Bản cập nhật thuật toán cốt lõi đầu tiên của năm 2023 đã chính thức hoàn tất vào ngày 28 tháng 3 vừa qua, kéo dài 13 ngày kể từ ngày 15 tháng 3.
1. Bản cập nhật cốt lõi là gì?
Bản cập nhật cốt lõi (Cores update) được thiết kế nhằm đảm bảo Google thực hiện tốt sứ mệnh đem đến cho người dùng những truy vấn hữu ích và tin cậy nhất.
Chính vì vậy, hàng năm, Google sẽ cập nhật một số thay đổi lớn trên diện rộng với hệ thống thuật toán tìm kiếm của mình.
2. Tần suất cập nhật cốt lõi của Google?
Hàng năm, Google sẽ có một vài cập nhật cốt lõi lớn, quan trọng đối với các hệ thống và thuật toán tìm kiếm – được thông báo khi chúng xuất hiện trong danh sách cập nhật xếp hạng Google Tìm kiếm của Google.
3. Tổng quan về Bản cập nhật cốt lõi tháng 3 năm 2023
Google đề cập rằng, cores update có thể làm giảm thứ hạng của một số trang web. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn đã vi phạm chính sách, thuật toán, hay chịu tác động từ bản cập nhật.
Lí do là bởi: Nội dung trong cores update chỉ hướng đến việc tối ưu tổng thể với hệ thống đánh giá nội dung của Google.
Nói cách khác, bạn có thể hiểu rằng các bài viết khác được Google chấm là phù hợp hơn và được đưa lên vị trí cao hơn chứ không phải do trang web của bạn đã bị vi phạm tiêu chuẩn do Bản cập nhật gây nên.
Google đưa ra một ví dụ để SEOer dễ hình dung hơn về Cores Update như sau:
Hãy tưởng tượng bạn tạo bài viết danh sách 100 bộ phim hay nhất năm 2021. Sau đó, vào năm 2024, bạn cập nhật danh sách này. Tất nhiên là danh sách này sẽ có sự thay đổi. Một số bộ phim mới rất hấp dẫn nhưng chưa từng xuất hiện cho đến lúc đó thì nay có thể là ứng cử viên cho danh sách này. Cũng có thể bạn đánh giá lại một số bộ phim và nhận thấy những bộ phim đó xứng đáng ở vị trí cao hơn trong danh sách so với trước đây.
Danh sách sẽ thay đổi và nếu có những bộ phim bị tụt hạng thì không phải là do những bộ phim đó không hay. Đơn giản là có những bộ phim khác xứng đáng đạt được thứ hạng cao hơn.
Đọc thêm: Thuật Toán Google Cập Nhật Từ Trước Đến Nay Updated 2023
4. Vậy chúng ta nên làm gì nếu thứ hạng bài viết bị giảm?
Google một lần nữa nhấn mạnh rằng chúng ta không cần phải làm gì. Tuy nhiên đó là trong trưởng hợp bạn đã tối ưu 100% những gì có thể, và đem đến cho người đọc một nội dung hữu ích và giá trị nhất.
Nếu bạn vẫn cảm thấy mình làm chưa tốt, Google cũng có gợi ý về việc làm thế nào để tạo ra nội dung hữu ích, đáng tin cậy, lấy người dùng làm trung tâm.
5. Các bước tối ưu chính cho SEOer
Việc đầu tiên mà SEO-er cần làm, đó là tiến hành rà soát toàn bộ nội dung, cấu trúc chủ đề, cấu trúc liên kết, cũng như giao diện website,…và vạch ra những giải pháp để cải thiện tổng thể sức mạnh website. Sau đây là 4 bước tối ưu chính bạn có thể xem xét để giúp website tạo ra nhiều giá trị hơn cho người dùng.
5.1. SEO Content
Với người mới, một số câu hỏi tổng quan khi phân tích nội dung website gồm:
- Để khách truy cập tin tưởng website của bạn ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Hình thức bắt mắt với nội dung mới, độc đáo, cùng trải nghiệm người dùng tốt là nền tảng cốt lõi. Để tối ưu Tỷ lệ thoát cho trang, bạn có thể cân nhắc bổ sung lời chứng thực, logo đối tác và số liệu thống kê, ví dụ như với SEODO: +2000 lượt tư vấn, +400 đối tác là các doanh nghiệp lớn như Vingroup, FPT,…
- Không chỉ cung cấp kiến thức đơn thuần cho người đọc, hãy thể hiện sự chuyên nghiệp và khôn ngoan vào nội dung của bạn. Trước hết, bạn có thể đi nghiên cứu và tham khảo 10 bài ở trang đầu, hoặc các bài viết nước ngoài để nắm bắt được lượng thông tin mà đối thủ của bạn đang phân phối. Từ đó, hãy vạch ra cho mình một hướng viết độc đáo của riêng bạn; bạn nên bổ sung kinh nghiệm và trải nghiệm của mình vào bài viết. Đào sâu và sâu hơn nữa so với đối thủ, nhưng đừng lạc hướng và đảm bảo trả lời đúng nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, cũng cần đề cập cho người dùng rằng bài viết của bạn là tự viết, hay dựa trên một người có chuyên môn về chủ đề này.
Tiếp theo, hãy cùng tôi khám phá cách để tạo ra một nội dung “đắt xắt ra miếng” và Ontop Google:
- Đảm bảo nội dung đạt chuẩn E-E-A-T.
- Đảm sự minh bạch của bài viết bằng việc trả lời đầy đủ cho câu hỏi “ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao và như thế nào” trong một chủ đề và trích dẫn nguồn. Hãy cung cấp tốt hơn đối thủ của bạn trong các đầu mục quan trọng này.
- Cải thiện trải nghiệm người dùng với SEO Technical.
- Trực quan hóa và làm nội dung trở nên hấp dẫn, ấn tượng hơn với hình ảnh, biểu đồ.
- Đảm bảo mật độ từ khóa chính, phụ ở trong các heading, tiêu đề, meta description, alt text.
- Bổ sung các liên kết nội bộ có nội dung liên quan giúp gia tăng trải nghiệm người dùng và Google.
5.2. Xây dựng Cấu trúc Silo
Với các SEOer đã có kinh nghiệm, chắc hẳn bạn đã không còn lạ gì với Cấu trúc Silo, một nền tảng cực kì quan trọng – góp phần sự tăng trưởng bền vững cho website. Còn nếu bạn là người mới, có thể hiểu ngắn gọn cấu trúc Silo là một “khung xương” sắp xếp và phân loại các trang nội dung chất lượng cùng một chủ đề và nhóm chúng lại với nhau, sắp xếp từ tổng quan đến chi tiết.
Cấu trúc Silo giúp cả công cụ tìm kiếm và khách truy cập trang web dễ dàng tìm thấy nội dung hơn nhờ sự liên quan này.
Để tôi ví dụ cho bạn dễ hiểu hơn:
Hình ảnh bên trái cho thấy cách SEODO chia mục Góc Kiến Thức thành các Đầu mục Kiến thức SEO – Google Ads – Digital Marketing. Còn khi bấm vào Kiến thức SEO thì sẽ có các đầu mục như hình bên phải.
Việc tối ưu cấu trúc Silo rõ ràng và đa dạng sẽ đem đến các lợi ích sau:
- Gia tăng thời gian ở lại trang của người dùng, vì người dùng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm thêm thông tin và trải nghiệm được gia tăng.
- Giúp gia tăng sức mạnh website, vì Google đọc và hiểu được mức độ liên quan mà nội dung website đem lại. Từ đó gia tăng ranking bài viết cũng dễ dàng hơn.
Cấu trúc Silo đã được trong giới thừa nhận và thử nghiệm và triển khai trong các dự án SEO. Và đây cũng chính là một trong số các bước tối ưu chất lượng mà bạn nên sử dụng để có thể chịu được các bản cập nhật cốt lõi của Google.
5.3. Xây dựng Internal link bài bản
# Bạn sẽ được gì khi xây dựng internal link bài bản?
- Điều hướng người dùng tới những page mình mong muốn, gia tăng trải nghiệm người dùng và tăng tỷ lệ chuyển đổi
- Tối ưu được dòng chảy link juice trong website, giúp cho link juice trong web đều hơn, giúp dễ dàng phân bổ nguồn lực trong website
- Tối ưu được cấu trúc website, giúp website của bạn mạnh mẽ hơn và làm tăng thêm sự tin tưởng (trust) đối với Googlebot và các bộ máy tìm kiếm khác.
- Tăng tốc độ index trên trang, khi đó Googlebot dễ dàng có thể truy cập được tất cả các trang trên một tên miền một cách logic nhờ sự điều hướng tốt.
#Vậy như thế nào là một Internal link tốt?
- Các bài trỏ internal link là những bài liên quan chủ đề với nhau
- Bài đặt internal link có traffic
- Internal link được khách hàng click
#Giai đoạn xây dựng Internal link
- Đây là giai đoạn thường dành cho những website mới được xây dựng, chúng ta sẽ sử dụng internal link để tạo cấu trúc chủ đề và sự uy tín cho website
- Nếu Content ngang hàng với nhau thì nên sử dụng Anchor Text Title với nhau
– Giai đoạn 2 – Thúc đẩy:
- Kết thúc giai đoạn 1 là khi website đã có ít traffic, nhưng nhiều từ khóa nhận chưa đúng link, từ khóa chính chưa được thúc đẩy mạnh thì chuyển qua giai đoạn anchor text thúc đẩy là anchor text từ khoá
- Sau khi website ổn định về cấu trúc, có người dùng truy cập, cần tối ưu internal link để người dùng dễ click vào link hơn nữa tạo hiệu quả chuyển đổi cho website. Tuy nhiên vẫn cần theo cấu trúc internal link ban đầu, nếu sai sẽ dễ gây loãng chủ đề và vỡ cấu trúc.
#Quy trình xây dựng Internal link
VẼ SƠ ĐỒ CẤU TRÚC INTERNAL LINK
LÊN KẾ HOẠCH INTERNAL LINK
Để đảm bảo rủi ro thấp nhất có thể, đây là bước cần thiết để chúng ta hoạch định cách làm internal link từ sớm.
Để hiểu hơn về cách lên kế hoạch internal link, chúng ta sẽ dựa trên những cách thức dưới đây:
- Trên sapo: Link về chính nó – Trên sapo: Link về trang chủ
- Trong body: 6-15 internal link về những bài Small Content cùng chủ đề
- Dưới cùng: 2-3 internal link về những bài Small Content cùng chủ đề
- Trên sapo: Link về chính nó – Trên sapo: Link về trang chủ
- Trên sapo: Link về Big Content với Anchor Text từ khoá
- Trong body: 3-4 internal link về những bài Small Content cùng chủ đề
- Dưới cùng: 2-3 internal link về những bài Small Content cùng chủ đề
THỰC THI INTERNAL LINK
-> Thực thi internal link theo kế hoạch đưa ra.
KIỂM SOÁT VÀ TỐI ƯU
# MỘT SỐ CÁCH INTERNAL LINK TẠO HIỆU QUẢ TRONG SEO
INTERNAL LINK TỪ NHỮNG PAGE CÓ SỰ HIỆU QUẢ
INTERNAL LINK TỪ NHỮNG PAGE CÓ SỰ LIÊN QUAN
Nếu bạn muốn tăng internal link từ page nào đó tới page với từ khoá A, hãy search Google site:domain + “từ khoá A”. Sau đó hay internal link từ những kết quả hiển thị về page với từ khoá A đó. Điều này sẽ gia tăng sự liên quan cho nhóm chủ đề đó, được Google nhìn nhận tốt hơn về chủ đề.
5.4. SEO Audit
Audit là quá trình chúng ta khám bệnh cho website, từ đó nắm được những vấn đề tồn tại trong website và đưa ra phương án tối ưu.
Tại sao cần phải Audit:
- Để dự án đi đúng hướng, nếu chúng ta lơ là không kiểm soát, rất dễ dự án sẽ đi theo những hướng mà chúng ta không rõ.
- Website sẽ có những vấn đề trong quá trình chúng ta thực thi, nếu không Audit sẽ dẫn tới chúng ta không nắm được vấn đề, từ đó website sẽ càng phát sinh vấn đề và kết quả ngày càng tệ hơn
- Dự án đang bị tụt hoặc có vấn đề. Điều đầu tiên là Audit để xác định vấn đề và đưa ra giải pháp ngay sau đó.
Audit tổng thể SEO bao gồm 3 hạng mục:
- Audit Website: kiểm tra những hạng mục liên quan tới website
- Audit Content: kiểm tra hiệu quả và chất lượng của content
- Audit Backlink: kiểm tra hiệu quả và chất lượng của backlink
Chi tiết bạn có thể xem thêm tại: Technical SEO: Chuẩn Hóa SEO Kỹ Thuật Cập Nhật Năm 2023
Tổng kết: Google cũng đã đề cập rằng một vài tối ưu nhỏ sẽ không thể thay đổi được thứ hạng. Tuy nhiên, các tối ưu giúp nội dung của bạn trở nên hữu ích và giá trị và lấy người đọc làm trung tâm luôn là kết quả mà Google hướng tới. Vi vậy, hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng với các đề xuất chúng tôi vừa trình bày để có kết quả tốt nhất. Cám ơn bạn đã đọc và hẹn gặp lại trong các cập nhật tin tức mới nhất từ SEODO.
Mình là Thu Hoài – PGĐ SEODO phụ trách Sản Xuất với 5+ năm kinh nghiệm trong nghề, chinh chiến hơn 200+ dự án thành công trong đó các lĩnh vực khó và cạnh tranh như bất động sản, nội thất, Airway. Mình luôn quan niệm rằng: SEO là phải hiểu thương hiệu, hiểu sản phẩm/dịch vụ & hiểu khách hàng của họ. Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ được sự đón nhận và ủng hộ từ phía các bạn