Keyword stuffing hay còn gọi nhồi nhét từ khóa là việc chèn một lượng lớn từ khóa vào nội dung trang web để cải thiện thứ hạng của bài viết trong kết quả tìm kiếm. Mặc dù phương pháp SEO này đã cũ và không còn hiệu quả nhưng đôi khi nó vẫn được sử dụng. Vậy hãy cùng SEODO đọc bài viết dưới đây để biết vì sao nên tránh nhồi nhét từ khóa nhé!
1. Keyword stuffing (nhồi nhét từ khóa) là gì?
Keyword stuffing hay nhồi nhét từ khóa là lỗi khi bạn cố tình lặp đi lặp lại một từ khóa nhiều lần trên một trang để đánh lừa hệ thống xếp hạng tìm kiếm. Có thể khẳng định, hiện nay kỹ thuật này không chỉ không cải thiện vị trí tìm kiếm mà còn có thể thổi bay hiệu suất SEO website của bạn.
Chính vì vậy, đã có nhiều kỹ thuật tối ưu trên trang khác ra đời với độ chính xác, thân thiện với người dùng và google hơn. Bạn có thể tham khảo tại bài viết SEO Onpage đã được SEODO tổng hợp siêu chi tiết sau khi đọc xong bài viết này.
2. Ví dụ về Keyword stuffing
Ngày nay, có một số người tham gia vào sáng tạo nội dung và SEO, vẫn nhồi nhét từ khóa mà không biết rằng điều đó sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn cho trang Web của chính mình. Có hai nhóm nhồi nhét từ khóa là nhồi nhét từ khóa hiển thị và nhồi nhét từ khóa vô hình. Phần dưới đây là những ví dụ điển hình để giúp bạn biết liệu Web bạn có bị keyword stuffing hay không?
2.1. Ví dụ nhồi nhét từ khóa hiển thị
Nếu bạn lặp lại một cách bất thường một từ khóa hoặc một số cụ thể nhiều lần ngoài ngữ cảnh trong một phần nội dung và người đọc của bạn có thể nhìn thấy nó thì bạn đang thực hành việc nhồi nhét từ khóa hiển thị.
Ví dụ: Một cửa hàng thiết bị điện tử muốn một trang Web nhanh chóng xếp hạng cao cho cụm từ tìm kiếm “tủ lạnh tốt nhất”. Trong trường hợp này, một ví dụ về keyword stuffing trong văn bản sẽ là:
“Tìm kiếm tủ lạnh tốt nhất? Bạn đã đến đúng nơi cho tủ lạnh tốt nhất. Thương hiệu của chúng tôi cung cấp tủ lạnh tốt nhất mà bạn có thể mong muốn. Đây là tủ lạnh tốt nhất cho nhu cầu sử dụng hằng ngày cho gia đình của bạn. Tủ lạnh tốt nhất.”
Như bạn có thể thấy, thuật ngữ “tủ lạnh tốt nhất” được sử dụng rất nhiều ở đây, và đôi khi được đưa ra khỏi ngữ cảnh hoặc hoàn toàn không liên quan đến chủ đề chính của nội dung.
Hình ảnh dưới đây là một ví dụ khác về một trang Web sử dụng nhồi nhét từ khóa bằng một số từ khóa có liên quan chặt chẽ, tương đồng với từ khóa chính trong bài viết để khiến các công cụ tìm kiếm xếp hạng bài viết ở top cao.
Ngoài ra, còn có một dạng nhồi nhét từ khóa khác đó là chèn khối văn bản chỉ lặp lại một từ khóa và gửi spam liên kết. Đây được gọi là spamdexing. Dù đây không phải là một trường hợp nhồi nhét từ khóa trực tiếp, tuy vậy, mục đích chính vẫn giống nhau. Bạn đang tìm cách lấp đầy nội dung của mình bằng các liên kết khác nhau. Do đó, các công cụ tìm kiếm vẫn hiểu nó là spam từ khóa và có thể dẫn đến hình phạt.
2.2. Ví dụ nhồi nhét từ khóa vô hình
Những người sáng tạo nội dung khác đủ thông minh để biết rằng không được làm hỏng trải nghiệm người dùng. Do đó, thay vì hiển thị từ khóa ngay trước mắt. Người tạo nội dung tạo các văn bản spam, khó đọc, sau đó ẩn văn bản đi.
Có một số cách để ẩn từ khóa khỏi người đọc nhưng không ẩn từ trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm. Ví dụ, bạn có thể làm cho màu của văn bản và nền giống nhau. Tuy vậy, đối với văn bản trang web, bất kể màu sắc, kiểu hoặc kích thước chữ của nó là gì, vẫn là HTML. Điều này có nghĩa là trên thực tế, trang Web sẽ được công cụ tìm kiếm nhận ra khi thu thập dữ liệu và lập chỉ mục trang Web của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể đưa từ khóa như nhận xét, thẻ meta và / hoặc thẻ alt vào trong mã HTML của trang web, nơi chúng cũng sẽ được tìm thấy bởi các chương trình tìm kiếm.
Điểm mấu chốt là khi người tạo nội dung thực hành nhồi nhét từ khóa đang cố ý tối ưu hóa một trang Web mà chỉ cho các công cụ tìm kiếm chứ không phải cho người đọc. Vì các công cụ tìm kiếm được thiết kế để phục vụ độc giả là con người, Google sẽ thấy những nỗ lực thao túng này và có thể phạt thứ hạng trang web của bạn.
3. Keyword Stuffing có lợi hay có hại cho SEO Website?
Việc nhồi nhét từ khóa làm hỏng trải nghiệm người dùng, làm mất đi tính tự nhiên của văn bản và gây khó khăn cho việc truyền tải thông điệp mà công ty đang cố gắng đạt được. Bởi vì chiến thuật này chỉ đang cố gắng làm cho các công cụ tìm kiếm xếp hạng cao hơn cho trang Web.
Việc nhồi nhét từ khóa sẽ khiến người dùng không thể đọc được. Do đó, rất có thể tỷ lệ thoát trang cũng sẽ tăng lên. Tất nhiên, bạn cũng mất đi những khách hàng tiềm năng mà đáng lẽ bạn nên thu hút họ ở lại lâu hơn.
Nghiêm túc mà nói, Google phạt những ai cố tình nhồi nhét từ khóa, ví dụ như xóa trang khỏi kết quả tìm kiếm. Vì vậy bạn cần biết cách sử dụng từ khóa hợp lý nếu không muốn việc keyword stuffing xảy ra ảnh hưởng đến xếp hạng trang trong kết quả SERPs.
>>>Tham khảo: Cách SEO Website – 7 Cách Quan Trọng Cho Người Mới Bắt Đầu
4. Cách thực hiện tối ưu từ khóa thích hợp
Để giúp trang web xếp hạng cho một từ khóa cụ thể, bạn cần tập trung vào việc tối ưu hóa cho một từ khóa. Cụ thể, bạn nên sử dụng từ khóa một cách tự nhiên nhất, ở những vị trí thích hợp nhất. Google đã đưa ra lời khuyên về vấn đề này: “Tập trung vào việc tạo ra nội dung hữu ích và nhiều thông tin, sử dụng các từ khóa một cách thích hợp và trong ngữ cảnh.”
4.1. Một Website – Một mục đích
Khi bạn biết nội dung của trang web nói gì, hãy xác định mục đích chính và chọn một từ khóa chính duy nhất. Để thể hiện tốt nhất chủ đề chính của trang, cùng với một số cụm từ tìm kiếm có liên quan chặt chẽ.
Tuy nhiên, bạn phải tính đến việc từ khóa chính có thuộc diện cạnh tranh yếu, có phổ biến hay không. Điều này xác định những trang nào có cơ hội cải thiện xếp hạng cho thuật ngữ đó. Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa như Ahrefs, SemRush,v.v. để nghiên cứu độ khó của từ khóa.
4.2. Tạo bài nội dung dài
Nội dung nhiều có khả năng thu hút sự chú ý của công cụ tìm kiếm hơn nếu bao gồm một chủ đề thật chi tiết. Nếu bạn không có một bài viết có nội dung dài, điều đó có thể khó khăn khi thực hiện.
>>>Tham khảo: Viết Bài Chuẩn SEO: Quy Trình Content Chuẩn SEO Đột Phá 2023
4.3. Duy trì mật độ từ khóa tốt
Trong quá trình tạo nội dung, hãy thử rải văn bản với các từ khóa chính, nhưng đừng quá lạm dụng. Hãy cố gắng chỉ chèn từ khóa vào vị trí cảm thấy tự nhiên với dòng chảy chung của văn bản. Nhưng có bao nhiêu từ khóa là tối ưu trong một phần nội dung?
Mặc dù các nguyên tắc rất linh hoạt về vấn đề này, nhưng các nhà phân tích khuyên bạn nên duy trì mật độ từ khóa tối ưu khoảng 2% để duy trì tỷ lệ nhất quán giữa từ khóa chính trên tổng số từ.
Lưu ý: Nếu bạn đang sử dụng WordPress làm CMS, hãy sử dụng plugin Yoast SEO để theo dõi tỷ lệ mật độ từ khóa của bạn.
4.4. Kết hợp sử dụng các từ khóa phụ, LSI và long-tail keywords
Bạn thực sự có thể giúp các công cụ tìm kiếm đảm bảo trang của bạn xoay quanh từ khóa chính bằng cách sử dụng các từ khóa phụ, từ đồng nghĩa và các long-tail keywords trong nội dung của bạn. Những từ này cung cấp cho công cụ tìm kiếm ngữ cảnh bổ sung để cung cấp thêm bằng chứng về chủ đề chính của trang Web.
Long-tail keywords không chỉ cung cấp nhiều ngữ cảnh hơn, mà còn có thể cho các công cụ tìm kiếm biết liệu nội dung của bạn có cung cấp câu trả lời cho câu hỏi của người đọc hay không. Nếu có, thì cơ hội để nội dung của bạn nhận được các tính năng trong phần “People also ask” của Google.
Ngoài ra, việc sử dụng từ khóa phụ giúp sẽ giúp Google tìm kiếm được những nội dung liên quan. Do đó có thể xếp hạng các trang web sử dụng từ khóa phụ trong nội dung cao hơn trong tìm kiếm. Sử dụng từ khóa phụ xác nhận rằng bạn đang viết nội dung cho con người, không phải máy móc.
>>>Tham khảo: LSI Là Gì? Cách Tìm Và Sử Dụng LSI Keywords X3 Traffic Website
4.5. Thêm nhiều mô tả về từ khóa chính vào các phần tử trang
Một biện pháp hữu ích khác để tối ưu hóa trang cho từ khóa là thêm từ khóa chính vào đúng vị trí trong các phần tử của trang. Ví dụ như dưới dạng tiêu đề trang, thẻ tiêu đề, meta description, văn bản đầu trang và cuối trang, thẻ alt hình ảnh và tiêu đề phụ.
Không giống như keyword stuffing, tối ưu hóa các phần tử của trang, bạn sẽ giúp cho các công cụ tìm kiếm biết nội dung của trang ở tất cả mọi nơi mà các công cụ có thể nhìn và hiểu chủ đề của nội dung.
5. Luôn kiểm tra kĩ về vấn đề Onpage SEO
Phần cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, ngay cả khi bạn biết cách tránh keyword stuffing và cách chèn thử khóa chính phù hợp đến các công cụ tìm kiếm về chủ đề của trang, bạn vẫn có thể quên việc kiểm tra tối ưu onpage website của bạn.
Vì vậy, khi bạn xuất bản một trang Web mới, hãy đảm bảo rằng nó được tối ưu hóa hoàn toàn cho từ khóa chính đã chọn bằng cách sử dụng công cụ kiểm tra SEO. Chỉ cần nhập URL của trang bạn đang phân tích và chỉ ra từ khóa chính để nhận báo cáo cùng với các mẹo về cách làm thế nào để trang có thể được tối ưu hóa hơn nữa và có được nhiều lượng truy cập hơn.
Công cụ này có các phần riêng biệt tập trung vào các phần tử trang cụ thể và cho bạn biết mỗi phần được tối ưu hóa tốt như thế nào cho từ khóa chính.
Qua bài viết về keyword stuffing là gì? Bạn đã biết thế nào để tránh lạm dụng nhồi nhét từ khóa, bạn cần thận trọng trong việc gán từ khóa chính và giữ cho nó tự nhiên trong mắt người đọc. Hy vọng bài viết của SEODO sẽ giúp bạn tối ưu từ khóa chính một cách hiệu quả hơn.
Cùng tìm hiểu thêm về những yếu tố liên quan về Content SEO của bạn qua các bài viết :
- Top 10 công cụ kiểm tra bài viết chuẩn SEO mà bạn phải biết
- Từ khóa SEO là gì? Cách chọn từ khóa SEO leo Top google 2023
- Quy trình 8 bước lên Outline Content dễ dàng, hiệu quả 2023
- Phantom Keyword là gì? Kỹ thuật triển khai từ khóa bóng ma X5 lần Traffic Website
Những câu hỏi thường gặp:
Keyword stuffing (nhồi nhét từ khóa) là gì?
- Keyword stuffing có nghĩa là nhồi nhét từ khóa, đơn giản là bạn cố tình lặp đi lặp lại một từ khóa nhiều lần trên một trang để đánh lừa hệ thống xếp hạng tìm kiếm. Để tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm, keyword stuffing đã từng hiệu quả, bây giờ thì không còn hiệu quả nữa.
Keyword Stuffing có lợi hay có hại cho SEO Website?
-
Việc nhồi nhét từ khóa làm giảm trải nghiệm người dùng, vì tính tự nhiên của văn bản bị mất đi. Bởi vì chiến thuật này chỉ đang cố gắng làm cho các công cụ tìm kiếm xếp hạng cao hơn cho trang Web.
-
Việc nhồi nhét từ khóa làm tỷ lệ thoát trang cũng sẽ tăng lên khi người dùng không thể đọc được nội dung mà bạn truyền tải.
Mình là Thu Hoài – PGĐ SEODO phụ trách Sản Xuất với 5+ năm kinh nghiệm trong nghề, chinh chiến hơn 200+ dự án thành công trong đó các lĩnh vực khó và cạnh tranh như bất động sản, nội thất, Airway. Mình luôn quan niệm rằng: SEO là phải hiểu thương hiệu, hiểu sản phẩm/dịch vụ & hiểu khách hàng của họ. Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ được sự đón nhận và ủng hộ từ phía các bạn