Bộ nhận diện thương hiệu là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng danh tiếng trên thị trường. Đặc biệt, với sự cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, những thương hiệu có độ nhận diện lớn sẽ chiếm được lợi thế trong lòng khách hàng. Vậy thì quy trình xây dựng bộ nhận diện gồm những bước nào? Cách triển khai mỗi bước ra sao? Bạn hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết ngày hôm nay nhé!
1. Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu (Brand identity) gồm những tất cả những điều mà thương hiệu muốn khách hàng nhớ đến. Trong đó, bạn cần trả lời được giá trị của thương hiệu là gì và bạn muốn cách mọi người cảm nhận khi tương tác với công ty. Thông qua đó, bạn sẽ truyền tải những đặc điểm riêng biệt đến khách hàng. Về cơ bản, đây chính là tính cách của doanh nghiệp và cũng là lời hứa của họ với cộng đồng, khách hàng.
Bên cạnh đó, bạn cần hiểu rõ thuật ngữ thương hiệu. Định nghĩa về một thương hiệu sẽ bao hàm rất nhiều thứ hơn chỉ là một cái tên hay biểu tượng. Thương hiệu chính là đặc điểm hoặc tập hợp các tính năng của doanh nghiệp. Điều này sẽ phân biệt một tổ chức với các tổ chức khác. Một thương hiệu thường sẽ bao gồm tên, slogan, logo, các ấn phẩm, tuyên bố của thương hiệu,…
2. Tại sao Bộ nhận diện thương hiệu lại quan trọng như vậy?
Vai trò của bộ nhận diện thương hiệu luôn được các các chuyên gia đánh giá cao. Đặc biệt, đối với những người làm nghề Marketing, bạn phải hiểu được tầm quan trọng của yếu tố này. Bởi lẽ, đây là bộ mặt của doanh nghiệp. Khách hàng sẽ dựa vào đó để đánh giá và quyết định có đồng hành hay không. Dưới đây là một số tầm quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu:
2.1. Brand Identity là “Bộ mặt” của cả Doanh nghiệp
Logo của một thương hiệu sẽ là đại diện cho hình ảnh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, “bộ mặt” đó còn đóng vai trò quan trọng hơn rất nhiều. Bộ nhận diện thương hiệu còn giúp tổ chức trở nên gần gũi, thú vị hơn trong mắt khách hàng. Mọi người sẽ liên tưởng được nhiều giá trị sâu xa hơn thông qua logo và nhận dạng thương hiệu.
2.2. Uy tín và Tin cậy
Brand identity không chỉ khiến công chúng nhớ về doanh nghiệp của bạn mà còn giúp thương hiệu trở nên đáng tin cậy hơn trên thị thường. Thông qua sự đồng nhất, chuyên nghiệp và chỉn chu, doanh nghiệp sẽ tăng thêm hình ảnh uy tín. Để làm được điều này, thương hiệu phải duy trì được sự nhất quán theo thời gian của bộ nhận diện thương hiệu. Đây là một vũ khí lợi hại với các đối thủ cạnh tranh.
2.3. Số lần hiển thị quảng cáo
Bộ nhận diện thương hiệu là một yếu tố quan trọng để đưa vào quảng cáo cho doanh nghiệp của mình. Đó có thể là hình thức quảng bá trực tuyến, tại các video trên YouTube, quảng cáo trên mạng xã hội hoặc bản in, tờ rơi,… Nhờ sự phổ biến của thương hiệu, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận với khách hàng. Ngoài ra, việc có bộ mặt uy tín trong ngành sẽ giúp bạn tự quảng bá và tạo ấn tượng với khách hàng.
2.4. Sứ mệnh của công ty bạn
Mỗi công ty được ra đời đều mang một sứ mệnh riêng. Vậy làm thế nào để mang sứ mệnh đó đến gần hơn với công chúng? Việc truyền tải những mục đích của công ty một cách xuyên suốt sẽ giúp khách hàng dế thấy được điều đó. Ngoài ra, bạn hãy làm tìm cách để tạo ra những bản sắc riêng cho thương hiệu. Điều này sẽ lại sự gợi nhớ cho khách hàng về sứ mệnh của doanh nghiệp.
2.5. Tạo khách hàng mới và mang lại khách hàng hiện tại
Bộ nhận diện sẽ thu hút người khác dành thời gian để tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ của bạn. Khi những người này trở thành khách hàng thì bản sắc đó sẽ mang lại cho họ sự gần gũi, thân quen. Sản phẩm chính là thứ mang khách hàng đến với doanh nghiệp. Tuy nhiên, thương hiệu tốt mới có đủ khả năng để tạo ra những nhân tố trung thành và ủng hộ bạn.
3. Lịch sử của bộ nhận diện thương hiệu
Các biểu tượng quốc gia, tôn giáo, bang hội và huy hiệu, mà chúng ta có thể coi là tương tự như thương hiệu hiện đại, quay trở lại hàng thiên niên kỷ. Thực tiễn hiện đại bắt nguồn từ cuộc cách mạng công nghiệp. Tuy nhiên, khi hàng gia dụng bắt đầu được sản xuất trong các nhà máy, các nhà sản xuất cần có cách để tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.
Những nguồn gốc đầu tiên của thương hiệu đã xuất hiện từ xa xưa. Những yếu tố như biểu tượng của quốc gia, tôn giáo hay đảng phái từ hàng nghìn năm trước đều có sự tương đồng với thương hiệu hiện đại. Thực tế, những thương hiệu chính thức ra đời từ cuộc cách mạng công nghiệp. Những sản phẩm gia dụng được sản xuất hàng loạt trong nhiều nhà máy. Điều này đặt ra vấn đề về thương hiệu và sự khác biệt với đối thủ.
Do đó, nhiều nỗ lực đã ra đời để xây dựng định vị thương hiệu. Các biển quảng cáo đơn giản được ra đời bao gồm linh vật, âm thanh và nhiều phương thức khác. Một số nhà máy, xí nghiệp tuyên bố đăng ký các nhãn hiệu. Những thương hiệu đã đăng ký lâu đời nhất như Stella Artois, Twinings Tea và Levi Strauss.
4. Ý nghĩa của bộ nhận diện thương hiệu
Nhận diện thương hiệu là một khía cạnh trực quan như biểu tượng hoặc hình ảnh của thương hiệu. Ví dụ thực tế nhất, bạn hãy nghĩ đến “swoosh” của Nike hoặc quả táo của Apple. Đây là hai trường hợp nổi bật về sự gắn kết giữa bản sắc thương hiệu với các biểu tượng, hình ảnh. Bản sắc thương hiệu được tổng hợp từ các yếu tố thương hiệu khác nhau. Những điều đó sẽ mang doanh nghiệp đến gần hơn với công chúng.
Một bộ nhận diện thương hiệu chất lượng sẽ củng cố sự nổi tiếng và phổ biến của công ty trong thị trường cạnh tranh. Ngoài ý nghĩa truyền thông, thương hiệu còn là tài sản vô giá của các công ty. Đây là một giá trị vô hình, khó định lượng nhưng luôn hiện hữu. Doanh nghiệp có thể định giá dựa trên việc tính chi phí xây dựng thương hiệu như tiền bản quyền, sử dụng tên hoặc thu nhập của công ty nếu không có thương hiệu.
Ví dụ: Nike đang sở hữu một trong những logo dễ nhận biết nhất trên thế giới – “swoosh”. Theo báo cáo của Forbes, thương hiệu Nike xếp hạng 13 với giá trị thương hiệu khoảng 39,1 tỷ đô la. Thương hiệu nằm đầu tiên trong danh sách này là Apple. Tập đoàn này sở hữu giá trị thương hiệu ước tính là 241,2 tỷ USD.
5. Các bước để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Để xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu mạnh là điều không hề đơn giản. Bởi lẽ, mỗi doanh nghiệp sẽ mang một sứ mệnh và hình ảnh riêng trong mắt công chúng. Tuy nhiên, để xây dựng thành công một thương hiệu thì bạn phải thực hiện đầy đủ 5 bước, từ giai đoạn phân tích thị trường cho đến triển và và theo dõi kết quả. Các doanh nghiệp nên áp dụng quy trình này một cách linh hoạt để phù hợp với bối cảnh của tổ chức.
5.1. Nghiên cứu khán giả, đề xuất giá trị và sự cạnh tranh của bạn.
Trước khi đưa ra các quyết định, bạn phải phân tích được những điều mình sẽ hướng đến. Chính vì thế, bước đầu tiên để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chính là nghiên cứu thị trường. Dưới đây là một số công việc mà bạn cần làm để xác định trước khi giải quyết vấn đề về thương hiệu:
#Đối tượng
Quá trình tìm hiểu khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng hình ảnh của mình. Bởi lẽ, một sản phẩm hướng đến lứa tuổi học sinh sẽ có cách truyền thông khác với sinh viên đại học. Một số phương pháp nghiên cứu về đối tượng mục tiêu có thể kể đến như khảo sát, thu thập dữ liệu,… Qua đó, doanh nghiệp sẽ hiểu được những mong muốn của khách hàng để tạo ra một thương hiệu mà mọi người yêu thích.
# Đề xuất giá trị & cạnh tranh
Nếu bạn muốn tạo ra một thương hiệu độc đáo, hãy tìm ra sự khác biệt của riêng mình. Để làm được điều đó, bạn hãy để mắt đến đối thủ cạnh tranh để phân tích rõ hơn. Doanh nghiệp sẽ biết được phương án nào nên hoặc không nên áp dụng vào việc xây dựng thương hiệu của riêng mình. Ngoài ra, khi phân tích cạnh tranh, bạn sẽ đánh giá được những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp để phát triển thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu.
# Nhiệm vụ
Biết được doanh nghiệp đang cung cấp điều gì thì sẽ giúp bạn biết được sứ mệnh kinh doanh. Do đó, mọi công ty đều phải xác định rõ tầm nhìn và nhiệm vụ. Khi biết được điều đó, thương hiệu sẽ mang được những cá tính riêng biệt trong mắt khách hàng. Hơn hết, doanh nghiệp phải có sứ mệnh riêng để xây dựng và duy trì sự phát triển bền vững.
Callie Wilkinson, Giám đốc Thương hiệu Cấp cao của HubSpot từng nói:
“Don’t be afraid to stand for something. Now more than ever, customers are drawn to brands that align with their values. Inject your mission and vision into everything you do, and pursue meaningful partnerships with people and organizations that share those values.”
Tạm dịch là “Đừng ngại ủng hộ điều gì đó. Giờ đây, hơn bao giờ hết, khách hàng đang bị thu hút bởi thương hiệu phù hợp với giá trị của họ. Hãy đưa sứ mệnh và tầm nhìn vào mọi hành động của doanh nghiệp và theo đuổi mối quan hệ có ý nghĩa giữa các bên.”
# Tính cách
Cá tính riêng sẽ giúp thương hiệu trở nên nổi bật giữa thị trường. Doanh nghiệp có thể sử dụng các phong cách, màu sắc và hình ảnh để miêu tả tính cách của thương hiệu. Một số tính cách mà các thương hiệu thường sử dụng chính là sang trọng, chuyện nghiệp, năng động,… Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tìm được những tính từ để đại diện cho chính mình cấu thành nên bộ nhận diện thương hiệu phù hợp và nhất quán.
# Phân tích SWOT
Giai đoạn cuối của quy trình đánh giá thị trường chính là phân tích SWOT. Từ đó, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về thương hiệu này. Qua đó, bạn sẽ dễ dàng khắc họa hình ảnh thương hiệu và đưa ra các chiến lược phù hợp với năng lực và bối cảnh. SWOT là viết tắt của:
- Strengths (Điểm mạnh): Các đặc điểm mang lại lợi thế so với đối thủ.
- Weaknesses (Điểm yếu): Các đặc điểm gây bất lợi cho doanh nghiệp của bạn.
- Opportunities (Cơ hội): Những thay đổi và xu hướng của môi trường bên ngoài mang lại cơ hội cho doanh nghiệp của bạn.
- Threats (Đe doạ): Các yếu tố trong môi trường bên ngoài có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp.
5.2. Thiết kế logo và mẫu cho bộ nhận diện thương hiệu.
Khi đã phân tích chi tiết về môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp, bạn đã có thể bắt tay vào giai đoạn hình thành thương hiệu. Đầu tiêu, doanh nghiệp phải thiết kế được các ấn phẩm đại diện cho thương hiệu đó. Bởi vì những thiết kế này chính là đại sứ thầm lặng cho mỗi thương hiệu.
# Logo
Logo không phải là toàn bộ thương hiệu nhưng đây là một yếu tố quan trọng để xây dựng nên thương hiệu. Bởi lẽ, đây là thành phần dễ nhận diện và khách hàng dễ nhớ đến nhất. Logo nên xuất hiện tại mọi sản phẩm hay quảng cáo của thương hiệu. Điều đó không chỉ tăng độ nhận diện mà còn thể hiện được sự đồng nhất, chuyên nghiệp của thương hiệu. Dưới đây là một minh họa về logo:
# Biểu mẫu thú vị
Logo là một yếu tố bắt buộc khi xây dựng thương hiệu nhưng đây không phải là yếu tố duy nhất tạo nên bộ nhận diện thương hiệu. Những sản phẩm, bao bì và cách bố trí cũng góp phần tạo nên màu sắc của thương hiệu. Yếu tố này sẽ tạo nên sự nhất quán và tăng độ nhận diện với người tiêu dùng. Tiêu biểu nhất chính là chữ “M” được xuất hiện tại những mái vòm bằng vàng tại chuỗi cửa hàng của McDonald’s.
# Màu & Loại
Tạo bảng màu riêng là một cách để nâng cao hình ảnh của bạn. Điều này cung cấp cho doanh nghiệp sự đa dạng để có thể tạo ra các thiết kế độc đáo trong khi vẫn trung thành với bản sắc riêng của thương hiệu. Ngoài ra, kiểu chữ cũng là một yếu tố cấu thành bộ nhận diện thương hiệucủa bạn. Dù phong cách “mix and match” đang là xu hướng nhưng doanh nghiệp nên có nhất quán về kiểu chữ với mọi ấn phẩm truyền thông.
# Mẫu
Một yếu tố khác tạo nên sự chuyên nghiệp, đáng tin cậy và nhất quán cho thương hiệu chính là sử dụng các mẫu kết thúc cho mọi email, thư hoặc danh thiếp gửi đến khách hàng, đối tác. Đó có thể là chữ ký, thông tin doanh nghiệp tại cuối email hoặc là các ký hiệu đặc trưng khác.
# Nhất quán
Như đã đề cập, tính nhất quán là yếu tố có thể tạo nên hoặc phá vỡ đi bản sắc của một thương hiệu. Việc sử dụng các mẫu, kiểu chữ, màu sắc và lựa chọn thiết kế sẽ quyết định đến yếu tố đồng nhất của thương hiệu. Trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh, mọi tổ chức nên tạo ra một sự nhất quán trong bộ nhận diện thương hiệu.
# Tính linh hoạt
Tính nhất quán rất quan trọng nhưng duy trì sự linh hoạt trong xã hội luôn thay đổi cũng quan trọng không kém. Công ty cần linh hoạt điều chỉnh các chiến dịch quảng cáo, châm ngôn và thậm chí cải tiến bộ nhận dạng thương hiệu tổng thể để liên tục thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Điều mấu chốt là doanh nghiệp phải biết cách thay đổi linh hoạt dựa trên các yếu tố nhất quán then chốt.
# Tài liệu
Một trong những cách hiệu quả để đảm bảo doanh nghiệp luôn đi đúng quy tắc xây dựng thương hiệu của mình là tạo một bộ tài liệu để ghi lại những việc nên làm và không nên đối với thương hiệu. Ví dụ, Skype là một thương hiệu đã tạo ra một hướng dẫn rõ ràng để bất kỳ ai cũng có thể làm theo. Đây là một cách để trao quyền xây dựng tài sản thương hiệu và chia sẻ thương hiệu của bạn trong khi vẫn tuân thủ thương hiệu.
5.3. Sử dụng ngôn ngữ bạn để kết nối, quảng cáo và thể hiện trên social media.
Khi bạn đã đặt nền móng cho thương hiệu của công ty và thực hiện các bước cần thiết để phát triển thương hiệu thì hãy bắt tay vào bước tích hợp thương hiệu với cộng đồng. Một số yếu tố đáng quan tâm là ngôn ngữ, cảm xúc, quảng cáo,… Cụ thể như sau:
# Ngôn ngữ
Doanh nghiệp phải sử dụng ngôn từ phù hợp với thương hiệu của bạn. Nếu bộ nhận diện của bạn hướng đến sự cao cấp, hãy sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp. Trong trường hợp thương hiệu của bạn tự do, hãy thân thiện hơn. Ngôn ngữ sẽ được tích hợp trong toàn bộ hoạt động kinh doanh. Vì vậy, điều quan trọng là giọng điệu, ngôn từ của doanh nghiệp đưa đến cộng đồng phải phù hợp với tính cách thương hiệu.
# Kết nối & Cảm xúc
Mọi người thường thích những câu chuyện mang đến sự rung cảm cho họ. Qua đó, khách hàng mục tiêu sẽ có cảm xúc hoặc hành động như mục đích của doanh nghiệp. Hình ảnh của thương hiệu có thể thiết lập kết nối cảm xúc với người tiêu dùng và cũng là nền tảng vững chắc để xây dựng mối quan hệ lâu dài.
# Quảng cáo
Quảng cáo bao gồm cả dạng truyền thống và kỹ thuật số. Đây là cách hiệu quả nhất để mang thương hiệu của bạn đến gần hơn với cộng đồng. Thông qua đó, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với khách hàng tiêu của mình. Họ sẽ nhìn và nghe được thông điệp về thương hiệu của bạn qua nhiều phương tiện khác nhau.
# Truyền thông xã hội
Một cách để thiết lập kết nối với người tiêu dùng là sử phương tiện truyền thông xã hội. Rất nhiều nền tảng internet để thiết lập và truyền tải bản sắc thương hiệu của mình. Tiêu biểu nhất, Coca-Cola đã tận dụng rất tốt hình thức ảnh bìa Facebook của mình để truyền tải những chủ đề xuyên suốt và liên quan đến hạnh phúc.
Truyền thông xã hội rất quan trọng vì doanh nghiệp có thể trò chuyện trực tiếp với khách hàng và tạo ra sự gắn kết với thương hiệu. Thương hiệu thường nhận được những phản hồi trực tiếp từ khách hàng trên các trang mạng xã hội. Điều này đặt ra thách thức và cơ hội cho mọi doanh nghiệp. Chính vì thế, nhiệm vụ của bạn phải đảm bảo danh tiếng và có phương án giải quyết các khủng hoảng liên quan.
5.4. Biết những điều cần tránh khi tạo bộ nhận diện thương hiệu
Doanh nghiệp có thể làm theo những bước trên để tạo ra một brand identity mạnh. Tuy nhiên, bạn mắc phải bất kỳ vấn đề nào sau đây, thương hiệu có thể chùn bước hoặc thất bại. Chính vì thế doanh nghiệp phải tránh lên tìm hiểu về những điều cần tránh và đưa ra những phương án giải quyết phù hợp nhất.
# Đừng cung cấp cho khách hàng của bạn những thông điệp hỗn hợp.
Sự rõ ràng và nhất quán luôn là tiêu chí hàng đầu của một bộ nhận diện. Doanh nghiệp phải biết được bạn muốn mang đến điều gì. Từ đó, tổ chức có thể sử dụng những ngôn ngữ và hình ảnh phù hợp để nói lên điều đó. Bởi lẽ, thông điệp hỗn hợp mà bạn cho rằng có ý nghĩa chưa chắc sẽ làm khách hàng hài lòng.
# Đừng sao chép đối thủ cạnh tranh của bạn.
Đối thủ cạnh tranh mạnh thường được xem là hình ảnh tiêu chuẩn cho các thương hiệu mới. Bởi lẽ, những sản phẩm và dịch vụ mà bạn đang cung cấp sẽ tương tự đối thủ. Tuy nhiên, doanh nghiệp không được phụ thuộc vào hình ảnh của đối thủ. Doanh nghiệp có thể đánh giá các tổ chức đó để tự tạo ra sự nổi bật giữa thị trường cạnh tranh mạnh mẽ.
# Đừng đánh mất sự nhất quán giữa trực tuyến và ngoại tuyến.
Trên thực tế, những bản quảng cáo in ấn luôn có sự khác biệt nhất định so với hình thức trực tuyến. Bởi lẽ, những ấn phẩm online cho phép nhà truyền thông dễ dàng thỏa sức sáng tạo hơn. Tuy nhiên, mọi thương hiệu đều phải có sự nhất quán giữa trực tuyến và ngoại tuyến. Tiêu biểu nhất, màu sắc, kiểu chữ, chủ đề và thông điệp phải được thống nhất trọng mọi hình thức quảng bá.
# Đừng chỉ quá tập trung vào việc mở rộng quy mô
Mở rộng quy mô qua các kênh khác nhau là điều doanh nghiệp nên thực hiện. Nhưng thương hiệu phải được phát triển theo lộ trình đảm bảo phù hợp với bản chất riêng của bạn. Sự mở rộng chỉ có ý nghĩa và đạt được thành công khi doanh nghiệp không bị bỏ qua những giá trị cốt lõi. Chính vì vậy, sự hy sinh sứ mệnh của công ty để phát triển nhanh là điều nên hạn chế.
5.5. Giám sát thương hiệu của bạn để duy trì bộ nhận diện thương hiệu.
Doanh nghiệp sẽ khó để đánh giá kết quả nếu không theo dõi các chỉ số. Bạn có thể sử dụng Google Analytics, khảo sát, nhận xét,… để theo dõi thương hiệu. Từ đó, công ty biết được mọi người đang nói và đánh giá thương hiệu như thế nào. Điều này mang đến cơ hội thực hiện các thay đổi đối với thương hiệu khi cần thiết. Doanh nghiệp có thể sửa chữa sai lầm hoặc để cải thiện độ nhận diện của thương hiệu.
Zabik từng nói:
“Test, learn, and optimize. Figure out what sets your brand apart from your competitors and learn to communicate that in a way that builds trust. If your product lives up to the hype you create, you’ll start to build momentum with customers that believe in your brand.”
Tạm dịch là “Hãy thử nghiệm, học hỏi và tối ưu hóa để tìm ra điều gì làm thương hiệu khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và học cách truyền đạt điều đó bằng phương pháp xây dựng sự tin cậy. Nếu sản phẩm đạt được sự hiệu ứng mong muốn, bạn sẽ bắt đầu để đưa ra các quyết định khác để tiếp cận khách hàng.”
6. Câu hỏi thường gặp về bộ nhận diện thương hiệu
Bên cạnh những kiến thức cơ bản về bộ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp nên tìm hiểu về những câu hỏi thường gặp. Bởi lẽ, qua những thắc mắc phổ biến này, bạn sẽ nhận ra được cách áp dụng phù hợp cho những lý thuyết vừa có được. Dưới đây chính là 3 câu hỏi thường gặp nhất:
# Tại sao bộ nhận diện thương hiệu lại quan trọng?
Mức độ nhận diện của một thương hiệu rất quan trọng. Bởi lẽ, khi thiếu yếu tố này, khách hàng không thể nhận ra một thương hiệu. Thương hiệu mạnh có thể giúp công ty tiến gần hơn với người tiêu dùng
# Điều gì tạo nên một thương hiệu tốt?
Một thương hiệu tốt thường đặt ra trọng tâm rõ ràng, hình ảnh mạnh mẽ và quen thuộc với đối tượng mục tiêu. Ngoài ra, thương hiệu đó sẽ dễ dàng được nhận biết giữa hàng loạt các thương hiệu tương tự.
# Thương hiệu nổi tiếng là gì?
Một thương hiệu nổi tiếng sẽ dễ dàng được cộng đồng nhớ đến. Điều đó không chỉ được thể hiện ở độ phổ biến của thương hiệu mà còn phụ thuộc vào niềm tin của khách hàng đối với bạn. Tiêu biểu, Apple, Nike, Google, Mcdonald’s, Disney và Amazon là một số thương hiệu dễ nhận biết và có giá trị nhất.
Vừa rồi, bạn đã cùng SEODO tìm hiểu các bước cụ thể để xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu. Mỗi doanh nghiệp cần khám phá được những đặc tính riêng của mình để áp dụng một cách linh hoạt quy trình đó. Hy vọng bài viết ngày hôm nay đã mang đến cho quý độc giả nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn còn đang có những thắc mắc liên quan, hãy để lại bình luận để được giải đáp một cách tận tình nhé!
Tham khảo thêm Trọn bộ Kiến thức Digital Marketing được đội ngũ chuyên gia SEODO chọn lọc kỹ lưỡng:
- Brand Equity Là Gì? Cách Xây Dựng & Đo Lường Hiệu Quả 2022
- Branding Là Gì? Định Nghĩa Và Các Cách Xây Dựng Một Brand MẠNH 2022
- Brand Awareness Là Gì? 10 Cách Tạo Nhận Thức Thương Hiệu Trong Tâm Trí Khách Hàng