Subdomain là gì? Đối với các quản trị Website thì lý thuyết này đã trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, khái niệm lại không phổ biến cho nhiều người, trong đó có cả các quản trị viên mới hoặc những nhà kinh doanh. Bài viết của SEODO sau đây sẽ giúp tất cả mọi người hiểu rõ toàn bộ nội dung xoay quanh vấn đề. Hãy cùng nhau tham khảo ngay nhé!
1. Subdomain là gì?
Subdomain (tên miền phụ) là một phần của Domain (tên miền chính) và nằm dưới tên miền gốc. Nó được sử dụng để tạo ra một địa chỉ website riêng biệt nhằm phân chia theo nội dung, chức năng khác nhau trên cùng một tên miền.
Ví dụ, trong tên miền “seodo.com”, “seodo” là tên miền gốc và “baogia.seodo.com” là một subdomain.
Subdomain là một trong những phương pháp SEO Onpage nếu được thiết kế hợp lý sẽ gia tăng rất tốt trải nghiệm người dùng và hiệu suất SEO tổng thể của website.
2. Mục đích sử dụng của Subdomain là gì?
Dù tên miền phụ là một phần của trang Web nhưng công cụ tìm kiếm vẫn xem đây như một thực thể độc lập. Mọi người biết được điều đó nên dùng các đường Link để làm nhiều việc khác nhau. Vậy mục đích khi sử dụng Subdomain là gì? Trong phần tiếp theo sau đây, bạn cùng SEODO sẽ làm rõ nội dung này.
2.1. Tạo Website riêng dành cho đối tượng người dùng nhất định
Phương pháp tạo Website riêng dành cho đối tượng người dùng nhất định đặc biệt đúng nếu bạn muốn phục vụ vào khu vực khác nhau, Content và ngôn ngữ lập trình vì vậy phải thay đổi theo từng vùng. Đôi lúc quản trị viên tạo nhiều nền tảng khác nhau sẽ dễ hơn nhiều khi duy trì một trang hoạt động ở đa quốc gia. Ngoài ra, người dùng không chỉ điều chỉnh nội dung mà còn tối ưu hóa trang mạng.
2.2. Tách blog hoặc trang thương mại điện tử khỏi Website chính
Mọi người có thể muốn tách Blog hoặc trang thương mại điện tử khỏi Website do sự tăng lên quy mô nền tảng với các thiết kế khác nhau. CMS không giống nhau hoặc được dùng cho mục đích khác Domain chính. Ví dụ: Trang Web chính thức của Airbnb là để đặt vé nên doanh nghiệp đã tách riêng phần blog với một tên miền là blog.airbnb.com.
2.3. Tiết kiệm chi phí khi tận dụng Subdomain
Khi sử dụng đường dẫn, bạn không phải trả bất kỳ chi phí nào nếu đã đăng ký Domain. Do vậy, người dùng không cần tiền để mua tên miền mới mà vẫn có thể tạo ra các Website khác với dạng Subdomain. Hơn thế nữa, việc tận dụng giao diện thiết kế trên Site Domain chính giúp doanh nghiệp tiết kiệm và không cần phải thuê ngoài thêm.
2.4. Tạo trang dành riêng cho mobile
Những tên miền phụ được tạo ra để mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người sử dụng trên thiết bị di động. Thay vì doanh nghiệp xây dựng Website có độ phản hồi cao, nhiều yêu cầu thì có thể chọn cách linh hoạt hơn là cung cấp từng hoạt động cho kích thước màn hình. Bên cạnh đó, nội dung trên trang sẽ được tự động căn chỉnh theo đúng bố cục.
2.5. Nếu bạn có nhiều người dùng tạo profile trên Root Domain
Việc có nhiều tên miền không giống nhau sẽ có bất lợi là nếu bạn muốn bán hoặc nhượng cho ai khác. Khi đó Subdomain và Root Domain được xem như một, trong nhiều trường hợp sẽ bị user “gắn cờ” nghi ngờ giả mạo. Nếu 1 trong 10 Domain bị phạt thì tất cả đều sẽ bị như vậy.
Một nhiệm vụ của “.ME” là mang đến an toàn cho mọi người. Đó là lý do những Domain phát tán Virus và giả mạo sẽ bị khóa. Tuy nhiên, khi một Subdomain bị “gắn cờ” thì công việc sẽ trở nên rất khó khăn. Trường hợp một số user dùng tên miền phụ thực hiện hành vi bất chính thì cả khu vực sẽ bị phạt. Nếu hoạt động tiêu cực này thành sự thật thì bạn phải xóa người dùng và cung cấp các bằng chứng chứng minh trang Web trong sạch.
3. Sự khác biệt giữa Domain và Subdomain
Domain Name – tên miền chính thường có 2 mức độ: Bậc cao nhất – Top Level Domain chẳng hạn như .com, .org và cấp hai – Second Level Domain là phần chính trong tên. SLD có thể được sử dụng để theo tên công ty hoặc tên nhãn hàng. Ví dụ: Link seodo.com thì com là TLD, seodo là SLD.
Subdomain chính là phần tên miền trước SLD và cái tên phổ biến mà bạn thấy nhiều nhất là World Wide Web (hay www). Loại này chứa thông tin trang chủ cũng như các nội dung quan trọng nhất của Website. Đa số các doanh nghiệp khi đăng ký mua phần Sub đều chứa “www”. Bên cạnh đó, Subdomain cũng được dùng như dải phân cách, tách một phần của trang mạng ra khỏi trang chủ.
Ví dụ: Blog.seodo.com và shop.seodo.com là hai đường Link sẽ truy cập trực tiếp vào Blog và cửa hàng trực tuyến của SEODO.
4. Khi nào bạn nên sử dụng Subdomain
Bởi vì khi doanh nghiệp đăng ký tên miền phụ thì sẽ được miễn phí và được sử dụng thoải mái. Tuy nhiên, đường Link chỉ hiệu quả khi người dùng đặt vào đúng mục đích. Do vậy, tất cả mọi người nên lấy Subdomain phục vụ cho các nhu cầu khi:
4.1. Doanh nghiệp ra mắt một sản phẩm/dịch vụ mới
Công ty chuẩn bị giới thiệu dòng sản phẩm mới dành cho đối tượng khách hàng khác. Do vậy, bạn cần Subdomain dành riêng cho nhóm cụ thể. Website sẽ được thiết kế riêng với nội dung độc lập. Ngoài ra, tên miền phụ còn hỗ trợ tạo một chiến dịch thử nghiệm mới. Nếu công cụ hoạt động tốt, tổ chức chắc chắn có thể xây dựng Website này. Ngược lại, leader chỉ cần thực hiện xóa nền tảng.
4.2. Quản lý, hỗ trợ các trang Web tối đa nhất
Mặc dù quản trị viên có thể quản lý tốt trang Web đa lĩnh vực nhưng công việc sẽ bị chồng chéo. Do đó, doanh nghiệp chọn cách tách từng ngành hàng ra các trang riêng. Khi đó, quy trình làm việc được xây dựng cụ thể và rõ ràng để nhân viên có thể thực hiện. Thêm vào đó, những trang bán hàng cần bảo mật kỹ càng hơn so với Blog hay Review.
4.3. Hỗ trợ quảng bá, xây dựng thương hiệu
Một Website để công bố sản phẩm dưới sự hỗ trợ của Subdomain giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhanh hơn và quảng cáo hiệu quả. Đặc biệt, lượng truy cập từ Domain chính có thể khiến SEO chính xác hơn. Do đó, các chiến lược được thực hiện đúng đắn và phù hợp giúp công ty phát triển thương hiệu.
5. Một Domain chính tạo được tối đa bao nhiêu Subdomain?
Theo nguyên tắc, Domain chính có thể tạo ra vô số các tên miền phụ. Do vậy, nhiều người đã tận dụng lỗ hổng này để kiếm lợi nhuận cho bản thân. Cụ thể, bạn mua một tên miền chính uy tín, sau đó tạo ra các liên kết liên quan và bán lại cho ai có nhu cầu. Tuy nhiên, trên thực tế khi doanh nghiệp thiết lập Website phụ thuộc vào Subdomain thì cần các yếu tố sau:
- Cấu hình trang Web chính đăng ký máy chủ.
- Cấu hình máy chủ DNS của domain đang lưu trữ và giải băng thông mà nhà cung cấp máy chủ có DNS.
- Sự tương thích SEO.
6. Một vài lưu ý về Subdomain
Tên miền phụ mang lại vô cùng nhiều lợi ích nhưng cũng tồn tại một vài điểm hạn chế. Do đó, những yếu tố mọi người cần lưu ý về Subdomain là gì? Bạn cùng SEODO hãy tìm hiểu qua nội dung dưới đây.
6.1. Quản lý chặt chẽ các Subdomain tránh bị giả mạo
Điểm yếu đầu tiên khi bạn tạo ra quá nhiều tên miền là bán hay chuyển Website cho người khác sử dụng. Một Subdomain trong vùng nguy hiểm thì những cái tên còn lại cũng bị tương tự. Thậm chí, nếu hệ thống nghi ngờ giả mạo, Domain chính có khả năng bị loại bỏ vĩnh viễn. Chỉ khi bạn cung cấp bằng chứng không trục lợi thì mới thoát khỏi tình trạng này.
6.2. Subdomain yêu cầu quản trị xây dựng nhiều hơn
Sự thật là việc có nhiều Website thì bạn cần xây dựng và quản lý chăm chỉ hơn. Ngoài ra, quản lý độc lập có thể thực hiện một cách nhanh chóng. Do đó, quản trị viên gần như phải làm gấp đôi bình thường. Nếu doanh nghiệp chỉ sử dụng Subdomain để hỗ trợ trang mạng thì việc xây dựng sẽ dễ dàng hơn.
6.3. Khó tạo ra hình ảnh thương hiệu nhất quán
Bình thường, trang Web của tên miền phụ muốn đồng nhất hoàn toàn với Website chính thì doanh nghiệp sẽ phải dùng chung một thiết kế. Điều khó khăn nhất của bạn là duy trì trải nghiệm thương hiệu nhất quán trên trang mạng hoàn toàn mới. Ngoại trừ việc bạn tìm đến sự trợ giúp của các đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp.
6.4. Subdomain ảnh hưởng đến SEO
Trước đây, giữa tên miền chính và Subdomain được Google xử lý hoàn toàn tách biệt. Do đó, các quản trị viên SEO tận dụng lợi thế này để cùng lúc làm tăng khả năng xếp hạng. Tuy nhiên, với thuật toán thay đổi liên tục, giờ đây, Domain và tên miền phụ khá giống nhau. Chính vì vậy, thứ hạng Website sẽ bị ảnh hưởng.
7. Cách tạo ra Subdomain nhanh chóng
Trong nội dung cuối cùng, sau khi các bạn đã đi qua hết những nội dung để hiểu thế nào là Subdomain thì phần này SEODO sẽ hướng dẫn cách để tạo ra loại tên này.
7.1. Bước 1: Đặt tên miền phụ – Subdomain
Đầu tiên, bạn cần đặt tên phù hợp cho chức năng của Subdomain định tạo. Một số ví dụ phổ biến như Blog, Store, Shop, Support, Help hay Events. Quản trị viên sẽ tiến hành lựa chọn sao cho tóm gọn phần chức năng và giới hạn trong 1 từ. Do đó, URL sẽ được gọn gàng và dễ nhớ hơn.
7.2. Bước 2: Đăng nhập vào cPanel
Bắt đầu tạo nên Subdomain, bạn hãy đăng nhập vào trình quản lý cPanel của Hosting. Mỗi nhà cung cấp sẽ sử dụng tài khoản Log In và Setup riêng.
7.3. Bước 3: Nhập tên và điều hướng Subdomain về một Website
Tiếp theo, bạn truy cập vào Subdomains hoặc Add Subdomains. Ở đây, người dùng điền các thông tin về tên miền phụ và Website chính. Quản trị viên cần lưu ý nhập đầy đủ yêu cầu và mục Document Root sẽ được tự động kích hoạt. Cuối cùng, bạn nhấn “Create” để hoàn thành.
7.4. Bước 4: Khai báo Record DNS
Sau khi thêm tên, bạn sẽ cần thông báo Record DNS cho Subdomain mới. Người chơi truy cập vào trang quản lý tên miền, di chuyển đến DNS và chọn Add. Sau đó, điền các thông tin cần thiết mà quản trị viên muốn kết nối như tài khoản IP, địa chỉ IP được liên kết với tên máy chủ đích, tên máy chủ hay Wildcard Domain.
7.5. Bước 5: Chọn Create và đợi subdomain mới được duyệt
Cuối cùng, bạn chỉ cần chọn “Create” và đợi Subdomain mới được xét duyệt. Thông thường, quá trình này sẽ mất từ 30 phút đến 24 giờ để tên miền phụ được triển khai và hoạt động trên trang web.
Trên đây là tất tần tật những thông tin cần thiết về “Subdomain là gì? Hướng dẫn cách tạo Subdomain dễ dàng và nhanh chóng”. Hy vọng kiến thức trong bài viết đã giải đáp các câu hỏi nhằm giúp mọi người sử dụng tên miền phụ một cách hiệu quả và phù hợp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay SEODO để nhận được tư vấn nhé!
Cùng tham khảo thêm những phương pháp tối ưu SEO Onpage khác qua những bài viết sau:
- Textlink là gì? Cách sử dụng Text Link an toàn và hiệu quả 2023
- Guest Post là gì? 4 cách để tạo nên bài Guest Post thu hút 2023
- Breadcrumbs là gì? Cách tối ưu SEO hiệu quả với Breadcrumbs
Mình là Thu Hoài – PGĐ SEODO phụ trách Sản Xuất với 5+ năm kinh nghiệm trong nghề, chinh chiến hơn 200+ dự án thành công trong đó các lĩnh vực khó và cạnh tranh như bất động sản, nội thất, Airway. Mình luôn quan niệm rằng: SEO là phải hiểu thương hiệu, hiểu sản phẩm/dịch vụ & hiểu khách hàng của họ. Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ được sự đón nhận và ủng hộ từ phía các bạn