Góc Kiến Thức

Case Study là gì? 5 Cách thực hiện Case Study chuẩn chỉnh

Case study là gì? Case study là một nghiên cứu rất quan trọng đặc biệt là trong ngành Marketing. Nghiên cứu này giúp tăng độ tin cậy khi bạn triển khai các chiến dịch Marketing. Thời gian gần đây Case study ngày càng trở nên phổ biến. Để tìm hiểu rõ hơn về vai trò và cách thực hiện một Case study thì bạn hãy đọc ngay bài viết sau nhé. SEODO đã tìm hiểu được rất nhiều thông tin quan trọng dành cho bạn dưới bài viết sau. 

1. Case study là gì?

Đầu tiên, Case study là gì? Case study là một nghiên cứu chuyên sâu về một người, một nhóm hoặc một sự kiện. Trong một Case study, gần như mọi khía cạnh trong cuộc sống và lịch sử của đối tượng được phân tích để tìm kiếm các mẫu và nguyên nhân của hành vi. Case study có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Một vài lĩnh vực như như tâm lý học, y học, giáo dục, nhân chủng học, khoa học chính trị và công tác xã hội.

>>>Đọc thêm: 10+ các công cụ Digital Marketing cho 8 nhu cầu của Marketer

Mục đích của một Case study là tìm hiểu càng nhiều càng tốt về một cá nhân hoặc một nhóm. Từ đó, thông tin có thể được khái quát hóa cho nhiều người khác. Các Case study thường mang tính chủ quan cao. Đôi khi kết quả của nó rất khó để tổng quát hóa cho một quần thể lớn hơn. Các Case study tập trung vào một cá nhân hoặc một nhóm sẽ tuân theo một định dạng. Định dạng này tương tự như các dạng viết tâm lý học khác. Nếu bạn đang viết một Case study, bạn phải tuân theo các quy tắc của định dạng APA.

case study là gì
Case study là một nghiên cứu chuyên sâu về người hoặc sự kiện nào đó

2. Lợi ích và Hạn chế

Một Case study có thể có cả điểm mạnh và điểm yếu. Bạn phải xem xét những ưu và khuyết điểm trước khi quyết định sử dụng loại hình nghiên cứu này. Sau đây là một vài ưu và nhược điểm điển hình của Case study. Bạn đọc cùng tìm hiểu nhé.

>>>Đọc thêm: Chiến lược giá là gì? 14 chiến lược 11 mô hình Định Giá 2023

2.1. Ưu điểm

Một trong những lợi thế lớn nhất của Case study là nó cho phép bạn điều tra những thứ khó thực hiện trong phòng thí nghiệm. Một số lợi ích khác của Case study như sau:

  • Cho phép các nhà nghiên cứu thu thập rất nhiều thông tin
  • Tạo cơ hội thu thập thông tin về các trường hợp hiếm hoặc bất thường
  • Cho phép nhà nghiên cứu phát triển các giả thuyết được tìm thấy trong nghiên cứu thực nghiệm.
case study là gì
Các nhà nghiên cứu thu thập được rất nhiều thông tin khách hàng thông qua Case study

2.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì Case study vẫn còn tồn tại một vài khuyết điểm cần khắc phục. Chỉ khi bạn nắm rõ các điểm đó thì mới có thể chỉnh sửa và hoàn thiện Case study của mình. Dưới đây là một vài nhược điểm cơ bản mà SEODO đã tổng hợp và gửi đến bạn:

  • Không thể khái quát hóa cho một lượng dân số lớn hơn
  • Không thể chứng minh nguyên nhân và kết quả
  • Không chặt chẽ
  • Có thể dẫn đến sự thiên vị

Bạn có thể thực hiện Case study để khám phá một hiện tượng độc đáo được phát hiện gần đây. Những hiểu biết thu được giúp các nhà nghiên cứu phát triển các ý tưởng bổ sung. Bạn cũng có thể nghiên cứu những câu hỏi được khám phá trong các nghiên cứu ở tương lai. Những kiến thức từ Case study không thể xác định mối quan hệ nguyên nhân kết quả giữa các biến. Tuy nhiên, nó có thể được sử dụng để phát triển các giả thuyết. Từ đó, bạn có thể giải quyết những vấn đề này trong nghiên cứu thực nghiệm.

>>>Đọc thêm: Chiến lược digital marketing là gì? 7 chiến lược phổ biến

3. Ví dụ

Bạn có thể tìm hiểu một số Case study đáng chú ý trong lịch sử tâm lý học. Phần lớn công việc và lý thuyết của Freud được phát triển dựa trên sử dụng các Case study riêng lẻ. Một số ví dụ tuyệt vời về các Case study điển hình trong tâm lý học bao gồm:

  • Anna O: Anna O. là bút danh của một phụ nữ tên Bertha Pappenheim. Cô là bệnh nhân của bác sĩ Josef Breuer. Mặc dù cô ấy không phải là bệnh nhân của Freud. Những Freud và Breuer đã thảo luận rộng rãi về trường hợp của người phụ nữ này. Cô ấy đang trải qua các triệu chứng của một chứng cuồng loạn. Việc nói về các vấn đề của cô ấy sẽ giúp giảm các triệu chứng bệnh. Trường hợp này đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của liệu pháp trò chuyện. Đây được xem là một cách tiếp cận để điều trị sức khỏe tâm thần.
  • Phineas Gage: Phineas Gage là một nhân viên đường sắt đã trải qua một tai nạn khủng khiếp. Một thanh kim loại trong vụ nổ đã đâm xuyên qua hộp sọ của anh ấy. Nó đã làm hỏng các bộ phận quan trọng trong não anh ấy. Gage đã hồi phục lại sau tai nạn của mình. Tuy nhiên anh ấy đã có những thay đổi nghiêm trọng cả về tính cách và hành vi của mình.
  • Genie: Genie là một cô gái trẻ phải chịu sự ngược đãi và cô lập khủng khiếp. Nghiên cứu điển hình của Genie cho phép các nhà nghiên cứu xem xét liệu ngôn ngữ có thể được dạy tốt. Ngay cả khi đã bỏ qua những giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ hay không. Trường hợp của cô ấy cũng là một ví dụ về việc nghiên cứu khoa học có thể can thiệp vào việc điều trị. Đồng thời điều này cũng dẫn đến việc lạm dụng những cá nhân dễ bị tổn thương.
phân tích case study
Một số ví dụ về Case study trong tâm lý học bạn có thể tham khảo

Những trường hợp như vậy chứng minh Case study có thể được sử dụng để nghiên cứu những thứ mà các nhà nghiên cứu không thể tái tạo trong môi trường thực nghiệm. Sự ngược đãi khủng khiếp của Genie đã khiến cô không có cơ hội học ngôn ngữ ở những thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển. Đây rõ ràng không phải là thứ mà các nhà nghiên cứu có thể tái tạo về mặt đạo đức. Tuy nhiên việc tiến hành một Case study về Genie đã tạo cơ hội nghiên cứu các hiện tượng không thể tái tạo.

>>>Đọc thêm: Hành vi người tiêu dùng là gì? 4 loại và 5 yếu tố ảnh hưởng

4. Các loại Case study

Tiếp theo, bạn đọc sẽ cùng tìm hiểu những loại Case study thường được sử dụng. Việc chọn sử dụng loại Case study nào sẽ phụ thuộc vào tính chất của từng nghiên cứu. 

  • Case study tập thể: Những nghiên cứu này liên quan đến việc nghiên cứu một nhóm cá nhân. Các nhà nghiên cứu có thể nghiên cứu một nhóm người trong một bối cảnh nhất định hoặc xem xét toàn bộ cộng đồng. Ví dụ: Các nhà tâm lý học có thể khám phá cách tiếp cận các nguồn lực trong một cộng đồng đã ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần chung của những người sống ở đó như thế nào.
  • Case study mô tả: Những nghiên cứu này liên quan đến việc bắt đầu với một lý thuyết mô tả. Các đối tượng sau đó được quan sát và thông tin thu thập được sẽ so sánh với lý thuyết đặt ra từ trước.
  • Case study giải thích: Chúng thường được sử dụng để điều tra nhân quả. Các nhà nghiên cứu xem xét các yếu tố gây ra một vài sự việc đã xảy ra.
  • Case study khám phá: Chúng được sử dụng như một bước khởi đầu cho các nghiên cứu sâu hơn. Các nhà nghiên cứu có thể thu thập thêm thông tin trước khi phát triển các câu hỏi và giả thuyết của họ.
  • Case study cụ thể: Những nghiên cứu này xảy ra khi cá nhân hoặc nhóm cho phép các nhà nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn ban đầu.
  • Case study nội tại: Các nhà nghiên cứu có được lợi ích cá nhân khi thực hiện nghiên nghiên cứu này. Những quan sát của Jean Piaget về những đứa con của chính mình là một ví dụ điển hình. Điều này có thể đóng góp vào sự phát triển của một lý thuyết tâm lý.

Ba loại nghiên cứu điển hình chính thường được sử dụng là nghiên cứu nội tại, cụ thể và tập thể. Những nghiên cứu nội tại rất hữu ích để tìm hiểu về các trường hợp độc nhất. Case study cụ thể giúp xem xét từng cá nhân để tìm hiểu thêm về một vấn đề tổng thể. Một Case study tập thể hữu ích trong việc xem xét một số trường hợp đồng thời.

>>>Đọc thêm: Customer journey là gì? 6 bước lập hành trình khách hàng

case study là gì
Tùy vào đặc điểm riêng của từng nghiên cứu mà bạn chọn loại Case study phù hợp

5. Cách viết một Case study

Để viết được một Case study hoàn hảo thì bạn cần biết quy trình thực hiện như thế nào. Ngoài ra, một số mẹo hay trong quá trình thực hiện cũng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Dưới đây là một số thông tin quan trọng khi xây dựng Case study rất hữu ích. Bạn đọc cùng tìm hiểu nhé. 

5.1. Tìm dữ liệu ở đâu

Có một số nguồn và phương pháp khác nhau để thu thập thông tin. Sau đây là 6 nguồn chính thường được các nhà nghiên cứu sử dụng để phân tích Case study

  • Hồ sơ lưu trữ: Hồ sơ điều tra dân số, hồ sơ khảo sát và danh sách tên là những ví dụ về hồ sơ lưu trữ.
  • Quan sát trực tiếp: Chiến lược này liên quan đến việc quan sát đối tượng, thường là trong khung cảnh tự nhiên. Việc quan sát theo từng cá nhân đôi khi được sử dụng. Tuy nhiên việc tạo một nhóm để quan sát thường phổ biến hơn.
  • Tài liệu: Thư từ, báo chí, hồ sơ hành chính,… là những loại tài liệu thường được dùng làm nguồn.
  • Phỏng vấn: Phỏng vấn là một trong những phương pháp quan trọng nhất để thu thập thông tin. Một cuộc phỏng vấn có thể có các câu hỏi khảo sát theo cấu trúc. Tuy nhiên việc sử dụng các câu hỏi mở vẫn thường xảy ra.
  • Quan sát của người tham gia: Nghĩa là nhà nghiên cứu đóng vai trò là người tham gia vào các sự kiện. Đồng thời họ cũng sẽ là người quan sát các hành động và kết quả.
  • Hiện vật vật chất: Là các công cụ, đồ vật, dụng cụ và các hiện vật khác được quan sát trong quá trình quan sát trực tiếp đối tượng.

>>>Đọc thêm: Nhượng quyền thương hiệu là gì? 4 Bước Quy trình-5 Hình thức

case study là gì
Hồ sơ có thể được tìm thấy từ các dữ liệu lưu trữ

5.2. Phần 1: Lịch sử về tình huống case study

Để hiểu rõ hơn về cách xây dựng Case study thật hoàn hảo. Bạn đọc cần tham khảo về cấu trúc và nội dung của phần lịch sử tình huống ngay dưới đây:

  • Thông tin cơ bản: Phần đầu tiên của bài báo của bạn sẽ trình bày lý lịch của bệnh nhân. Bao gồm các yếu tố như tuổi tác, giới tính, công việc, tình trạng sức khỏe, tiền sử sức khỏe tâm thần gia đình, các mối quan hệ gia đình và xã hội,…
  • Mô tả vấn đề đang trình bày: Trong phần tiếp theo của nghiên cứu điển hình, bạn sẽ mô tả vấn đề hoặc các triệu chứng mà bệnh nhân đã trình bày. Mô tả bất kỳ triệu chứng thể chất, cảm xúc mà bệnh nhân kể đến. Những suy nghĩ, cảm xúc và nhận thức liên quan đến các triệu chứng cũng cần được lưu ý. Bất kỳ đánh giá sàng lọc hoặc chẩn đoán nào cũng phải mô tả chi tiết và tất cả các điểm số được báo cáo.
  • Chẩn đoán của bạn: Cung cấp chẩn đoán của bạn và mã hướng dẫn sử dụng thống kê, chẩn đoán thích hợp. Bạn phải giải thích cách đưa ra chẩn đoán của mình. Bạn cũng cũng đề cập các triệu chứng của bệnh nhân phù hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán. Đồng thời bạn cần nêu ra bất kỳ khó khăn nào có thể xảy ra trong việc chẩn đoán.

>>>Đọc thêm: Digital Marketing Là Gì? Tất tần tật về tiếp thị kỹ thuật số 2023

5.3. Phần 2: Triển khai kế hoạch

Phần này của bài báo sẽ đề cập đến phương pháp điều trị. Mục này bao gồm cơ sở lý thuyết cho phương pháp điều trị đã chọn. Ngoài ra, bạn cũng cũng có thể đưa ra bất kỳ bằng chứng nào khác để giải thích lý do chọn cách tiếp cận này. Phần này cũng nên bao gồm thông tin về các mục tiêu, quy trình và kết quả điều trị.

  • Phương pháp tiếp cận hành vi nhận thức: Giải thích cách một nhà trị liệu hành vi nhận thức sẽ tiếp cận điều trị. Phương pháp này cung cấp thông tin cơ bản về liệu pháp hành vi nhận thức và mô tả các buổi điều trị. Đồng thời, phản ứng của khách hàng và kết quả của điều trị cũng được nhắc đến. Bạn ghi lại khó khăn hoặc thành công của bệnh nhân trong quá trình điều trị.
  • Cách tiếp cận nhân văn: Mô tả một cách tiếp cận nhân văn có thể dùng để điều trị cho bệnh nhân. Chẳng hạn như liệu pháp lấy khách hàng làm trung tâm. Bạn cần cung cấp thông tin về loại điều trị, phản ứng của bệnh nhân và kết quả cuối cùng của phương pháp này. Ngoài ra, bạn cũng cần giải thích lý do tại sao điều trị thành công hoặc thất bại.
  • Phương pháp tiếp cận phân tâm: Mô tả cách một nhà trị liệu phân tâm sẽ nhìn nhận vấn đề của bệnh nhân. Phương pháp này cung cấp một số thông tin cơ bản về cách tiếp cận phân tâm học và trích dẫn các tài liệu tham khảo có liên quan. Bạn cần giải thích phương pháp điều trị, phản ứng của bệnh nhân và hiệu quả của phương pháp điều trị này.
  • Phương pháp tiếp cận dược lý: Trong trường hợp điều trị ưu việt liên quan đến việc sử dụng thuốc. Bạn hãy giải thích loại thuốc nào đã được sử dụng và tại sao. Ngoài ra bạn cần cung cấp thông tin cơ bản về hiệu quả của các loại thuốc này. Bạn cũng phải so sánh với việc điều trị phối hợp các phương pháp khác. 

5.4. Thảo luận

Khi bạn viết một Case study, bạn cũng nên có một phần thảo luận về chính Case study đó. Nội dung bao gồm cả những điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu. Bạn nên lưu ý rằng những phát hiện trong Case study của bạn có thể hỗ trợ cho nghiên cứu trước đó như thế nào. Bạn cũng nên mô tả một số hàm ý của Case study mà bạn thực hiện. Ví dụ: Những ý tưởng hoặc phát hiện nào có thể cần khám phá thêm? Các nhà nghiên cứu có thể khám phá một số câu hỏi này như thế nào trong các nghiên cứu bổ sung?

>>>Đọc thêm: 4E Marketing là gì? Hiểu đầy đủ 4P-4C-4E Trong Marketing

xây dựng case study
Bạn cần có mục thảo luận ở mỗi Case study

5.5. Mẹo khác

Để thực hiện tốt một Case study bạn cần biết những mẹo riêng. Dưới đây là một số mẹo hay mà SEODO muốn mách bạn để xây dựng Case study thật hoàn hảo.

  • Bạn không được gọi đối tượng Case study của mình “khách hàng”. Thay vào đó, bạn nên sử dụng tên của họ hoặc một bút danh riêng.
  • Bạn cần tham khảo các ví dụ về Case study để có ý tưởng về kiểu và định dạng.
  • Bạn hãy nhớ sử dụng định dạng APA khi trích dẫn tài liệu tham khảo.

6. Tổng kết

Case study là một công cụ nghiên cứu rất hữu ích trong marketing. Tuy nhiên chúng cần được sử dụng một cách khôn ngoan. Phương pháp sử dụng tốt nhất trong các tình huống mà việc tiến hành một thử nghiệm là có thể hoặc không thể. Case study rất hữu ích để xem xét các tình huống độc đáo. Ngoài ra nó cho phép các nhà nghiên cứu thu thập nhiều thông tin về một cá nhân hoặc một nhóm người cụ thể.

Nếu bạn được hướng dẫn phân tích Case study cho một khóa học tâm lý học. Bạn hãy kiểm tra với người hướng dẫn để biết các hướng dẫn cụ thể mà bạn bắt buộc phải tuân theo. Nếu bạn đang viết Case study để xuất bản chuyên nghiệp, bạn hãy kiểm tra với nhà xuất bản để biết hướng dẫn cụ thể của họ về cách gửi Case study.

>>>Đọc thêm: 15+ các chiến lược Marketing Hiệu quả Hàng đầu Hiện nay

case study là gì
Case study rất hữu ích và cần được sử dụng khôn khéo

Trên đây là tất cả những thông tin hữu ích về Case study là gì và cách thực hiện ra sao. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đọc đã có thể tạo cho mình một Case study hoàn hảo. Chúc bạn có thể áp dụng phương pháp này vào các chiến dịch Marketing của riêng mình. SEODO sẽ trở lại với những chủ đề hấp dẫn hơn trong các bài viết lần sau. Bạn đọc đừng bỏ lỡ nhé.

Câu hỏi thường gặp:

Cách viết casestudy hoàn chỉnh cho người mới?

1. Tìm dữ liệu ở đâu
2. Lịch sử về tình huống case study
3. Triển khai kế hoạch
4. Thảo luận
5. Mẹo khác
5/5 - (1 bình chọn)

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN

KHÁM PHÁ CÁC CHỦ ĐỀ KHÁC