Thẻ Meta là gì? Với những SEOer thì thuật ngữ này đã không còn quá xa lạ. Thẻ Meta chính là phần văn bản xuất hiện trong mã nguồn dẫn đến trang. Vậy Meta Tag có đặc điểm như thế nào và có tác động gì đến quá trình SEO hay không? Để tìm hiểu rõ hơn thì hãy cùng SEODO tham khảo trong bài viết ngay sau đây.
1. Định nghĩa thẻ meta: Thẻ meta là gì?
Thẻ Meta là đoạn văn bản ngắn mô tả phần nội dung của trang. Các Meta Tag sẽ không xuất hiện trên trang mà chỉ được gắn trong mã nguồn của trang. Thẻ Meta có thể được hiểu đơn giản là phần mô tả nội dung tổng quan để giúp cho người đọc dễ nắm bắt thông tin trước khi truy cập trang. Thẻ này cũng giống như lời mở đầu của một cuốn sách vậy.
Sự khác biệt duy nhất giữa các thẻ mà bạn có thể thấy và các thẻ bạn không thể nhìn thấy ở nội dung Web chính là vị trí. Thẻ Meta sẽ chỉ tồn tại trong HTML, thường ở phần đầu của trang. Chính vì vậy thẻ sẽ chỉ hiển thị cho các công cụ tìm kiếm để giúp người đọc dễ dàng tìm được thông tin phù hợp. Meta là từ viết tắt của “siêu dữ liệu”, bởi thẻ sẽ nắm dữ liệu chính về trang Web của bạn.
2. Thẻ Meta có hỗ trợ cho SEO không?
Meta Tag có ảnh hưởng khá lớn đến SEO. Nếu bạn chọn một nội dung Trendy, có khả năng thu hút cao cho phần Meta Description thì tỷ lệ leo Top Ranking của Google sẽ gia tăng. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng nội dung đã cũ và không còn phù hợp thì ít nhiều lượng Traffic của Website cũng sẽ bị sụt giảm theo.
>>>Đọc thêm: Content Audit Là Gì? 5 Bước Audit Content Toàn Diện Tăng Trưởng Traffic
Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu xem một trang Web nào đó có đang sử dụng thẻ Meta hay không, thì bạn chỉ cần nhấp chuột phải vào bất kỳ đâu trên trang và chọn “Xem nguồn trang”. Một Tab mới sẽ mở trong trình duyệt. Phần ở trên cùng, hoặc phần đầu của trang sẽ là nơi chứa các thẻ Meta. Thẻ Meta trong HTML sẽ trông giống như hình sau.
3. Tìm hiểu về thẻ Meta
Meta Tag đảm nhiệm một vị trí khá quan trọng trong SEO. Việc người tìm kiếm có quyết định truy cập vào Website hay không sẽ phụ thuộc vào sự thu hút của thẻ Meta. Để có thể tìm hiểu rõ hơn về các chức năng, nhiệm vụ của Meta Tag thì bạn có thể tham khảo một số thông tin mà SEODO chia sẻ đưới đây.
Thẻ Meta thì khá đa dạng nhưng sẽ được phân ra thành 4 loại chính. Cụ thể như sau:
- Thuộc tính từ khóa Meta: Thẻ này có nhiệm vụ chính là đề cập đến các từ khóa xuất hiện trong Website của bạn.
- Thẻ tiêu đề: Thẻ tiêu đề là đoạn văn bản bạn sẽ thấy trong SERP và ở phần đầu trong trình duyệt của bạn. Các công cụ tìm kiếm xem văn bản này như là tiêu đề của Website.
- Thuộc tính Meta Description: Đây là đoạn văn bản ngắn giúp mô tả ngắn gọn về trang.
- Thuộc tính Meta Robots: Đây là một thẻ giúp thu thập thông tin của các công cụ tìm kiếm, để từ đó đánh giá, tổng hợp các xu hướng và giúp phát triển trang Web.
4. Thuộc tính từ khoá Meta
Vậy thuộc tính từ khóa của thẻ meta là gì? Meta Keyword là 1 thẻ trong HTML hay hiểu một cách đơn giản là thuộc tính Keywords của thẻ Meta với mục đích cung cấp dữ liệu về trang HTML. Thẻ Meta Keyword sẽ không hiển thị với người truy cập vào Website mà sẽ chỉ hiển thị với các công cụ tìm kiếm.
>>>Tham khảo thêm: Cấu Trúc Website Là Gì? 19 Checklist Tiêu Chuẩn Xây Dựng Cấu Trúc Website Chuẩn SEO
Việc gắn thẻ từ khóa Meta là một công việc rất quan trọng trong SEO. Thẻ này giúp cho Google biết được Website của bạn đang chứa những từ khóa gì. Nếu bạn bỏ qua bước gắn thẻ Meta Keywords, trang Web của bạn sẽ rất khó để có thể lên được Top cao của Google.
5. Thẻ tiêu đề – Tittle Tag
Tittle Tag là tiêu đề của Website, được hiển thị trên trình duyệt Web của người dùng. Hoặc trang kết quả tìm kiếm theo chuẩn SERPS và ngoài ra thẻ còn là phần hiển thị quan trọng nhất khi chia sẻ mạng xã hội.
Thẻ tiêu đề là phần đặc biệt quan trọng của Website, theo chuẩn SERP, thẻ tiêu đề chỉ được phép có tối đa là 70 ký tự và các chuyên gia SEO tư vấn thì nó chỉ nên có từ dưới 54 ký tự. Với các máy chủ tìm kiếm, Twitter, Facebook,… khi bạn trình bày tiêu đề dài hơn 70 ký tự thì tiêu đề của bạn sẽ tự động bị cắt ngắn và được thêm vào phía sau là dấu “…”
Tittle Tag là thẻ tiêu đề của Website, thẻ sẽ được hiển thị trên trình duyệt Web của người dùng. Title tag có vai trò đặc biệt quan trọng. Việc sở hữu một thẻ tiêu đề Catchy, hấp dẫn người đọc cũng là một cách để tăng lượng Traffic và đồng thời giúp Website của bạn leo Top Ranking của Google nhanh hơn.
>>> Tìm đọc ngay: Link Wheel – Mô Hình Bánh Xe Liên Kết Hút Traffic Tăng CR Cho SEO
6. Thuộc tính mô tả Meta
Thẻ Meta Description là thuộc tính mô tả cung cấp lời giải thích ngắn gọn về nội dung của Website. Thẻ cho phép nhà quản trị Web đưa ra mô tả tổng quan về Website nếu các công cụ tìm kiếm không tự động tạo nên mô tả dựa trên nội dung trang.
Thẻ mô tả Meta của trang sẽ được hiển thị tương tự như một phần của đoạn mã tìm kiếm trong trang kết quả của công cụ SERP. Điều này nhằm cung cấp cho người dùng ý tưởng về nội dung hiển thị trong trang và sự liên quan đến truy vấn tìm kiếm của người dùng.
Meta Desription với đoạn văn mô tả ngắn cũng là cơ hội để quản trị Web truyền tải nội dung cho người tìm kiếm. Đồng thời người tìm kiếm sẽ dựa trên đoạn mô tả để cân nhắc, quyết định xem nội dung của bạn có liên quan đến những nhu cầu tìm hiểu thông tin, sản phẩm của họ hay không.
Thẻ mô tả có tác động gián tiếp đến thứ hạng tìm kiếm trên Google và đặc biệt tác động đến hành vi người dùng. Chính vì vậy, điều quan trọng chính là nhà tiếp thị cần phải nỗ lực để viết phần mô tả thu hút, hấp dẫn.
7. Thuộc tính Meta Robots
Thuộc tính Meta Robots sẽ thực hiện nhiệm vụ quét và kiểm tra, cập nhật các xu hướng dựa trên công cụ tìm kiếm của Google. Để từ đó bạn sẽ có những đánh giá chung và đề ra những việc cần thực hiện với trang Web của bản thân. Một số điều mà Meta Robots có thể giúp bạn thực hiện như:
- Index / Noindex: Điều này cho các công cụ tìm kiếm biết liệu có hiển thị trang của bạn trong kết quả tìm kiếm hay không.
- Follow / No follow: Điều này cho các công cụ tìm kiếm biết phải làm gì với các liên kết trên các trang của bạn. Trang của bạn có đạt mức độ an toàn và công cụ có nên tiếp tục dẫn liên kết khác tới trang của bạn hay không.
8. Những sai lầm khi sử dụng Thẻ Meta trong SEO
Việc sử dụng thẻ Meta sẽ giúp cải thiện SEO cho trang web của bạn. Nhưng nếu không sử dụng đúng cách sẽ khiến cho website trở nên tệ hơn. Dưới đây là một số những sai lầm mà các SEO-er hoặc người mới bắt đầu làm SEO hay mắc phải:
- Spam từ khóa trong thẻ Meta: Người mới bắt đầu thường nghĩ nhồi nhét từ khóa càng nhiều càng tốt vào thẻ Meta. Đó là một sai lầm phổ biến trong SEO. Việc này sẽ khiến cho trang web của bạn bị xếp hạng thấp hoặc bị cấm hoàn toàn bởi các công cụ tìm kiếm. Vì vậy, bạn cần phải sử dụng từ khóa đúng cách và không quá tập trung vào việc chèn từ khóa vào thẻ Meta.
- Sử dụng thẻ Meta không đúng cách hoặc sai thông tin: Một số người sử dụng thẻ Meta như một nơi để chèn các thông tin không liên quan hoặc sai về trang web của họ. Điều này khiến cho trang web của bạn bị xếp hạng thấp và làm cho người dùng mất niềm tin vào trang web của bạn.
- Không sử dụng thẻ Meta: Đây là một sai lầm nghiêm trọng trong SEO. Nếu bạn không sử dụng thẻ Meta, các công cụ tìm kiếm không thể biết được thông tin cơ bản về trang web của bạn, điều này có thể khiến cho trang web của bạn không xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến thẻ meta là gì? Qua bài viết trên, SEODO hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Đồng thời cũng giúp bạn có thêm kiến thức trong quá trình xây dựng SEO để đạt Top Ranking của Google. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến SEO thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!
Chinh phục top Google nhờ những phương pháp SEO kỹ thuật trong các bài viết sau đây:
Những câu hỏi thường gặp:
Thẻ meta là gì?
Thẻ Meta là đoạn văn bản ngắn mô tả phần nội dung của trang. Các Meta Tag sẽ không xuất hiện trên trang mà chỉ được gắn trong mã nguồn của trang. Thẻ Meta có thể được hiểu đơn giản là phần mô tả nội dung tổng quan để giúp cho người đọc dễ nắm bắt thông tin trước khi truy cập trang.
Thẻ Meta có hỗ trợ cho SEO không?
Meta Tag có ảnh hưởng khá lớn đến SEO. Nếu bạn chọn một nội dung Trendy, có khả năng thu hút cao cho phần Meta Description thì tỷ lệ leo Top Ranking của Google sẽ gia tăng. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng nội dung đã cũ và không còn phù hợp thì ít nhiều lượng Traffic của Website cũng sẽ bị sụt giảm theo.
Mình là Thu Hoài – PGĐ SEODO phụ trách Sản Xuất với 5+ năm kinh nghiệm trong nghề, chinh chiến hơn 200+ dự án thành công trong đó các lĩnh vực khó và cạnh tranh như bất động sản, nội thất, Airway. Mình luôn quan niệm rằng: SEO là phải hiểu thương hiệu, hiểu sản phẩm/dịch vụ & hiểu khách hàng của họ. Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ được sự đón nhận và ủng hộ từ phía các bạn