Góc Kiến Thức SEO

SERPs Là Gì? 10 Tính Năng Hiển Thị Của Trang Kết Quả Tìm Kiếm Google

SERPs là gì? Theo định nghĩa SERPs là những trang mà Google và những công cụ tìm kiếm khác hiển thị kết quả cho các truy vấn tìm kiếm của người dùng.  Nhưng để dễ hiểu dịch vụ SEO SEODO sẽ chia ra thành 2 kết quả mà Google thường trả về trên trang 1:

Chúng được tạo ra từ những kết quả tự nhiên (organic results) và những kết quả trả tiền để quảng cáo (paid results).

SERPs là gì
Bố cục của một trang SERP bao gồm Paid Search Results và Organic Search Results.

Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu:

    • SERPs là gì
    • Tại sao SERPs quan trọng đối với SEO
    • Làm thế nào để được hiển thị trong SERPs
    • Có những tính năng SERPs nào và bạn có thể làm gì để xuất hiện trên đó.

>>> TÌM HIỂU THÊM: SEO Onpage là gì? Checklist 32 tiêu chuẩn tối ưu Onpage

1. SERPs là gì? 

SERPs là từ viết tắt của Search Engine Results Pages ( trang kết quả của công cụ tìm kiếm). SERPs là trang hiển thị các kết quả tìm kiếm mà các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo,..trả về cho người dùng dựa trên từ khóa tìm kiếm và thuật toán của nó.

>>> CẨM NANG SEO: SEO là gì? Bí quyết làm SEO cho dân cơ bản đến nâng cao mới nhất

2. Tại sao SERPs quan trọng đối với SEO

Báo cáo của Advanced Web Ranking cho thấy nếu bạn giữ vị trí TOP 1 trên SERPs bạn sẽ có khoảng hơn 32% tị lệ nhấp trên giao diện máy tính và hơn 25% tỉ lệ nhấp đối với giao diện điện thoại. Hầu hết mọi người click vào những kết quả tự nhiên trên trang đầu tiên của SERPs và họ rất hiếm khi ghé sang trang thứ hai. 

SERPs là gì
Hầu hết mọi người đều click vào những kết quả tự nhiên trên trang đầu tiên của SERPs và rất ít khi ghé sang trang thứ hai.

Đó là lý do tại sao mọi người muốn được xếp hạng trên trang đầu tiên của Google. Nếu bạn đang ở trang thứ hai hoặc xa hơn thì thực tế bạn gần như “vô hình”.

Nhưng xếp hạng trên trang nhất không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc nhận được nhiều traffic vì một số lý do.

Đầu tiên, hầu hết các lượt click tự nhiên đều đi đến một số trang xếp hạng hàng đầu.

SERPs là gì
75.1 % lượt click đều đi đến 3 kết quả xếp hạng đầu tiên.

Thứ hai, những kết quả trả tiền để quảng cáo thường đẩy những kết quả tự nhiên xuống xếp hạng thấp hơn trên SERPs.

Ví dụ, Google hiển thị 4 kết quả trả tiền để quảng cáo trên các kết quả tự nhiên cho truy vấn. Vì vậy sẽ có 30% lượt click vào các kết quả trả tiền cho Google.

Thứ ba, đôi lúc các tính năng SERPs đã trả lời cho các truy vấn của người dùng ngay trên trang kết quả tìm kiếm SEO

Và chính vì Google đã hiển thị luôn câu trả lời trên SERPs như vậy nên sẽ không ai click vào những kết quả bên dưới nữa.

Hiểu SERPs là gì cũng như cách tối ưu SERPs cho website hiệu quả sẽ giúp cải thiện ranking cho website của bạn. Nhờ đó,  giúp doanh nghiệp khai thác tiềm năng bán hàng tối đa và triển khai các chiến dịch truyền thông hiệu quả.

>>> XEM THÊM: Thuật ngữ SEO cần update để tăng hiệu quả cho dự án SEO

3. Làm thế nào để được hiển thị trên SERPs

Nắm rõ được SERPs là gì thì ta sẽ tiếp tục tìm hiểu làm thế nào để được hiển thị trên SERPs.

SERPs có thể trông khác nhau với mỗi truy vấn tìm kiếm khác nhau, nhưng tất cả chúng đều được tạo nên từ 3 khối chính, đó là:

    • Những kết quả trả tiền để quảng cáo ( Paid ads)
    • Những kết quả tự nhiên (Organic results)
    • Các tính năng hiển thị SERP

Dưới đây chúng ta sẽ lần lượt đi vào chi tiết từng khối và giải thích cách bạn có thể hiển thị trên đó.

3.1. Những kết quả trả tiền để quảng cáo ( Paid ads)

Những kết quả trả tiền để quảng cáo thường sẽ xuất hiện trước tiên và đôi lúc cũng sẽ đứng sau các kết quả tự nhiên.

Cả hai loại kết quả này hầu như không thể phân biệt, điểm khác biệt duy nhất đó là những kết quả được quảng cáo sẽ được đánh dấu như trong hình.

SERPs
Những kết quả trả tiền để quảng cáo sẽ được đánh dấu như trong hình.

Những kết quả trả tiền hoạt động trên cơ sở PPC ( Pay – Per – Click), nghĩa là người quảng cáo sẽ đặt giá thầu cho các từ khóa và trả tiền cho Google sau mỗi lượt click chuột. Những người đặt giá thầu cao nhất thường nhận được vị trí chính, mặc dù Google cũng tính đến các yếu tố khác như mức độ liên quan của quảng cáo và CTR.

Tóm lại: nếu bạn muốn xuất hiện trong các kết quả trả tiền để quảng cáo, bạn sẽ cần quan tâm đến ngân sách của mình.

3.2. Những kết quả tự nhiên (Organic results)

Những kết quả tự nhiên là những trang index trên Google.

Thông thường sẽ có đến hàng nghìn kết quả phù hợp cho mỗi truy vấn, Google sẽ sắp xếp chung bằng cách sử dụng hàng trăm yếu tố xếp hạng. Do đó, các trang chất lượng cao và có liên quan nhất thường xuất hiện trên trang đầu tiên của SERPs.

Không ai biết được tất cả các yếu tố mà Google dùng để xếp hạng nhưng chúng ta có thể biết một số yếu tố.

Ví dụ, chúng ta biết rằng số lượng các backlinks dẫn đến một trang là rất quan trọng.

SERPs
Số lượng các backlinks dẫn đến một trang là rất quan trọng.

Về cách mà Google hiển thị các kết quả tự nhiên thì họ sẽ hiển thị tiêu đề (title), URL và đoạn mô tả ( descriptive snippet).

SERPs
Google hiển thị tiêu đề (title), URL và đoạn mô tả ( descriptive snippet) của các kết quả tự nhiên.

Bạn có thể điều chỉnh những gì mà Google hiển thị trên SERPs bằng cách cài đặt title tag, Url slug và meta description của trang.

Tuy nhiên, trong khi Google hầu như luôn hiển thị title tag được mã hóa cứng trên SERPs, thì Google lại chọn hiển thị một điều gì đó khác meta description cho snippet.

SERPs
Google chọn hiển thị một điều gì đó khác meta description cho snippet.

Đối với các trang có dữ liệu cấu trúc, đôi khi Google cũng hiển thị các snippet chi tiết cùng với các kết quả tự nhiên thông thường.

SERPs
Google cũng hiển thị các snippet chi tiết cùng với các kết quả tự nhiên thông thường.

Tóm lại: nếu bạn muốn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm tự nhiên, bạn cần tập trung vào việc tạo ra trang kết quả tốt nhất và phù hợp nhất cho truy vấn của người dùng. Bạn cũng cần đảm bảo rằng Google có thể index trang của bạn và các trang đó được tối ưu hóa.

>>> Bạn có thể xem thêm: 7+ Cách Tăng Trưởng Organic Traffic Đột Phá Chỉ Sau 1 Tháng

3.3. Các tính năng của SERPs

Các tính năng của SERPs là các kết quả không giống những kết quả truyền thống. Đó có thể là những kết quả được trả tiền, không trả tiền hoặc lấy trực tiếp từ Google Knowledge Graph.

SERPs
Các tính năng hiển thị SERP của Google.

Mặc dù mục đích của các tính năng SERP đôi lúc trực tiếp tạo ra doanh thu cho Google ( chẳng hạn như Shopping ads), thì nó lại thường cung cấp thông tin trong kết quả tìm kiếm mà không cần click vào kết quả.

Chính vì vậy các tính năng của SERP có ảnh hưởng đáng kể đến SEO.

Các ước tính gần đây cho thấy rằng hơn 50% tìm kiếm hiện không có lượt click nào:  

SERPs
Hơn 50% tìm kiếm hiện không có lượt click nào.

Chú thích: Google không phải lúc nào cũng hiển thị các tính năng SERP trong kết quả. Chúng bắt đầu xuất hiện thường xuyên hơn trong vài năm qua khi Google xây dựng Knowledge Graph và sự hiểu biết của họ về mục đích tìm kiếm được cải thiện.

Tuy nhiên các tính năng của SERPs cũng có thể làm tăng lượt clicks đến website của bạn.

Tóm lại, việc được hiển thị trên các tính năng của SERP có thể được thực hiện và cách mà bạn làm sẽ phụ thuộc vào tính năng đó thuộc loại nào.

>>> UPDATE: Quy trình làm SEO Content giúp bạn tăng trường 20% organic traffic website

3.4. Có những tính năng SERP nào?

Google hiển thị rất nhiều kết quả về tính năng SERP và họ luôn thử nghiệm những tính năng mới.

Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến một số tính năng phổ biến nhất, nguồn dữ liệu của chúng và liệu việc xuất hiện trên đó có giúp chúng ta nhận được nhiều traffic hơn hay không.

3.4.1. Snippets nổi bật

Các snippet nổi bật hiển thị một đoạn nội dung từ một trong những trang web xếp hạng hàng đầu. Chúng thường được hiển thị ở đầu SERPs, mặc dù các kết quả khác đôi khi xuất hiện phía trên chúng.

SERPs
Ví dụ về Snippet nổi bật.

Các định dạng snippet  phổ biến bao gồm:

    • Đoạn văn
    • Danh sách
    • Bảng

Không phải tất cả snippets nổi bật đều là văn bản. Đôi khi Google hiển thị cả video ( thường được gọi là clip đề xuất):

SERPs
Ví dụ về snippet nổi bật dưới dạng clip đề xuất.

Bạn có thể xuất hiện trên Snippets nổi bật hay không?

Câu trả lời là có. Hầu như Google sẽ lấy đoạn code từ một trong năm kết quả hàng đầu. Nếu bạn đã xếp hạng trong năm kết quả hàng đầu cho một truy vấn tìm kiếm và Google hiển thị một snippet nổi bật, thì bạn nên cố gắng tối ưu hóa trang web của mình để xuất hiện ở đó.

3.4.2. Thẻ Knowledge Graph

Thẻ Knowledge Graph sẽ xuất hiện ở phần đầu trên SERPs và đưa ra câu trả lời ngắn gọn, chính xác cho một truy vấn tìm kiếm. Chúng có nhiều định dạng khác nhau.

SERPs
Thẻ Knowledge Graph sẽ xuất hiện ở phần đầu trên SERP và đưa ra câu trả lời ngắn gọn, chính xác cho một truy vấn tìm kiếm.
SERPs
Thẻ Knowledge Graph khác nhau tùy truy vấn tìm kiếm.

Có ba nguồn dữ liệu chính cho thẻ Knowledge Graph: Google Knowledge Graph, các đối tác dữ liệu và các nguồn đáng tin cậy khác như Wikipedia và các cơ quan chính phủ chính thức.

Bạn có thể xuất hiện trên thẻ Knowledge Graph không?

Hầu như không có khả năng. Vì dữ liệu được lấy độc quyền từ nguồn các bên thứ ba do Google sở hữu và đáng tin cậy, nên hầu hết các trang web không thể xuất hiện trong thẻ Knowledge Graph.

>>> Xem thêm để hiểu về: 25+ Thủ Thuật SEO Hiệu Quả danh cho SEOer

3.4.3. Knowledge Panel – Bảng tri thức

Bảng tri thức cung cấp thông tin về các đối tượng chính của truy vấn. Chúng thường xuất hiện đầu tiên trên trang SERPs trên thiết bị di động và bên phải trên deskop.

SERPs
Bảng tri thức thường xuất hiện đầu tiên trên trang SERPs trên thiết bị di động và bên phải trên desktop.

Giống như thẻ Knowledge Graph, hầu hết các dữ liệu trong Bảng tri thức đều đến từ Knowledge Graph và những nguồn đáng tin cậy như Wikipedia và Wikidata.

Tuy nhiên, đôi lúc Google cũng liên kết với những social profile và các đối tác.

SERPs
Google cũng liên kết bảng tri thức với những social profile và các đối tác.

Bạn có thể xuất hiện trên Bảng tri thức hay không?

Câu trả lời là có. Google hiển thị Bảng tri thức được gắn với thương hiệu cho các công ty trong Knowledge Graph. Chúng thường bao gồm một liên kết trực tiếp đến trang web của công ty và liên kết đến các social profile.

Logo của công ty bạn cũng có thể hiển thị trong Bảng tri thức của đối thủ cạnh tranh, mặc dù nó không liên kết đến trang web của bạn. Nó thực hiện tìm kiếm trên Google cho tên công ty khi người dùng click vào.

SERPs
Google sẽ tự động thực hiện tìm kiếm cho tên công ty khi người dùng click vào.

>> HƯỚNG DẪN SEO CHO DOANH NGHIỆP:

3.4.4. Image Pack – Gói hình ảnh

Gói hình ảnh hiển thị một số hình ảnh thu nhỏ và khi click vào chúng sẽ đưa bạn đến Google hình ảnh. Chúng thường xuất hiện ở đầu SERPs nhưng cũng có thể xuất hiện ở cuối trang.

SERPs
Gói hình ảnh hiển thị một số hình ảnh thu nhỏ và khi click vào chúng sẽ đưa bạn đến Google hình ảnh.

Bạn có thể xuất hiện trên Gói hình ảnh hay không?

Có thể. Hình ảnh từ trang web của bạn có thể hiển thị ở đây nhưng khi người dùng click vào sẽ dẫn họ đến Google hình ảnh chứ không trực tiếp đến trang web của bạn. Tuy vậy khi chuyển qua Google hình ảnh, người dùng vẫn sẽ thấy được liên kết đến nguồn của hình ảnh, tức là trang của bạn.

SERPs
Khi chuyển qua Google hình ảnh, người dùng vẫn sẽ thấy được liên kết đến nguồn của hình ảnh, tức là trang của bạn.

3.4.5. Top stories – Những câu chuyện hàng đầu

Top stories hiển thị các bài báo, blog trực tuyến và video được xuất bản gần đây theo dạng băng chuyền đầu trang SERPs. Google hiển thị hình thu nhỏ, tiêu đề, tên nhà xuất bản và thời gian cho mỗi kết quả.

SERPs
Google hiển thị hình thu nhỏ, tiêu đề, tên nhà xuất bản và thời gian cho mỗi kết quả câu chuyện hàng đầu.

Bạn có thể xuất hiện trong băng chuyền Top stories này không?

Bạn có thể. Tuy nhiên theo nghiên cứu của News Dashboard, 99.31% kết quả trên desktop đến từ trang web được index trên Google News.

Cũng cần lưu ý rằng hầu hết các thứ hạng ở đây đều tồn tại trong thời gian ngắn, vì mục đích của tính năng SERP thường là hiển thị kết quả mới.

3.4.6. People Also Ask ( PAA) – Các câu hỏi thường gặp

Mục PAA hiển thị những câu hỏi liên quan mà nhiều người dùng tìm kiếm trên Google. Mỗi câu hỏi sẽ có hiển thị thêm một câu trả lời phía dưới được lấy từ một trang web được hiển thị theo cách tương tự như Snippets nổi bật.

SERPs
Mỗi câu hỏi sẽ có hiển thị thêm một câu trả lời phía dưới được lấy từ một trang web được hiển thị theo cách tương tự như Snippets nổi bật.

Google tải thêm các câu hỏi liên quan mỗi khi bạn nhấp vào hiển thị câu trả lời.

Bạn có thể xuất hiện trong mục People Also Ask này không?

Câu trả lời là có. Giống như tính năng Snippets nổi bật, các câu trả lời cho các câu hỏi trong mục PAA đến từ bên thứ ba. Nếu bạn có nội dung trả lời cho một hoặc nhiều câu hỏi này thì bạn sẽ có cơ hội xuất hiện trong mục PAA.

Tuy nhiên, việc không hiển thị ở mục này lại giúp bạn có nhiều lượng traffic hơn. Mục PAA sẽ chỉ hữu ích cho việc nghiên cứu nội dung.

3.4.7. Shopping results – kết quả mua sắm

Tên gọi chính thức của kết quả mua sắm là Product Listing Ads (PLAs), giới thiệu các sản phẩm có liên quan từ những người trả phí để quảng cáo. Mọi kết quả đều có tên sản phẩm, giá, nhà bán lẻ và một số hiển thị các bài đánh giá và ưu đãi đặc biệt.

SERPs
Mọi kết quả đều có tên sản phẩm, giá, nhà bán lẻ và một số hiển thị các bài đánh giá và ưu đãi đặc biệt.

Hầu hết các kết quả mua sắm đều hiển thị cho các truy vấn có mục đích tìm kiếm giao dịch hoặc thương mại. Ví dụ: “mua bột protein” hoặc “ bột protein tốt nhất”.

Bạn có thể xuất hiện trong kết quả mua sắm không?

Câu trả lời là có nhưng việc này sẽ tốn tiền. Không có cách nào để hiển thị trên mục này một cách tự nhiên. 

3.4.8. Tweets box

Tweets box sẽ hiển thị các tweets phổ biến gần đây theo dạng băng chuyền. Những tweets này thường từ một tài khoản Twitter chính thức được liên kết với truy vấn nhưng đôi khi chúng cũng hiển thị các tweets từ nhiều tài khoản khác nhau.

SERPs
Tweets Box được liên kết với nhiều tài khoản khác nhau.
SERPs
Tweets Box được liên kết với nhiều tài khoản khác nhau.

Bạn có thể xuất hiện trong Tweets Box hay không?

Câu trả lời là có. Đối với các truy vấn tìm kiếm thương hiệu ( ví dụ: “Ahrefs ), Google thường hiển thị các tweets gần đây từ tài khoản twitter chính thức của công ty. Đối với các truy vấn tìm kiếm không có thường hiệu thì những tweets có liên quan từ tài khoản của bạn vẫn có thể được hiển thị trong Tweets Box.

3.4.9. Sitelinks – liên kết trang web

Sitelinks là các liên kết đến các trang web khác được hiển thị trên SERPs hoặc các phần khác trong SERPs. Chúng mang tính chất cải tiến, bổ sung cho các kết quả tự nhiên hơn là một tính năng SERP, vì vậy chúng thường xuất hiện dưới dạng các liên kết “bổ sung” bên dưới một kết quả nào đó.

SERPs
Sitelinks thường xuất hiện dưới dạng các liên kết “bổ sung” bên dưới một kết quả nào đó.
SERPs
Sitelinks thường xuất hiện dưới dạng các liên kết “bổ sung” bên dưới một kết quả nào đó.

Lợi ích của Sitelink:

    • Người dùng có thể tìm thấy những điều mà họ đang tìm kiếm nhanh hơn.
    • Người dùng có nhiều khả năng click vào trang web của bạn hơn trong SERPs, từ đó tăng organic traffic.

Bạn có thể xuất hiện trong Sitelink hay không?

Bạn có thể. Google thường hiển thị sitelink cho các truy vấn tìm kiếm có thương hiệu, vì vậy người dùng có thể nhìn thấy sitelink khi tìm kiếm trang web của bạn.

Đối với các truy vấn tìm kiếm không có thương hiệu, bạn sẽ có khả năng giành được nhiều sitelink hơn nếu trang của bạn phổ biến và có các internal link – liên kết nội bộ dẫn đến các nội dung có liên quan khác.

3.4.10. Video Result

Video Result là kết quả không phải trả tiền và được hiển thị bằng video thu nhỏ. Chỉ các trang có video nhúng mới đủ điều kiện và Google sẽ hiển thị ngày tải lên, thời lượng và tên của tác giả trong SERPs.

SERPs
Video Result là kết quả không phải trả tiền và được hiển thị bằng video thu nhỏ.

Hầu hết các kết quả video đến từ Youtube, nhưng chúng cũng có thể hiển thị cho các trang web khác.

SERPs
Hầu hết các kết quả này được lấy từ Youtube.

Bạn có thể xuất hiện trong Video Result hay không?

Câu trả lời là có. Đối với các video nhúng được lưu trữ trên Youtube, đôi khi Google hiển thị video thu nhỏ trên SERPs. Còn đối với các video nhúng được lưu trữ ở nơi khác, trang sẽ cần schema markup đối tượng video để đủ điều kiện hiển thị trên tính năng này.

3.4.11 Related Searches

Related Searches hay còn gọi là kết quả tìm kiếm có liên quan. Những kết quả này thường xuất hiện ở cuối trang kết quả công cụ tìm kiếm. Các công cụ tìm kiếm này cung cấp cho người dùng những kết quả cụ thể hoặc có liên quan đến câu truy vấn hơn.

Related searches có thể dựa trên truy vấn của người dùng, lịch sử tìm kiếm trước đó, đồng thời cũng giúp người dùng khám phá được chủ đề mới mà họ có thể sắp quan tâm. Một số công cụ tìm kiếm như Google, Bing,…

Tham khảo bảng giá SEO web mới nhất năm 2024 để nhận ưu đãi cho các doanh nghiệp

Lời kết   

Hy vọng với bài viết SERPs là gì trên đây, công ty SEO SEODO sẽ giúp bạn hiểu hơn về các tính năng hiển thị của SERPs và từ đó lựa chọn được phương pháp phù hợp cho trang web của mình.

Nguồn: AHREF

Hiểu thêm về những kiến thức SEO khác qua các bài viết dưới đây:

Câu hỏi thường gặp:

SERPs là gì?
SERPs là những trang mà Google và những công cụ tìm kiếm khác hiển thị kết quả cho các truy vấn tìm kiếm của người dùng.  Nhưng để dễ hiểu SEODO sẽ chia ra thành 2 kết quả mà Google thường trả về trên trang 1.Chúng được tạo ra từ những kết quả tự nhiên (organic results) và những kết quả trả tiền để quảng cáo (paid results).

Làm thế nào để được hiển thị trên SERPs
SERPs có thể trông khác nhau với mỗi truy vấn tìm kiếm khác nhau, nhưng tất cả chúng đều được tạo nên từ 3 khối chính, đó là:

    • Những kết quả trả tiền để quảng cáo ( Paid ads)
    • Những kết quả tự nhiên (Organic results)
    • Các tính năng hiển thị SERP

 

 

 

 

 

5/5 - (2 bình chọn)

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN