Các hình thức quảng cáo trên youtube là một trong những kênh quảng cáo phổ biến ngày nay. Vậy quảng cáo trên nền tảng Youtube có bao nhiêu cách? Mỗi cách có ưu nhược điểm như thế nào? Bài viết dưới đây, SEODO sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về các hình thức quảng cáo youtube một cách chi tiết nhất!
>>> Bạn có thể xem thêm Tổng quan từ A-Z kiến thức nền tảng Google ads cho người mới bắt đầu do SEODO chọn lọc mới nhất!
1. Tìm hiểu 6 loại quảng cáo YouTube là gì? – các hình thức quảng cáo trên youtube
Có thể thấy, các hình thức quảng cáo trên youtube đang phát triển rất mạnh mẽ và phổ biến. Đây là một phần trong chiến lược marketing ở các doanh nghiệp. Ngay bây giờ, bạn hãy cùng SEODO tìm hiểu về 6 loại quảng cáo được dùng nhiều nhất ở Youtube nhé.
1.1. Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua
Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua được phát trước, trong hoặc sau video YouTube. Bạn có quyền tùy chọn không xem nữa sau 5 giây bằng cách nhấn nút “Bỏ qua quảng cáo”. Thêm vào đó, khi phát quảng cáo trước video, bạn có quyền tạo lớp phủ với nút gọi hành động (CTA). Người xem có thể nhấp vào đó để dùng thử sản phẩm.
Ưu điểm của quảng cáo video có thể bỏ qua là bạn có quyền chọn trả tiền cho mỗi lần xem thay vì mỗi lần hiển thị. Cụ thể, bạn chỉ cần trả tiền khi người dùng tương tác hoặc xem quảng cáo đó ít nhất ba mươi giây. Điều này sẽ giúp bạn tối ưu hóa khả năng tiếp cận của người xem.
1.2. Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua
Tương tự, quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua cũng được phát trước, trong hoặc sau video YouTube. Đặc biệt, người xem phải xem toàn bộ thời lượng quảng cáo. Đây là hình thức tốt để tăng nhận thức về thương hiệu và phạm vi tiếp cận. Tuy nhiên, nhược điểm của loại quảng cáo không thể bỏ qua là khiến người dùng cảm thấy bị làm phiền. Bạn phải trả theo tỷ lệ đã đặt cho mỗi nghìn lần hiển thị (CPM).
1.3. Quảng cáo đệm
Quảng cáo đệm có độ dài trung bình là 6 giây. Người dùng sẽ không thể bỏ qua vì thời lượng quá nhanh. Quảng cáo đệm có thể xuất hiện ở đầu, giữa video hoặc cuối video. Hình thức này rất phù hợp để quảng bá sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi hoặc các sự kiện đặc biệt. Đối với loại quảng cáo này, bạn sẽ trả tiền cho mỗi nghìn lần hiển thị.
Ngoài ra, tùy chọn đặt giá thầu duy nhất cho loại quảng cáo này là trả một tỷ lệ đã đặt cho mỗi nghìn lần hiển thị (CPM). Loại quảng cáo này có thể đắt hơn nếu bạn không nhắm mục tiêu đúng đối tượng.
1.4. Quảng cáo video trong nguồn cấp dữ liệu (trước đây gọi là quảng cáo Khám phá)
Quảng cáo video trong nguồn cấp dữ liệu trước đây còn được gọi là quảng cáo khám phá. Bạn sẽ phải trả tiền để video của mình hiển thị ở đầu kết quả tìm kiếm trên YouTube và dưới dạng đề xuất cho những người xem khác. Quảng cáo của bạn sẽ giống như một danh sách video bình thường trên YouTube dưới dạng thu nhỏ. Khi người xem nhấp vào, toàn bộ video của bạn sẽ phát. Loại quảng cáo này được biểu thị bằng một hộp màu vàng có nội dung “quảng cáo”.
Điểm thú vị về loại quảng cáo này là bạn sẽ chỉ trả tiền nếu ai đó nhấp vào video và bắt đầu xem. Thêm vào đó, hình thức này rất tốt để xây dựng nhận thức về thương hiệu, phát triển kênh YouTube và quảng cáo các sản phẩm khác. Ví dụ: Nếu bạn đang dạy một khóa học trực tuyến về thiết kế nội thất, bạn có thể quảng cáo bằng cách tạo video hướng dẫn thiết kế phòng theo từng bước.
1.5. Quảng cáo trên đầu trang
Quảng cáo trên trang đầu được sử dụng để thông báo giảm giá hoặc phát hành sản phẩm mới. Bạn có thể thấy ở đầu nguồn cấp dữ liệu trên trang chủ của YouTube. Hình thức quảng cáo này thường có dạng video hoặc hình ảnh và được liệt kê bên cạnh quảng cáo tiêu đề.
Hiện tại, quảng cáo trên trang đầu được hấy trên trang chủ YouTube là quảng cáo cho YouTube Premium. Quảng cáo này lại mang đến cho người dùng khả năng xem YouTube mà không cần có quảng cáo.
1.6. Quảng cáo hiển thị ứng dụng hình ảnh
Quảng cáo hiển thị ứng dụng hình ảnh có thể chạy trên tất cả các nền tảng của Google. Giả sử, khi bạn tìm kiếm “đôi giày đi bộ tốt nhất” trên YouTube, một quảng cáo hiển thị hình ảnh tương ứng sẽ xuất hiện ở đầu trang. Bạn có thể thấy dòng tiêu đề in đậm cũng như logo của công ty và nút CTA để truy cập trang web.
Khi tạo quảng cáo hiển thị hình ảnh thích ứng, bạn cần tải lên nội dung, tiêu đề và dòng giới thiệu cho sản phẩm của mình. Sau đó, Google Ads liền tự động xác định yếu tố nào sẽ hiển thị dựa trên không gian có sẵn. Bạn có thể kết hợp tối ưu giữa video, văn bản, hình ảnh và nội dung để kích cỡ quảng cáo phù hợp với các thiết bị khác nhau.
2. Cách bắt đầu với quảng cáo YouTube
Sau khi tìm hiểu các hình thức quảng cáo trên youtube, bạn sẽ hiểu rõ hơn về mục đích của từng loại. Bước tiếp theo là bắt đầu tạo dựng kênh và cách thức quảng bá sản phẩm của riêng bạn. Ngay bây giờ, hãy cùng SEODO tìm hiểu về những bước tạo quảng cáo trên youtube nhé!
2.1. Bước 1: Tạo quảng cáo của bạn
Trước tiên, bạn cần tạo một video ngắn quảng cáo sản phẩm của mình. Lưu ý, bạn hãy làm cho thông điệp truyền tải thật nổi bật, ngắn gọn và đáng nhớ. Video có thể quay trên iPhone hoặc các ứng dụng khác. Sau đó, bạn hãy chỉnh sửa video bằng các công cụ miễn phí như iMovie hoặc Adobe Premiere Pro.
Bạn sẽ cần viết bản sao quảng cáo, dòng tiêu đề, mô tả và CTA đi kèm với quảng cáo của mình. Bên dưới là thông số kỹ thuật cho quảng cáo video:
2.2. Bước 2: Tạo kênh YouTube cho doanh nghiệp của bạn
Tiếp theo, bạn cần tạo kênh YouTube cho doanh nghiệp của mình. Đây sẽ là nơi lưu trữ các video quảng cáo. Để thực hiện, bạn hãy đăng nhập vào YouTube và nhấp vào biểu tượng “hồ sơ” ở góc trên cùng bên phải. Bên dưới tên và địa chỉ email, bạn sẽ thấy tùy chọn “Tạo kênh”. Một cửa sổ sẽ xuất hiện với những hướng dẫn đơn giản và bạn sẽ có kênh mới của mình. Khi video đã hoàn thành, bạn hãy tải lên kênh youtube như đã được hướng dẫn ở bước một.
2.3. Bước 3: Tạo tài khoản Google Ads của bạn.
Thông thường, các hình thức quảng cáo trên youtube được chạy thông qua Google Ads. Vì vậy, bạn cần thiết lập tài khoản bằng cách nhấp vào nút “Tài khoản Google Ads mới” trên trang chủ. Sau đó, bạn hãy đăng nhập bằng địa chỉ Gmail của mình.
2.4. Bước 4: Tạo chiến dịch quảng cáo YouTube của bạn
Tại bảng điều khiển quảng cáo Google, bạn hãy nhấp vào nút “Chiến dịch Mới” ở giữa trang. Sau đó, màn hình chọn mục tiêu cho chiến dịch sẽ hiện ra. Khi bạn chọn một mục tiêu, Google sẽ đề xuất loại quảng cáo nào nên sử dụng. Sau đó, bạn có thể dùng Google editor để quản lý chiến dịch ads.
Nếu bạn muốn bắt đầu lại từ đầu và xem tất cả các tùy chọn, hãy nhấp vào “Tạo chiến dịch mà không cần hướng dẫn về mục tiêu”.
Tiếp theo, bạn sẽ thấy một màn hình với các loại định dạng quảng cáo khác nhau. Đối với quảng cáo trên YouTube, hãy chọn hình thức hiển thị hình ảnh, quảng cáo video hoặc khám phá. Sau đó, bạn cần nhấn chọn “Video”.
Sau đó, bạn sẽ chọn chiến dịch phụ cho mình. Nếu bạn muốn tạo quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua, quảng cáo đệm hoặc quảng cáo khám phá video trong nguồn cấp dữ liệu, hãy nhấp vào tùy chọn đầu tiên có tên “Chiến dịch video tùy chỉnh”. Tiếp theo, người dùng nên sử dụng Google editor để quản lí tài khoản Google Ads.
Khi nhấn chọn “Video”, bạn sẽ được đưa đến một trang nơi có thể tùy chỉnh các nội dung của quảng cáo video YouTube. Sau đó, bạn cần nhập các thông tin sau:
- Chiến lược giá thầu: Bạn sẽ được cung cấp các chiến lược trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (PPC), mỗi hành động (PPA) hoặc mỗi lần xem (PPV).
- Ngân sách chiến dịch: Đây là nơi đặt số tiền tối đa bạn có thể chi tiêu cho mỗi chiến dịch và mỗi ngày.
- Ngày chiến dịch: Bạn cần xác định thời điểm quảng cáo bắt đầu chạy và thời lượng.
- Vị trí quảng cáo: Bạn sẽ chọn nơi quảng cáo xuất hiện như đầu hoặc dưới video.
- Nhân khẩu học đối tượng: Bạn cần điền thông tin như vị trí, ngôn ngữ và sở thích của đối tượng.
Bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu về các hình thức quảng cáo trên youtube. Đây là công cụ marketing độc đáo cho các doanh nghiệp. Tùy vào mục đích quảng bá và dòng sản phẩm, bạn có thể chọn cho mình loại quảng cáo phù hợp. Nhờ đó, người dùng sẽ tăng nhận thức về hình ảnh và thương hiệu của bạn. SEODO hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về 6 loại quảng cáo phổ biến nhất. Hãy lưu ý kỹ trong việc lựa chọn chiến dịch phù hợp nhé!
Cùng chinh phục Google Ads với các bài viết được chúng tôi chọn lọc kỹ lưỡng
- 5 bước liên kết Google Analytics với Google Ads chuẩn hoá
- Kinh nghiệm chạy quảng cáo Google hiệu quả hàng đầu hiện nay
- Conversion tracking là gì? Tất tần tật về cách thiết lập và theo dõi MỚI
- Cách đọc báo cáo google analytics “NHANH NHƯ CHỚP”