Outline Content là gì? Trước khi bắt tay vào viết một nội dung cụ thể như: Bài báo, tiểu luận,… người viết cần xây dựng dàn ý cho bài viết. Vậy cách triển khai một Outline đạt chuẩn SEO cần được triển khai như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay nội dung được trình bày chi tiết dưới đây nhé!
Nếu bạn là người mới – đọc ngay: Cẩm nang SEO là gì chi tiết từ A-Z được chuyên gia SEODO cập nhật trong hơn 6 năm làm nghề cùng hơn 400 doanh nghiệp
1. Outline content là gì?
Outline content là dàn ý hoặc là đề cương nơi chứa tất cả hàm ý mà một bài viết cần có. Đây được xem là “hướng dẫn sử dụng” bài dành cho người viết khi có nhiệm vụ giúp triển khai ý tưởng, sắp xếp bố cục sao cho hợp lý. Các ý, đề mục trong bài không bị trùng nhau, lạc đề. Bên cạnh đó, dàn ý giúp người viết content hình dung được nội dung của bài và viết đúng trọng tâm.
>>>Tham khảo: Hướng dẫn SEO Content cực đơn giản cho người mới bắt đầu
2. Quy trình lên Outline content cho bài viết chuẩn SEO
Outline content có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng một bài viết chuẩn SEO. Bước này giúp xây dựng nội dung bài viết sao cho logic và đúng theo yêu cầu mà khách hàng đã đặt ra. Vậy để có một Outline content hoàn chỉnh và đúng quy cách được thực hiện như thế nào? Các bước sau đây mà SEODO chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ và thực hành vào công việc của mình nhé.
>>>Tham khảo: Viết bài chuẩn SEO: Quy Trình Content Chuẩn SEO Đột Phá 2023
2.1. Outline content gồm những gì?
Một bài viết có một Outline content chuẩn gồm những điều sau đây:
- Meta Title.
- Meta Description.
- Heading ( Heading 1, 2,3,…).
- Focus Keyword.
- Từ khóa phụ; LSI Keywords
- Nguồn tham khảo.
- Ghi chú cho từng mục ( nếu có).
>>>Đọc thêm: Top 10+ công cụ check thứ hạng từ khóa Google phải thử
2.2. Quy trình lên Outline content
Sau khi đã nắm rõ được được cấu trúc của một Outline content hoàn chỉnh gồm các yếu tố nào, tiếp theo chúng ta sẽ đến với quy trình để lên một Outline content cho một bài với nội dung SEO. Các bước cụ thể như sau:
- Bước 1: Dựa vào đề tài đã cho tìm hiểu từ khóa chính và các từ khóa liên quan mà người dùng hay sử dụng.
- Bước 2: Xem, tham khảo của các đối thủ với cùng đề tài và liệt kê chi tiết các nội dung mới, khác lạ của họ.
- Bước 3: Thực hiện Brief Heading cho bài viết.
- Bước 4: Thực hiện Brief cho Meta Title và Meta Description.
- Bước 5: Đưa ra các từ khóa phụ (LSI Keywords).
- Bước 6: Đề ra các mục heading chính và phụ liên quan đến nội dung cần truyền đạt trong bài.
- Bước 7: Thêm các nguồn tham khảo cho từng đề mục.
- Bước 8: URL bài viết.
Ngoài ra còn một số bước khác tùy vào nội dung thực tế của bài để thêm vào…Bên cạnh đó bạn có thể xem video sau để biết cách nghiên cứu từ khóa chuẩn SEO từ Mr.Doãn Kiên – CEO & Founder tại SEODO Agency:
2.2.1. Tìm hiểu nhu cầu của người dùng ở từ khóa đó và nhóm từ khóa
Đầu tiên, bạn cần phải đọc và tìm hiểu kĩ về đề tài và nội dung mà mình sẽ viết. Từ đó, đặc bản thân vào vị trí của người đọc, người dùng để nghĩ ra nếu là bạn thì sẽ search từ khóa nào khi tìm hiểu về đề tài đó. Mỗi nhóm từ khóa sẽ phù hợp với những nhu cầu riêng của người dùng và tránh việc lên Outline content một cách dư thừa, lạc đề, dài dòng.
- Trước khi bắt đầu thực hiện việc gì thì bạn cũng nên tìm hiểu thật kĩ những thông tin liên quan đến đề tài mà mình chuẩn bị lên brief.
- Nếu bạn viết về sản phẩm thì nên tìm hiểu về công dụng, thành phần, các chứng chỉ, chính sách bảo hành, vận chuyển, văn hóa của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo các sản phẩm có cùng công năng trên thị trường, xem video hướng dẫn, đọc bình luận, review, đánh giá của khách hàng,…
- Nếu là dịch vụ, tin tức hay thông tin, kiến thức: thì bạn hãy thì hiểu thật kĩ dịch vụ đó mục đích, mong muốn đem lại cho người dùng là gì. Các chính sách của công ty cũng như của đối thủ cạnh tranh để từ đó cho ra các so sánh và làm nổi bật ưu điểm của doanh nghiệp.
- Xác định từ khóa chính, từ khóa phụ cho bài viết: Thông qua việc tìm hiểu nhu cầu của người dùng và search intent để cho ra các từ khóa thích hợp. Ví dụ như: Chủ đề là về bài viết chuẩn SEO thì sẽ có các yếu tố như Outline content, brief, internal link,…
- Xác định nhu cầu của khách hàng hiện nay: bạn cần biết độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp,.. mà đối tượng khách hàng của bài viết hướng tới là gì để có cách phát triển nội dung sao cho thích hợp và đúng hướng nhất.
TIếp theo, qua các thông tin đã tìm hiểu được từ phía người dùng bạn bắt đầu lên ý tường, đặt ra từ khóa chính cho bài của mình, tránh phân nhóm theo một cách rập khuôn dễ khiến Google không đánh giá cao. Từ khóa không quá dài cũng không nên quá ngắn để vừa đủ cho việc search intent diễn ra dễ dàng.
2.2.2. Xem heading của 10 đối thủ đầu tiên và liệt kê vào Outline content
Việc tìm hiểu nội dung qua TOP 10 bài viết hàng đầu của đối thủ có cùng đề tài đem lại cho bạn dữ liệu thông tin phong phú để xây dựng Outline content. Qua 10 bài được Google xếp hạng cao, bạn có thể từ đó thấy được concept bài như thế nào hay được đối thủ dùng và máy chủ yêu thích để xây dựng concept bài của mình có nhiều thông tin hữu ích cho người dùng.
2.2.3. Brief Heading cho outline content
Sau khi đã thu thập được search intent, nhu cầu người dùng cũng như cách trình bày nội dung được yêu thích qua các bài viết thuộc top 10 ta sẽ sắp xếp và đề ra các mục Heading. Theo đó, Heading 1 sẽ chứa từ khóa chính, Heading 2 chứa từ khóa cũng như từ khóa phụ chiếm 30% và cuối cùng từ heading 3 trở về sau từ khóa chiếm 10 – 20%.
Ví dụ với trang chủ SEODO đang SEO cho key dịch vụ SEO, chúng tôi sẽ phân bổ từ khóa dịch vụ SEO được phân bổ cho các thẻ Heading của trang web
2.2.4. Brief Meta Title và Meta Description cho outline content
Outline content sẽ là nơi đưa ra Meta Title cho người viết. Đây là tiêu đề chứa nội dung, đề tài chính mà brief hướng đến. Mẹo để đặt tiêu đề giúp bài viết nổi bật và máy chủ dễ nhận diện là bạn nên đặt Title với đủ số ký tự theo quy định, thêm con số hay kí tự để làm nổi bật, chứa từ khóa chính và những câu từ giúp thu hút người đọc.
Meta Description cần được mô tả ngắn gọn chứa từ khóa chính và từ khóa phụ. Độ dài của đoạn văn rơi vào tầm 150 đến 170 từ là hợp lý. Bạn không nên viết quá dài và diễn tả lan man ở phần này sẽ khiến người đọc khó hiểu và gây nhàm chán.
2.2.5. LSI keywords
LSI Keywords là yếu tố được đánh giá cao và không thể thiếu trong Outline content khi điều này thể hiện trọng số của mật độ từ khóa xuất hiện trong bài viết. LSI xuất hiện càng nhiều sẽ giúp Google dễ dàng nắm rõ nội dung bài cũng như đánh giá cao chất lượng bài đăng giúp content của bạn chứa nhiều thông tin hữu ích đến cho người dùng.
LSI thường là những từ hoặc cụm từ liên quan đến từ khóa chính và đề tài brief đưa ra. Việc khảo sát và tìm ra LSI keywords phù hợp là cả một quá trình phức tạp và tập trung cao. Thông thường những bài viết chuẩn SEO có mật đồ xuất hiện của LSI là từ 3-5 từ.
2.2.6. Brief những nội dung muốn truyền tải đến người dùng
Outline content càng chi tiết sẽ giúp người viết dễ dàng truyền đạt nội dung cũng như giúp quá trình SEO đạt hiệu quả cao hơn. Một bài content chuẩn là khi thể hiện được đúng mong muốn và yêu cầu mà khách hàng, doanh nghiệp đề ra. Thông qua cá heading hoặc nội dung bài mà bạn sẽ truyền đạt, nhấn mạnh đến người đọc.
2.2.7. Nguồn tham khảo
Các nguồn tham khảo từ các đối thủ sẽ giúp người viết dễ dàng phát triển ý tưởng theo đúng hướng. Tuy nhiên, các nguồn ấy cần chọc lọc kĩ càng, không nên để quá nhiều dữ liệu tham khảo cũng như các bài có nguồn giống nhau sẽ khiến người viết khó hiểu và khó khăn khi triển khai ý. Tần suất thích hợp nhất là mỗi heading bạn nên đưa từ 1 đến 2 link với cùng đề tài đang triển khai.
2.2.8. URL
URL là đường dẫn giúp bài viết của bạn được công cụ tìm kiếm nhìn thấy cũng như là các giúp máy chủ dễ dàng đánh giá nội dung bài, đưa người đọc đến trang web của bạn. URL thường được diễn đạt ngắn thông qua từ khóa chính và được viết không dấu, cách nhau bằng dấu gạch ngang.
>>Đọc thêm: URL Là Gì? Các Cách Tối Ưu URL Hàng Đầu Cho SEOER Mới Nhất
>Đọc thêm: Hiểu hơn về Backlink để tối ưu Hệ thống Offpage chuẩn SEO cho website
2.2.9. Những yêu cầu khác
Những yêu cầu khác của bài viết chính là những quy chuẩn, quy định cần thực hiện theo khi làm SEO, điều này giúp bài của bạn dễ đọc, dễ hiểu, tăng lượt xem và được đánh giá cao dễ dàng lên TOP tìm kiếm.
- Bài viết phải đúng nội dung, có logic
- Đạt số lượng chữ tối thiểu và không quá tối đa số chữ cho phép
- Tối ưu hình ảnh
- Bôi in đậm hoặc in nghiêng từ khóa chính phụ hoặc các Heading
- Mật độ xuất hiện của các từ khóa đã ổn, phù hợp hay chưa.
NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ SEO NGAY HÔM NAY
Nhận tư vấn từ các chuyên gia SEO của SEODO
HÃY ĐỂ SEODO TƯ VẤN CHO BẠN
3. Những chú ý khi lên Outline content chuẩn SEO
Ngoài các yếu tố, các bước cần thực hiện khi lên Outline content cho bài viết thì bạn cũng cần nắm vững các chú ý sau để việc xây dựng Outline content cho một bài viết chuẩn SEO được thực hiện một cách chính xác nhất và tránh vi phạm các nguyên tắc của Google khiến bài viết bị phạt một cách đáng tiếc.
- Sau khi hoàn thành Outline content một cách hoàn chỉnh bạn nên gửi cho sếp hoặc đồng nghiệp hoặc tốt nhất là khách hàng để họ nhận xét và cho ý kiến liệu dàn ý của bạn đã đủ các ý cần triển khai chưa, đã đi theo hướng mà doanh nghiệp mong muốn chưa.
- Kiểm tra lỗi chính tả, đây là yếu tố rất quan trọng khiến người dùng có đánh giá cao bài viết hay trang web của bạn không
- Kiểm tra các yếu tố như link juice, internal link, external link, URL, từ khóa chính, từ khóa phụ
- Kiểm tra việc tối ưu hình ảnh chuẩn SEO cũng là điều quan trọng, xem thử đã đặt đúng URL hay chưa, đặt thẻ ALT cho ảnh,…
>>> THAM KHẢO THÊM: Báo giá SEO mới nhất năm 2024 với ưu đãi lên đến 100 triệu của SEODO
4. Một số tiêu chí kiểm tra bài viết chuẩn SEO sau khi lên Outline content
Trước khi bắt đầu triển khai dịch vụ content chuẩn SEO thì việc hiểu rõ các tiêu chí đánh giá là rất cần thiết. Điều này nhằm mang đến hiệu quả tốt nhất cho phần triển khai nội dung ở bước tiếp theo. Hơn nữa, việc nghiên cứu kỹ lưỡng về các tiêu chuẩn đánh giá Outline content của Google cũng giúp bài viết của bạn trở nên dễ dàng tăng ranking top hơn khi thực hiện.
4.1. Kiểm tra nội dung Outline content
Bạn hãy sử dụng các công cụ để quá trình kiểm tra trở nên nhanh chóng và chính xác. Ví dụ như kiểm tra nội dung xem có sao chép từ nguồn khác không, kiểm tra lỗi chính tả thông qua trang web https://smallseotools.com/plagiarism-checker/ phần Check Gramma, kiểm tra từ khóa chính phụ trên ảnh qua công cụ WEB Developer,…
4.2. Tối ưu URL
URL thường được dẫn xuất lấy từ khóa chính làm URL nhưng được thể hiện không dấu và cách nhau bằng dầu gạch ngang. URL chứa các từ khóa SEO giúp tối ưu hoá bài viết tốt hơn và điều hướng sang các bài có nội dung tương tự có trên web của bạn.
4.3. Tối ưu thẻ tiêu đề chuẩn SEO
Như đã nói ở phần trên, tiêu đề chuẩn SEO chứa từ khóa chính cũng như độ dài phù hợp nhất là từ 65 ký tự. Ngoài ra, tiêu đề thường được đặt với nội dung thu hút, những vấn đề mà người đọc thường quan tâm khi nhắc đến đề tài mà bài viết thể hiện. Việc này bạn cần tìm hiểu kỹ nhu cầu người dùng để cho ra tiêu đề hợp lý nhất.
4.4. Tối ưu thẻ mô tả chuẩn SEO
Tối ưu thẻ mô tả hay còn gọi là tối ưu Meta Description nơi được coi là mở bài giới thiệu bài viết khi người dùng thấy trang web của bạn trên kết quả tìm kiếm. Thẻ này cần chứa nội dung liên quan đến từ khóa chính và chứa từ khóa chính hoặc phụ, thể hiện một cách ngắn gọn, xúc tích, đủ ý.
4.5. Tối ưu thẻ Heading H1
Heading 1 cũng giống như tiêu đề bài viết và được ở đầu bài. Thẻ này là duy nhất và chỉ xuất hiện một lần trong bài. Heading 1 hay là H1 thường chứa từ khóa chính cần SEO có thể lấy theo Title bài viết hoặc diễn đạt ngắn gọn trong vòng 65 ký tự.
4.6. Tối ưu thẻ Heading: H2,H3,H4,H5,H6
Heading 2 dùng để diễn giải ý của H1 và tiếp đó H3 diễn đạt ý của H2. Tuy nhiên, từ H4 trở lui thì không thực sự quan trọng lắm. Nếu ba Heading đầu thường bắt buộc phải chứa từ khóa chính và diễn đạt nội dung chính của bài thì H4, H5, H6,.. có thể nói đến những chủ đề phụ không liên quan đến bài viết quá nhiều.
4.7. Tối ưu đoạn mở đầu bài viết
Đoạn mở đầu của bài viết hay còn gọi là Sapo có yếu tố gần như ngang bằng với đoạn mô tả. Đôi khi, Google không lấy nội dung đoạn mô tả để làm mô tả SEO mà lấy đoạn mở đầu.
Vì vậy, đương nhiên những thành phần quan trọng và đầu tiên xuất hiện trước mắt người dùng thì bắt buộc phải chứa từ khóa chính. Nội dung của Sapo phải xúc tích, đủ ý, đi thẳng vào vấn đề chính và số lượng chữ phù hợp là 160 ký tự.
4.8. Tối ưu đoạn kết bài viết
Đoạn kết bài cũng tương tự như đoạn mở đầu bài viết. Phần này chứa từ khóa SEO và lượng chữ phù hợp là 160 ký tự. Ngoài ra, kết bài thường được dùng để lôi kéo người đọc tương tác với trang web hay doanh nghiệp nên bạn hãy để tên công ty vào đây cũng như nếu bạn đang viết về sản phẩm thì nên đưa thông tin liên hệ.
4.9. Tối ưu hình ảnh SEO
Ngoài việc tập trung vào triển khai nội dung ý chính thì phần SEO hình ảnh cũng cần phải được coi trọng. Một bài viết chuẩn SEO không thể thiếu hình ảnh minh họa và tối ưu hình ảnh. Bạn hãy kiểm tra xem các hình đã được gắn thẻ ALT chưa, tên hình ảnh thường là URL thêm số thứ tự đánh dấu ảnh được căn giữa và rõ nét, nội dung hình ảnh cũng phải liên quan đến bài viết.
4.10. Chèn từ khoá SEO vào trong bài viết
Chèn từ khóa SEO vào bài viết chính là kiểm tra tần suất xuất hiện của từ khóa chính và từ khóa phụ trong bài. Bạn không nên nhồi nhét từ khóa một cách thái quá mà thể hiện phù hợp theo nội dung bài. Bên cạnh đó, từ khóa cần được đánh dấu hoặc in nghiêng để máy chủ dễ dàng tìm thấy và cho ra kết quả với người dùng. Tần suất mật độ từ khóa phụ hợp là từ 20 – 30%.
4.11. Tối ưu link nội bộ và link liên kết ngoài
Link liên kết nội bộ tức là bạn giới thiệu đến người đọc đến các chủ đề bài viết liên quan mà trang web bạn đã có sẵn. Từ đó, giữ chân được người đọc và thu hút khách hàng. Các liên kết nội bộ cũng rất đa dạng như: Link trần, anchor text chứa từ khóa chính hoặc phụ.
Link liên kết ngoài thì bạn nên kiểm duyệt và chọn lọc kĩ càng. Điều này ảnh hưởng rất đến uy tín của trang web của bạn và có thể khiến giảm lượt truy cập nếu trúng các link nội dung xấu. Hãy xóa các link ngoài nếu bạn thấy không ổn và để lại link ngoài tới các web uy tín.
4.12. Tối ưu Readability
Readability tức là tối ưu hóa hình thức đọc của người dùng. Xu hướng hiện nay, người đọc chỉ đọc bài viết ngắn, nội dung cô đọng và ý chính, do đó bạn nên tránh viết lan man, dài dòng gây nhàm chán. Cách thích hợp nhất là trình bày các đoạn ngắn hoặc dưới dạng thẻ list danh sách,.. giúp đọc nhanh và dễ hiểu.
5. Báo giá dịch vụ Content SEO Website tại SEODO AGENCY
SEODO là một Agency số 1 trong lĩnh vực dịch vụ SEO với tỷ lệ thành công lên đến hơn 95%. Chính vì thế, các dịch vụ liên quan đến Content SEO tại SEODO không chỉ dừng lại ở việc viết bài thông thường mà còn phải đảm bảo Content dễ dàng lên TOP, đồng thời mang lại hiệu quả chuyển đổi kinh doanh cho khách hàng.
>>> THAM KHẢO DỊCH VỤ CONTENT SEO TẠI ĐÂY
Với công thức Content 4I được SEODO đúc kết qua hơn 400+ dự án sẽ mang đến bài viết content chuẩn SEO đáp ứng:
– Innovation (Tính đổi mới, cải tiến): SEODO liên tục cập nhật những dữ liệu phân tích mới nhất mỗi ngày từ các nền tảng trong nước và quốc tế, đảm bảo nội dung luôn chính xác và kịp thời. Nội dung được tối ưu để phù hợp với nhiều lĩnh vực như bất động sản, làm đẹp, nội thất, giáo dục và nhiều ngành nghề khác.
– Interaction (Tính kết nối): Các bài viết trên website tạo thành một hệ thống nội dung liên kết chặt chẽ, giúp tăng cường sức mạnh tổng thể cho toàn bộ website. Vì vậy, mỗi bài viết tại SEODO đều được triển khai cẩn thận, tinh tế và kết nối mạch lạc để đảm bảo truyền tải nội dung rõ ràng và hiệu quả cho người đọc.
– Identity (Tính thương hiệu): Điểm nổi bật của content SEODO là sự thấu hiểu sâu sắc về sản phẩm, dịch vụ và lĩnh vực của doanh nghiệp, từ đó truyền tải chính xác thông điệp qua từng bài viết trên website. Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng nền tảng vững chắc và định vị thương hiệu lâu dài trên công cụ tìm kiếm Google.
– Insight (Sự thấu hiểu): Với hơn 7 năm kinh nghiệm triển khai các dự án SEO cho nhiều doanh nghiệp, SEODO đã thấu hiểu sâu sắc nhu cầu tìm kiếm của người dùng ở từng lĩnh vực. Nhờ đó, khi xây dựng Outline và viết bài chuẩn SEO, SEODO luôn tối ưu nội dung chi tiết, đảm bảo đáp ứng chính xác ý định tìm kiếm của người dùng.
Bài viết vừa rồi, SEODO đã chia sẻ một cách chi tiết nhất đến bạn đọc các thông tin về cách xây dựng, tiêu chí cũng như các lưu ý khi lên Outline content cho một bài viết chuẩn SEO. Hy vọng những điều trên sẽ giúp ích trong công việc của bạn và hãy đón đọc các bài tiếp theo liên quan đến các kiến thức ngành Marketing, SEO hữu ích từ chúng tôi nhé!
Những câu hỏi thường gặp:
Làm thế nào để lên Outline Content bài bản?
- Bước 1: Dựa vào đề tài đã cho – tìm hiểu từ khóa chính và các từ khóa liên quan mà người dùng hay sử dụng.
- Bước 2: Xem, tham khảo của các đối thủ với cùng đề tài và liệt kê chi tiết các nội dung mới, khác lạ của họ.
- Bước 3: Thực hiện Brief Heading cho bài viết.
- Bước 4: Thực hiện Brief cho Meta Title và Meta Description.
- Bước 5: Đưa ra các từ khóa phụ (LSI Keywords).
- Bước 6: Đề ra các mục heading chính và phụ liên quan đến nội dung cần truyền đạt trong bài.
- Bước 7: Thêm các nguồn tham khảo cho từng đề mục.
- Bước 8: URL bài viết.
- Bước 9: Những yêu cầu khác
Một Outline content chuẩn gồm những gì?
1. Meta Title.
2. Meta Description.
3. Heading ( Heading 1, 2,3,…).
4. Focus Keyword.
5. Từ khóa phụ (LSI Keywords).
6. Nguồn tham khảo.
7. Ghi chú cho từng mục ( nếu có).
Mình là Thu Hoài – PGĐ SEODO phụ trách Sản Xuất với 5+ năm kinh nghiệm trong nghề, chinh chiến hơn 200+ dự án thành công trong đó các lĩnh vực khó và cạnh tranh như bất động sản, nội thất, Airway. Mình luôn quan niệm rằng: SEO là phải hiểu thương hiệu, hiểu sản phẩm/dịch vụ & hiểu khách hàng của họ. Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ được sự đón nhận và ủng hộ từ phía các bạn