào bài content. Có thể là cả bài hoặc trong những đoạn nội dung nào đấy. Bạn cần nói lên những nội dung đó khi lên layout để truyền tải đúng mong muốn của mình cho người viết bài. (trong trường hợp người lên Outline và người viết bài là 2 người khác nhau)
Bước 7: Nguồn tham khảo
Đưa ra một số nguồn mà bạn muốn người viết nội dung tham khảo ở đó. Mỗi heading 2 cần có 1-2 nguồn để người viết có nhiều dữ liệu tham khảo chính xác hơn.
Bước 8: URL
Url cần ngắn gọn từ 4-7 chữ, chứa từ khoá chính
Bước 9: Những yêu cầu khác
Những yêu cầu hay quy chuẩn mà chúng ta muốn truyền tải cho người viết như:
Form sử dụng để lên outline:
Vì sao ta cần phải có từ khóa chính ở 100 từ khóa đầu tiên? Đó là vì Google sẽ ưu tiên các bài có từ khóa chính ở đầu bài hơn so với các bài còn lại. Từ khóa chính ở đầu bài sẽ giúp Googlebot nhanh chóng nhận diện được nội dung của bài, từ đó đẩy nhanh tốc độ lập chỉ mục của bài viết.
Ví dụ: trong bài viết này, từ khóa chính của tôi là “SEO Onpage là gì” được đặt ngay ở đầu bài, bôi đậm, gắn link để làm nổi bật cho chính từ khóa.
Heading là những câu để phân đoạn nội dung, làm cho Google và người dùng hiểu được các ý chính trong bài, dễ dàng nhận ra đoạn chính, đoạn phụ.
Thông thường sẽ có Heading 1, heading 2, heading 3 và heading 4. Khi sử dụng website WordPress, Heading 1 chính là tiêu đề bài viết, heading 2 là heading bổ trợ cho heading 1, heading 3 bổ trợ cho heading 2. Heading nên sử dụng LSI keywords nhiều để nội dung có chiều sâu.
Mật độ từ khóa đề cập đến việc số lần từ khóa xuất hiện trong bài của bạn. Vậy bạn cần lưu ý gì về yếu tố này? Nhiều chuyên gia đã chứng minh rằng, mật độ từ khóa cao sẽ giúp Google hiểu rằng bài viết đang xoáy sâu thực sự vào chủ đề liên quan đến từ khóa đó.
Lưu ý: Không nhồi nhét từ khóa – hãy sử dụng từ khóa một cách tự nhiên, nếu bạn không muốn dính phạt của Google.
Liên kết trong (Internal link) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong SEO, đặc biệt là trong việc đẩy TOP cho các bài viết mà bạn muốn. Cụ thể, bạn sẽ đi internal link từ các bài có thẩm quyền cao hơn qua các bài có thẩm quyền thấp hơn bằng anchor text.
Ví dụ điển hình phải kể đến là wikipedia, hẳn đây là trang sử dụng anchor text nhiều nhất và được nhiều người biết đến nhất – xem ngay hình bên dưới nếu bạn chưa biết về anchor text.
Các chữ màu xanh đều là internal link dưới dạng anchor text. Đây là một cách để phân phối sức mạnh cho các bài viết trong một cấu trúc chủ đề mà bạn đã chuẩn bị trước đó.
Liên kết ngoài (external link) tới các trang có liên quan được chuyên gia chứng minh giúp Google tìm ra chủ đề trang của bạn. Nó cũng cho Google thấy rằng trang của bạn là một trung tâm thông tin chất lượng.
Tuy nhiên tương tự Internal link, hãy sử dụng các external link thật chất lượng, tự nhiên, để không bị Google phạt lỗi spam, link bẩn,…nhé.
Có thể người dùng và Google sẽ không đọc hết tất cả nội dung trên một bài viết trên website. Nhưng chắc chắn rằng sẽ có một số đoạn cốt lõi mà bạn nên tối ưu cách hành văn để thu hút và dẫn dắt người đọc hơn. Đó là:
Đây là checklist SEO Onpage không thể thiếu để có một bài viết chuẩn SEO, không chỉ giúp Googlebot nhanh chóng hiểu nội dung viết gì từ đó gia tăng khả năng lên top, nó còn giúp gia tăng trải nghiệm người dùng rất tốt.
Nên sử dụng những câu từ thu hút người đọc, đó là những ký tự (@, -. |), đó là những con số (2023, 20xx,…), đó là thứ hạng (TOP 5, TOP 50,…). Việc thêm những câu chữ này vào sẽ giúp cho tiêu đề hấp dẫn hơn, dẫn tới lượng truy cập website sẽ tăng.
Ví dụ trên là tiêu đề của chính bài viết này, ở đây tôi sử dụng nhiều con số, chắc chắn tiêu đề này hấp dẫn hơn so với tiêu đề “Những phương pháp tối ưu hóa onpage”.
Tỷ lệ click là một trọng số quan trọng trong SEO, thể hiện được sự tối ưu của website với người dùng. Hãy chú ý tăng CTR khi kết quả của bạn đang hiển thị với người dùng nhé.
Đầu tiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng lược đồ Schema không làm tăng hay giảm chất lượng SEO. Những gì Schema làm là kết nối với Rich Snippet (kết quả hiển thị ngoài Google), giúp bạn hiển thị nhiều thông tin hơn. Từ đó trang web sẽ thu hút và CÓ THỂ gia tăng nhiều click.
Lược đồ đánh giá – Rating
Đây là lược đồ hay được sử dụng trong các bài viết và sản phẩm. Khi người dùng vào trang website hay bài viết, họ thấy hay và đánh giá 5 sao. Số sao đó sẽ hiện ra ngoài Google với hình thức 1 đoạn dưới phần mô tả (như trong hình). Đánh giá là một phần rất quan trọng để gia tăng độ tin tưởng vào website.
Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ chèn lược đồ đánh giá vào website điển hình như KK Rating Plugin (wordpress).
Lược đồ câu hỏi & trả lời – FAQ
FAQ là một đoạn hội thoại gồm câu hỏi & trả lời tự chúng ta thiết lập trong website. Và cũng tương tự như Rating, đoạn lược đồ này sẽ hiện ra ngoài Google dưới dạng 2 câu hỏi và 2 câu trả lời đầu tiên như hình. Hãy chắc chắn rằng kết quả tìm kiếm của bạn nằm trong TOP 5 để thấy chúng.
Để thực hiện đưa đoạn hội thoại Q&A này vào một trang hoặc một bài viết bất kỳ bạn sẽ làm theo các bước sau:
Lưu ý rằng:
Trong phần này, tôi sẽ chỉ cho bạn cách SEO Onpage về “Trải nghiệm người dùng”. Cụ thể hơn đó là phải thay đổi các yếu tố gì để gia tăng Thời gian xem trang, giảm Tỷ lệ thoát …của người dùng Google.
Google đề cập, để tối ưu kết quả tìm kiếm, họ “sử dụng dữ liệu tương tác được tổng hợp và ẩn danh để đánh giá xem kết quả tìm kiếm có liên quan đến các truy vấn hay không”. Vì vậy, đây cũng là hạng mục quan trọng trong SEO Onpage mà bạn cần nắm để tối ưu các chỉ số tôi vừa kể trên.
Cách kiểm tra: Ở trình duyệt Chrome, tốc độ mạng ổn định, bấm chuột phải chọn Inspect -> Network -> F5 trình duyệt.
Vấn đề thường gặp: Tốc độ website quá chậm: >4s
Cách khắc phục:
Kiểm tra chất lượng hosting, xóa hiệu ứng thừa ở website. Nếu hosting chất lượng thấp, hãy nâng cấp hosting.
Tôi tin rằng chúng ta đều muốn có “ngay” thông tin mình cần mỗi khi tìm kiếm cái gì đó?
Ví dụ bạn muốn tìm một quán cafe view đẹp Hà Nội chẳng hạn, thì tên quán, thời gian mở, giá tiền, menu, địa điểm, hình ảnh là những gì chúng ta cần. Chi tiết hơn có thể là review, đánh giá,… Còn lại thì chúng ta chỉ lướt qua thật nhanh vì cảm thấy mất thời gian phải không nào?
Chính vì vậy, ta cần phải làm gì đó, để người dùng thu thập thông tin nhanh chóng và dễ dàng hơn. Dưới đây là một số cách giúp gia tăng trải nghiệm đọc cho người dùng được chúng tôi tin dùng, đem lại hiệu quả cao mà bạn có thể tham khảo:
ROBOTS.TXT là phương thức điều hướng bot của các công cụ tìm kiếm. Nói một cách dễ hiểu thì Google hay những công cụ khác nếu muốn crawl dữ liệu website của mình, thì nó bắt buộc phải được sự thông qua file Robot.txt. Nếu được file Robot.txt cho phép, công cụ đó sẽ được phép đọc website, nếu không cho phép thì công cụ sẽ không có quyền được đọc website.
Dưới đây là tệp robot.txt cơ bản nhất:
Khi công cụ đọc website của bạn, nó sẽ thu thập dữ liệu từng trang. Nếu website của bạn có nhiều url, sẽ mất rất nhiều thời gian để bot thu thập dữ liệu website, điều này có thể tác động tiêu cực tới ranking của bạn.
Vì vậy, hãy để cho Google Bot thu thập dữ liệu những trang thật sự hữu ích. Vì vậy bạn sẽ không muốn lãng phí thu thập thông tin từ Googlebot cho những trang không quan trọng.
Cách tạo robot.txt:
Cách tối ưu Robots.txt:
File Robots.txt phổ biến là:
Xem ngay chia sẻ của CEO SEODO – Doãn Kiên chia sẻ về cách tối ưu Robot.txt trong video dưới đây.
Website có 2 phiên bản giao thức là non www và www. Hãy bấm địa chỉ website nếu www không redirect về non www thì hãy ngay lập tức redirect ngay vì sẽ xảy ra trường hợp tồn tại 2 phiên bản website trùng lặp với nhau và google đánh giá thấp điều này.
Không có XML Sitemap:
Cách kiểm tra: Checksite map bằng Addon SEO Quake
Vấn đề thường gặp:
Cách khắc phục: Làm lại và làm bằng plugin XML Sitemap dựa trên cấu trúc website.
Sitemap không được tổ chức ngăn nắp:
Cách kiểm tra: vào link sitemap để kiểm tra bằng mắt thường
Thông thường chúng ta làm việc bằng máy tính, kiểm tra bằng máy tính nên sẽ dễ quên việc kiểm tra bằng điện thoại, trong khi điện thoại mới chính là thiết bị được nhiều người dùng truy cập nhất. Để kiểm tra và audit cho thiết bị di động tốt, chủ yếu chúng ta sẽ truy cập website thủ công.
Vấn đề thường gặp:
Cách khắc phục:
Breadcrumbs là thanh điều hướng ở ngay trên cùng của mỗi bài viết hay chuyên mục.
Nó sẽ được tạo nếu theme hỗ trợ breadcrumb, nếu không có hãy sử dụng yoast SEO để tạo.
Link hướng dẫn từ Yoast SEO: https://yoast.com/help/implement-wordpress-seo-breadcrumbs/
Canonical là thẻ xác định nội dung chính giữa các nội dung với nhau.
Sẽ có một số quy chuẩn về thẻ Canonical mà bạn cần quan tâm:
Sẽ có một số điều cần chú ý để bạn SEO hình ảnh trên website:
Đây là phần được Google đánh giá cao và tác động khá nhiều đến người dùng mà các SEOER ít ai sử dụng.
Đối với Google, Google thích đọc những keyword và một trong số đó có các thẻ <li> (các dạng bullet liệt kê), <blockquote> (các dạng trích dẫn). Vì vậy, đoạn nội dung Blockquote này sẽ luôn được Google chú ý và đọc qua.
Đối với người dùng, blockquote thường giúp chúng ta tổng kết lại một nội dung, hoặc là trích dẫn một câu gì đó khá hay ho. Khi người dùng lướt trong vô vàng các nội dung, thì họ có xu hướng dừng lại đọc cái Blockquote này. Điều này giúp gia tăng trải nghiệm người dùng và cũng gia tăng thời gian trên phiên.
Đầu tiên, hãy tìm hiểu khái niệm Content Gap là gì nhé. Content Gap được hiểu là quy trình đánh giá nội dung của bạn so với các đối thủ khác trên cùng 1 chủ đề. Thông qua đó, bạn có thể rút ra những kinh nghiệm để từ đó có thể cải thiện content của mình, cạnh tranh với các đối thủ.
Những lợi ích khi triển khai content Gap:
Cách triển khai Content Gap trên Ahrefs:
Bước 1: Search domain để tìm ra đối thủ: Chọn competing domains -> tìm website lượng traffic cao mà mình không có.
Ở cột cuối cùng chính là danh sách các Competing domains của bạn. Dưới đây sẽ là chú giải về ý nghĩa sắc của các thanh ngang trong hình:
Bước 2: Chọn Content Gap -> add domain cần so sánh
Bước 3: Sau khi đã nhập các domain mà bạn muốn so sánh vào, tiếp đến bạn chọn Show keyword. Một bảng report chi tiết sẽ hiện ra và bạn có thể căn cứ vào đó để tối ưu trang web của mình.
Nội dung bằng chữ sẽ giúp cho Google thu thập dữ liệu trang web của bạn tốt hơn, nhưng nếu là một trang web có tỷ lệ thoát cao, thời gian ở lại trang thấp thì dần dần trang web của bạn cũng sẽ bị đánh giá thấp và tụt thứ hạng.
Để khắc phục điều này, bạn nên thêm đa phương tiện nhiều hơn vào bài viết. Đó là những hình ảnh liên quan, thu hút, đó là video, đó là sơ đồ,… Việc thêm nhiều đa phương tiện liên quan vào trang web giúp người dùng tương tác với website tốt hơn, làm tăng giá trị cảm nhận của người dùng trên website.
Trong từng dự án của chúng tôi cũng vậy, hình ảnh và video rất nhiều, và hiệu quả đối với người dùng và sau đấy là thứ hạng từ khóa được cải thiện rõ rệt.
Hãy luôn luôn cập nhật bài viết của bạn khi có kiến thức, nội dung mới hay thậm chí không có thì hãy cập nhật định kỳ. Google luôn đánh giá cao các nội dung luôn được làm mới và không chỉ thế người dùng cũng rất yêu thích điều này.
Thời gian bạn cần cập nhật có thể từ 1 – 3 tháng/ lần tùy theo sự biến động của kiến thức ngành nghề. Ví dụ như SEO, hằng năm Google luôn có những đợt update từ 2 – 5 đợt. Vì vậy, chúng tôi luôn vào những bài viết cũ hoặc xuất bản thêm các bài viết mới để luôn mang đến nội dung chất lượng và mới nhất cho anh em SEOERs và giữ TOP bài viết.
Tín hiệu mạng xã hội không phải là một yếu tố trực tiếp ảnh hướng tới thứ hạng từ khóa, nhưng nó là bằng chứng chứng minh nội dung website của bạn chất lượng. Tất nhiên một nội dung có nhiều lượt chia sẻ mạng xã hội hơn thì sẽ được Google đánh giá cao hơn. Nhiều người đọc cũng nhìn vào đấy đánh giá sự chất lượng của nội dung.
Vì thế bạn nên đặt nút chia sẻ mạng xã hội lên website ngay bây giờ nếu website của bạn chưa có. Hiện website Seodo.vn của chúng tôi sử dụng plugin Monarch của nhà cung cấp Eleganttheme.
Lời kết
Hy vọng bạn thấy bài viết SEO Onpage là gì thực sự hữu ích. Bây giờ, chúng tôi rất mong nhận được phản hồi từ bạn:
Tiêu chí nào sẽ được bạn chấm điểm cao và thực hành trong hôm nay?
Bạn còn tiêu chí nào muốn bổ sung vào bài viết này hay không?
Còn điều gì mà bạn mong muốn chúng tôi cải thiện trong bài viết này?
Hãy cho SEODO biết bằng cách để lại nhận xét bên dưới ngay bây giờ nhé!
Cùng SEODO khám phá thêm những bài viết kiến thức liên quan đến SEO Onpage dưới đây:
Bài viết có liên quan
Slug là gì? Cách tối ưu Slug cần biết cho SEOER 2024
Slug là gì? là câu hỏi mà rất nhiều SEOer thường gặp phải khi mới
Phantom Keyword là gì? Kỹ thuật giúp X5 Traffic Website
Phantom keyword là gì? Liệu đây có phải kỹ thuật x5 traffic với từ
Serprobot là gì? Công cụ kiểm tra rank từ khóa hàng đầu 2024
Kiểm tra thứ hạng từ khoá là một trong những việc quan trọng nhất
Rank Math: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Rank Math SEO
Rank Math SEO là một Plugin tốt nhất trong SEO mà hầu như các
Meta Keyword là gì? Chúng ta còn nên dùng nó không?
Meta keyword là gì luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà làm
Kích thước Website tốt nhất cho thiết kế Web cập nhật 2024
Kích thước website là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thiết
Khám phá các chủ đề khác đang được quan tâm
Mình là Thu Hoài – PGĐ SEODO phụ trách Sản Xuất với 5+ năm kinh nghiệm trong nghề, chinh chiến hơn 200+ dự án thành công trong đó các lĩnh vực khó và cạnh tranh như bất động sản, nội thất, Airway. Mình luôn quan niệm rằng: SEO là phải hiểu thương hiệu, hiểu sản phẩm/dịch vụ & hiểu khách hàng của họ. Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ được sự đón nhận và ủng hộ từ phía các bạn
Công ty DỊCH VỤ SEO #1 VIỆT NAM
Kết nối với SEODO tại:
Chúng tôi là SEODO
Kết nối với SEODO tại:
Góc khách hàng
© All rights reserved
Kết nối với SEODO tại:
Made with ❤ by SEODO
© All rights reserved
12 bình luận về “SEO Onpage là gì? Checklist 32 tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage”
Quá hay, cám ơn anh đã share
Bookmark website lại bạn nha, mình sẽ có nhiều bài có ích hơn nữa 😀
Cảm ơn anh ạ, em muốn học SEO ạ, không biết bên mình có đào tạo không ạ
SEODO hiện chưa có dịch vụ đào tạo SEO bạn nha, cảm ơn bạn đã quan tâm
A ơi sao liên kết ra ngoài chỉ nên đặt rel= nofollow mà ko phải dofollow. Và liên kết đến site của mình thỳ đặt do – hay nofollow. Em cám ơn !
Liên kết ra ngoài có mục đích là đa dạng nội dung cho người dùng, nhưng nên để nofollow để tránh mất lực. Nếu như internal link thì nên để dofollow
Thường thì khi sử dụng WordPress, mình đi internal link vào anchor text, không tùy chỉnh gì, thì nó tự động hiểu là dofollow hay là phải tự set tay vậy bạn?
bài viết của bạn rất hữu ích, cảm ơn bạn đã chia sẻ
ồ bài viết của bạn nói rất chi tiết
Cảm ơn bạn
Rất đầy đủ luôn bác ơi!!!
Rất hay cảm ơn bạn