Góc Kiến Thức

4P trong Marketing là gì? Quy trình chiến lược và triển khai

4P trong Marketing là gì? Định nghĩa 4P lần đầu tiên được xuất hiện vào năm 1964. Cho đến nay, thuật ngữ 4P vẫn luôn là một chiến lược Marketing kinh điển không bị lỗi thời. Bài viết chi tiết dưới đây sẽ cung cấp rõ về khái niệm cũng như giúp độc giả nắm bắt được phương pháp xây dựng trong quá trình triển khai 4P. Mời bạn đọc tham khảo ngay nhé!

1. Marketing Mix là gì?

Marketing Mix hay mô hình 4P trong Marketing đề cập về bốn yếu tố là Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá). Đây là nền tảng cho sự mở rộng thuật ngữ hiện đại sau này. Bên cạnh đó, khả năng thành công của các chiến dịch tiếp thị sẽ phụ thuộc vào việc nhà quản trị áp dụng các tiêu chí như thế nào.

4P trong Marketing là gì
4P trong Marketing là gì?

Theo nghiên cứu của chuyên gia thì 4 yếu tố trên sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Những người làm Marketing sẽ cần phải tập trung trả lời những câu hỏi cụ thể là:

  • Product: Doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm hay dịch vụ gì?
  • Price: Chi phí mà khách hàng cần bỏ ra để có được sản phẩm?
  • Place: Những kênh phân phối nào mà doanh nghiệp muốn phát triển để tiếp cận người mua hàng?
  • Promotion: Khách hàng sẽ tìm kiếm và nhận diện về sản phẩm như thế nào?

>>>Tham khảo thêm: 7P là gì? Sự khác biệt giữa 7P và 4P  trong Marketing

2. Các yếu tố mô hình 4P trong Marketing là gì?

Các bạn đã được tìm hiểu 4P trong Marketing là gì. Trong phần nội dung tiếp theo sau đây sẽ phân tích cụ thể về bốn yếu tố trong mô hình.

2.1. Product: Sản phẩm – trong Marketing Mix là gì

Marketer cần xác định sản phẩm sẽ được ra mắt trên thị trường. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, bạn cần phân tích nhu cầu của khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm/dịch vụ. Sau đó, công ty tiến hành chỉnh sửa các yếu tố để đáp ứng mong muốn của người tiêu dùng. Một khi người mua hàng nhận thấy giá trị của mặt hàng thì sẽ giới thiệu với người thân và quay trở lại mua sắm trong tương lai.

Ngoài chất lượng sản phẩm thì bao bì là yếu tố vô cùng quan trọng để thu hút sự chú ý của người mua hàng. Một số điểm mà lãnh đạo cần xem xét khi thiết kế sản phẩm là:

  • Sản xuất hàng loạt hoặc theo đơn đặt hàng: Doanh nghiệp sẽ đưa ra thị trường số lượng lớn sản phẩm giống nhau cho tất cả người mua, hay chỉ phân phối mặt hàng riêng biệt tùy theo nhu cầu khách hàng?
  • Loại sản phẩm: Sản phẩm của bạn có phải là hàng tiện dụng (kem, tạp chí, thuốc lá, nước, …), hàng mua sắm (đồ nội thất, quần áo, thiết bị điện tử, …), mặt hàng đặc biệt (xe máy, đồ cổ, bộ sưu tập tranh, …) hay hàng thụ động (bảo hiểm tai nạn, dịch vụ mai táng, bình chữa cháy, …).
  • Sản phẩm mới hoặc đã tồn tại trên thị trường: Nếu là sản phẩm mới thì doanh nghiệp sẽ cần nhiều nỗ lực để thể hiện giá trị và thuyết phục công chúng chấp nhận sử dụng. Với trường hợp một phiên bản cải tiến thì Marketer cần làm nổi bật tính năng hoặc thể hiện sự tối ưu chi phí của mặt hàng so với đối thủ cạnh tranh.
  • Kiểm tra sản phẩm: Một lỗi dù lớn hay nhỏ cũng có thể khiến khách hàng thất vọng và làm giảm doanh thu. Do đó, đội ngũ sản xuất cần giám sát quy trình kỹ lưỡng để đảm bảo sản phẩm nhận nhắm đúng mục tiêu và nhận phản hồi tốt từ khách hàng.
4P trong Marketing là gì
Yếu tố sản phẩm – 4P trong Marketing là gì

Dưới đây là một số câu hỏi gợi ý nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện chiến lược sản phẩm trong marketing mix một cách hợp lý.

  • Sản phẩm đã thỏa mãn nhu cầu của khách hàng chưa?
  • Bạn cần bổ sung những tính năng gì cho sản phẩm để đáp ứng những yêu cầu trên?
  • Sản phẩm sẽ được sử dụng theo cách thức như thế nào?
  • Bao bì của sản phẩm đã được thiết kế hợp lý và trông như thế nào?
  • Doanh nghiệp có cung cấp sản phẩm thử để khách hàng trải nghiệm hay không?
  • Kích cỡ, màu sắc, tên của sản phẩm/dịch vụ có thu hút sự chú ý không?
  • Sản phẩm có đặc điểm nổi bật nào khác với đối thủ?

2.2. Place: Kênh phân phối – trong Marketing Mix là gì

Kênh phân phối (Place) là nơi mà tại đó khách hàng sẽ tiếp cận tới sản phẩm của doanh nghiệp. Một số câu hỏi mà nhà lãnh đạo cần phải trả lời trước khi đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm thích hợp.

  • Doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm trực tiếp hay thông qua các đại lý hoặc nhà phân phối?
  • Nếu công ty tự kinh doanh mặt hàng thì sẽ sử dụng phương thức nào? Thông qua Internet, Mail hay tại một cửa hàng cụ thể?
  • Vị trí của cửa hàng có phải nơi nơi đông người qua lại để gia tăng lượng khách hàng tiềm năng ghé thăm hay không?
4p trong marketing
Kênh phân phối – 4P trong Marketing là gì

Đối với bất kỳ một nhà kinh doanh nào thì việc đánh giá các loại phương thức phân phối mới là nhiệm vụ vô cùng cần thiết. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Lựa chọn và thiết lập địa điểm: Vị trí kinh doanh ảnh hưởng tới trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Vì ậy, doanh nghiệp cần cố gắng để ổn định cửa hàng ngay từ ban đầu?
  • Quản lý chuỗi cung ứng: Điều hành chuỗi cung ứng có thể giúp công ty xây dựng một quy trình hoạt động hiệu quả từ khâu chuẩn bị sản xuất cho đến giai đoạn giao hàng và tiêu thụ sản phẩm.
  • Xuất khẩu: Kinh doanh ở thị trường nước ngoài là một bước phát triển lớn và sẽ đem lại nguồn lợi nhuận cao cho công ty.

2.3. Price: Giá trong Marketing Mix là gì

Price là yếu tố thứ ba của mô hình 4P trong Marketing. Cụ thể là cái giá mà khách hành trả cho doanh nghiệp để sở hữu sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến số lượng tiêu thụ.

  • Nếu giá quá thấp có thể khiến khách hàng nghĩ rằng sản phẩm này chất lượng kém. Thêm vào đó, lợi nhuận có được sẽ có khả năng không đủ để duy trì và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác.
  • Ngược lại nếu giá quá cao thì khách hàng có thể không sẵn lòng mua sản phẩm hoặc chỉ bỏ ra một số ít để có được số lượng nhỏ.
4P trong Marketing là gì
Giá ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng sản phẩm bán ra.

Do vậy, doanh nghiệp nên xem xét các vấn đề sau để đưa ra quyết định niêm yết giá của sản phẩm là bao nhiêu.

  • Chi phí tạo ra sản phẩm (chi phí cố định và chi phí biến đổi).
  • Giá trị cốt lõi mà khách hàng nhận được khi sở hữu sản phẩm.
  • Sản phẩm của đối thủ cạnh tranh đang có mức giá là bao nhiêu.
  • Khả năng chi trả của nhóm khách hàng mục tiêu cho sản phẩm là bao nhiêu.

2.4. Promotion: Tiếp thị, quảng bá – trong Marketing Mix là gì

Promotion trong Marketing chính là hoạt động giúp sản phẩm được công chúng biết đến càng nhiều càng tốt. Trong mô hình 4P đây là yếu tố quyết định tới doanh thu của một doanh nghiệp. Để khách hàng ra quyết định mua thì cần phải biết về tính năng, công dụng và phải giải quyết được vấn đề mà người tiêu dùng đang vướng mắc.

4P trong Marketing là gì
Promotion – Yếu tố quyết định doanh thu của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp sẽ dựa vào ngân sách hiện có để xác định phương pháp Marketing thích hợp. Do đó, bạn phải chắc chắn rằng sản phẩm đang được quảng cáo ở nơi dễ nhìn (mặt tiền, khu trung tâm, đường lớn, Internet). Trước khi triển khai hoạt động, người lãnh đạo cũng cần xem xét chiến thuật cụ thể bao gồm:

  • Tiếp thị truyền thống trên truyền hình, đài phát thanh, biển quảng cáo, trên báo chí.
  • Thực hiện chiến dịch trên Internet, Social Media và các phương tiện Online khác.
  • Tham gia hoặc tổ chức triển lãm/hội chợ thương mại.
  • Thiết kế tờ rơi quảng cáo
  • Sử dụng Telemarketing hay Email Marketing.

Thông điệp và hình ảnh thương hiệu được sử dụng rất quan trọng trong việc khiến người tiêu dùng biết đến và yêu thích sản phẩm của doanh nghiệp đang có mặt trên thị trường. Cụ thể:

  • Thông điệp ấn tượng, thu hút và có sức thuyết phục khách hàng rằng đây chính là điều mà mọi người cần..
  • Thương hiệu phải có sức ảnh hưởng khiến công chúng nhớ đến và nghĩ về sản phẩm của doanh nghiệp ngay lập tức.

Xem thêm: Dịch vụ SEO Hồ Chí Minh của SEODO có gì đặc biệt?

3. Vai trò cốt lõi của chiến lược 4P trong Marketing

Vừa rồi mọi người đã được tìm hiểu chi tiết các yếu tố 4P trong Marketing là gì. Trong nội dung của phần 3, SEODO sẽ tiếp tục chỉ ra những vai trò chiến lược của mô hình trong nhiệm vụ cụ thể.

3.1. Thúc đẩy doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm mới chất lượng hơn

4P trong Marketing hỗ trợ công việc nghiên cứu và tìm hiểu rõ hơn về thị trường, cũng như nhu cầu của khách hàng. Từ đó, nhà quản trị sẽ có cơ sở để đưa ra những ý tưởng sáng tạo nhằm đáp ứng mong muốn của khách hàng. Chính vì thế, các sản phẩm được ra mắt sau sẽ được tiêu chuẩn hóa, mang đến chất lượng tốt hơn, cung cấp những lợi ích cụ thể và giải quyết đúng vấn đề.

mô hình 4p
Thúc đẩy phát triển sản phẩm mới chất lượng hơn

3.2. Mô hình 4P Marketing giúp gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng

Ngoài những lợi ích mà doanh nghiệp nhận được từ chiến lược 4P, mô hình còn đóng vai trò quan trọng với người tiêu dùng. Cụ thể là, các sản phẩm chất lượng mới với giá cả cạnh tranh sẽ đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Do đó, khi áp dụng phương pháp, doanh nghiệp còn có làm làm gia tăng lợi ích cho khách hàng và thu hẹp khả năng tiếp cận của người mua hàng với mặt hàng.

3.3. Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường

Mục tiêu sử dụng các chiến lược Marketing của doanh nghiệp là nhằm giúp thương hiệu phát triển hơn. Qua đó, doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch tổ chức hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Điều này sẽ thúc đẩy hiệu quả kinh doanh, tăng sản lượng tiêu thụ. Đồng thời, nhà quản trị cũng khẳng định được giá trị thương hiệu trên thị trường.

4P trong Marketing là gì
Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường

3.4. Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng

Thị trường càng hấp dẫn thì mức độ cạnh tranh càng cao. Chính vì thế doanh nghiệp cần phải cải tiến bản thân liên tục. Những sản phẩm vừa phải bắt mắt vừa phải đảm bảo chất lượng. Hơn thế nữa, vấn đề giá cũng cần được nhà lãnh đạo xem xét kỹ lưỡng để tạo ra lợi thế so với đối thủ. Qua đó, một môi trường kinh doanh công bằng sẽ là điều kiện giúp tổ chức phát triển mạnh mẽ hơn.

4. 6 Bước triển khai chiến lược 4P trong Marketing là gì?

Để doanh nghiệp đạt được thành công, người lãnh đạo hoạch định chiến lược quảng cáo hỗn hợp cần phải dựa trên sự hiểu biết yếu tố 4P trong Marketing là gì. Đồng thời, Leader phải vận dụng linh hoạt các phương pháp qua 6 bước sau:

4.1. Xác định Điểm bán hàng độc nhất

Việc xác định Điểm bán hàng độc nhất thể hiện sự khác biệt của doanh nghiệp so với các đối thủ. Thông qua bảng khảo sát khách hàng, nhà lãnh đạo sẽ tìm cách giải quyết nhu cầu của nhóm mục tiêu. Qua đó, bạn sẽ biết chính xác đâu là đặc điểm hoặc tính năng của sản phẩm mà khiến công chúng yêu thích.

4.2. Thấu hiểu khách hàng

Khi Marketer phân tích đúng Insight của nhóm đối tượng mà doanh nghiệp hướng tới sẽ giúp hoạt động tiếp thị đạt hiệu quả cao hơn. Để làm được điều này thì người làm Marketing cần xác định khách hàng thông qua một số câu hỏi gợi ý như sau:

  • Nhóm đối tượng mua hàng chính là ai?
  • Nỗi đau/vấn đề mà khách hàng mục tiêu đang gặp phải là gì?
  • Những người này mong muốn một sản phẩm như thế nào?
4P trong Marketing là gì
Xác định Insight của nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu

4.3.Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh

Chi phí và các chính sách đãi ngộ đi kèm như giảm giá, bảo hành, ưu đãi đặc biệt, … của đối thủ cần được phải được thống kê để phân tích và đánh giá một cách kỹ lưỡng. Nhiệm vụ này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra mức giá phù hợp và khách quan nhất dành cho người tiêu dùng.

4.4. Đánh giá các kênh phân phối và địa điểm mua hàng

Hiện nay, nhiều phương tiện truyền thông Online như Facebook, Website, YouTube,… có thể giúp doanh nghiệp đạt được số lượng lớn khách hàng trên phạm vi rộng. Qua đó, việc quyết định phân phối sản phẩm thông qua kênh nào và kế hoạch Marketing cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Do vậy, Marketer nên tìm hiểu thông tin sau:

  • Nhóm khách hàng mục tiêu thường mua sắm thông qua hình thức nào?
  • Mọi người có xu hướng sử dụng kênh Social nào?

4.5. Phát triển chiến lược truyền thông (Promotion)

Dựa trên đối tượng khách hàng và mức giá đã được thiết lập, người lãnh đạo sẽ chỉ đạo thực hiện chiến lược truyền thông Marketing. Dù bất kỳ phương thức quảng cáo nào được sử dụng cũng cần phải có khả năng thu hút công chúng. Đồng thời, công dụng và lợi ích của sản phẩm cần được làm nổi bật ngời tiêu dùng dễ dàng tiếp cận.

mô hình 4p trong marketing
Phát triển chiến lược truyền thông – 4P trong Marketing là gì

4.6. Kết hợp các yếu tố và kiểm tra kết quả tổng thể

Bước cuối cùng người lãnh đạo cần làm là kết hợp các yếu tố và kiểm tra kết quả tổng thể. Bởi vì, cả 4 yếu tố trong 4P Marketing đều ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, những nội dung được liên kết tạo ra một chiến lược thành công. Qua đó, Marketer sẽ có lời giải cho câu hỏi sau:

  • Các kênh phân phối và Marketing có hỗ trợ tạo ra giá trị của sản phẩm hay không?
  • Nội dung quảng cáo có tương thích với kênh phân phối được đề xuất?

5. Ưu và nhược điểm của mô hình 4P trong Marketing

Sau khi đã được tìm hiểu vai trò cụ thể của 4P trong Marketing là gì thì trong nội dung số 5 mọi người sẽ có được đánh giá tổng quan về mô hình thông qua những điểm lợi thế và mặt hạn chế sau đây.

5.1. Ưu điểm

Mô hình 4P trong Marketing được hình thành và áp dụng từ rất nhiều năm trước. Bởi vì, phương pháp đã chứng tỏ được những điểm mạnh qua những yếu tố như sau:

  • Dễ dàng tương tác với khách hàng: Từ kênh Social Network giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận và thu thập thông tin về công chúng mục tiêu.
  • Đo lường các thông số một cách thuận lợi: Kênh truyền thông hiện đại với công cụ từ Internet đã giúp thống kê số liệu một cách rõ ràng và chi tiết.
  • Tiếp cận được công chúng mục tiêu nhanh chóng: Các công cụ của Marketing hiện đại giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đến khách hàng mục tiêu hơn.
4P trong Marketing là gì
Đánh giá ưu và nhược điểm của 4P trong Marketing là gì

5.2. Nhược điểm

Không thể phủ nhận những lợi ích mà mô hình đã mang lại. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó thì phương pháp 4P Marketing cũng tồn tại một số bất lợi như sau:

  • Dễ gây nên cảm giác phiền nhiễu: Nếu Marketer đặt mình là một khách hàng, khi mọi hoạt động trên Internet đều bị theo dõi thì sẽ tạo cảm giác không thoải mái.
  • Có thể nhanh chóng bị bỏ qua: Quảng cáo trên các kênh truyền thông hiện đại cũng rất dễ bị khách hàng bỏ qua. Bởi vì, người dùng chỉ cần thao tác chạm nhẹ là lập tức chuyển trang và chiến dịch của bạn cũng sẽ biến mất.
  • Tính cạnh tranh khốc liệt: Thị trường Marketing hiện đại mang đến khả năng tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng và không cần nguồn chi phí lớn nên chính là môi trường cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt.

6. Kinh nghiệm khi xây dựng và ứng dụng Marketing 4P và thực tế

Nhằm có được một chiến dịch Marketing Mix thành công thì những người làm Marketing phải trải qua quá trình làm việc và học tập rồi đúc kết kinh nghiệm. Trong phần dới đây SEODO sẽ cung cấp một bí quyết của bản thân để hỗ trợ các bạn trẻ mới bước chân vào nghề.

6.1. Chiến lược về sản phẩm 4P trong Marketing là gì

Theo như mô hình 4P Marketing thì doanh nghiệp sẽ cần tìm hiểu thật kỹ rằng sản phẩm công ty đã có mặt trên thị trường hay chưa? Nếu như mặt hàng đó đã có rồi thì nhà quản trị cần phải cải tiến điểm gì để thể hiện sự khác biệt với đối thủ cạnh. Người làm Marketing cần nỗ lực để khiến khách hàng nhận thấy giá trị và sử dụng sản phẩm.

4P trong Marketing là gì
Chiến lược về sản phẩm – 4P trong Marketing là gì

6.2. Chiến lược về giá sản phẩm 4P trong Marketing là gì

Nhà quản trị có thể quyết định giá niêm yết của sản phẩm dựa trên phương pháp cụ thể như sau:

  • Doanh nghiệp có thể định theo tính năng của sản phẩm kết hợp với yếu tố trên thị trường dựa trên giá trị mà khách hàng nhận được.
  • Định giá theo phân khúc của sản phẩm. Tùy thuộc vào nhóm đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đưa ra mức giá phù hợp.
4p trong marketing
Chiến lược về giá sản phẩm – 4P trong Marketing là gì

6.3. Chiến lược phân phối sản phẩm hợp lý

Trong mô hình 4P thì việc lựa chọn địa điểm kinh doanh đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Doanh nghiệp nên lựa chọn kênh phân phối phù hợp với mặt hàng. Ngoài ra, nhà quản trị cũng cần cân nhắc việc kết hợp các hình thức bán hàng nhằm thúc đẩy quá trình sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

4P trong Marketing là gì
Chiến lược phân phối sản phẩm hợp lý – 4P trong Marketing là gì

6.4. Chiến lược quảng bá sản phẩm rộng rãi

Đối với chiến lược quảng bá sản phẩm thì doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều cách thức khác nhau. Trong đó, phương pháp phổ biến và đạt hiệu quả tốt phải được kể đến là:

Chiến lược truyền thông kết hợp: Đây là sự kết hợp các công cụ quảng cáo giúp tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ/sản phẩm của khách hàng.

  • Quảng cáo trực tiếp qua Email, tin nhắn, …
  • Chương trình khuyến mãi, ưu đãi ngắn hạn (mua 1 tặng 1, giảm 20% hay 50%,…).
  • Quan hệ công chúng bằng cách tạo mối quan hệ tích cực với khách hàng hay những người nổi tiếng để quảng bá sản phẩm tốt hơn.
  • Bán hàng cá nhân thông qua xây dựng đội ngũ nhân viên kinh doanh trực tiếp làm việc với khách hàng.
4P trong Marketing là gì
Chiến lược quảng bá sản phẩm rộng rãi – 4P trong Marketing là gì

Chiến lược quảng bá: Tùy thuộc vào từng lĩnh vực cũng như nguồn lực của doanh nghiệp mà nhà quản trị sẽ lựa chọn chiến lược quảng bá thích hợp như:

  • Chiến lược kéo: Doanh nghiệp sẽ sử dụng kết hợp các công cụ Digital Marketing để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
  • Chiến lược đẩy: Với doanh nghiệp tập trung chính vào xây dựng kênh phân phối thì đây là phương pháp thích hợp. Chiến lược đẩy hoạt động dựa trên mức chiết khấu giữa các đại lý. Điều này góp phần làm tăng động lực cho trung gian bán hàng.

7. Case Study Marketing 4P tại Starbucks

Để hiểu rõ hơn cách thức sử dụng 4P trong Marketing là gì thì mọi người hãy cùng SEODO tham khảo Case Study của Starbucks dưới đây.

7.1. Tổng quan về Starbucks

Starbucks là chuỗi cửa hàng Cafe hàng đầu thế giới, được thành lập vào năm 1971 bởi Howard Schultz. Tính đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp đã có hơn 17,000 điểm kinh doanh trên 50 quốc gia bao gồm Mỹ, Anh, Úc, Pháp, Đức,… Starbucks bắt đầu tiến vào thị trường Việt Nam vào năm 2013.

mô hình 4p trong marketing
Starbucks – Chuỗi cửa hàng Cafe hàng đầu thế giới

Starbucks luôn khẳng định sự khác biệt của so với bất kỳ đối thủ nào khác. Theo thống kê về chỉ số trung thành dành cho thương hiệu về Cafe và đồ uống trên toàn cầu thì nhãn hàng xếp vị trí thứ hai chỉ ngay sau thương hiệu Dunkin Donuts.

7.2. Sản phẩm (Product) – 4P trong Marketing là gì

Về cơ bản, doanh nghiệp cung cấp mặt hàng chính là cà phê. Tuy nhiên, Starbucks có tham vọng thu hút cả những khách hàng không yêu thích sản phẩm. Sự thống nhất các mặt hàng mạnh mẽ đến mức công ty sẵn sàng loại bỏ các sản phẩm hay dòng sản phẩm, nếu gây ảnh hưởng đến sản phẩm mũi nhọn.

4P trong Marketing là gì
Những chiếc cốc phiên bản giới hạn của Starbucks

Hiện tại, cafe, trà, bánh ngọt, Frappuccino, Smoothies và hàng hóa (cốc, cà phê hòa tan, …) đều là những mặt hàng chính. Quá trình nghiên cứu và cải tiến trong nhiều năm liền đã giúp Starbucks xây dựng hệ thống thực đơn như bây giờ. Doanh nghiệp đầu tư riêng một bộ phận chuyên về phát triển sản phẩm để thu hút và hấp dẫn được khách hàng ghé thăm.

7.3.Giá cả (Price) – Chiến lược giá của Starbucks

Sản phẩm đồ uống hay bánh ở cửa hàng Starbuck đều có giá cao hơn bình thường. Doanh nghiệp thực hiện chiến lược giá tập trung vào giá trị sản phẩm, bằng cách truyền tải thông điệp truyền thông rằng thực đơn phục vụ khách hàng đều có chất lượng cao. Tuy nhiên, để tồn tại và cạnh tranh với hàng ngàn quán cafe khác, người lãnh đạo đã sử dụng chương trình chỉ $1 cho một ly cà phê không giới hạn tiếp theo.

7.4. Phân phối (Place) – 4P trong Marketing là gì

Với chiến lược Place trong Marketing, Starbucks đưa ra mục tiêu cụ thể là xây dựng mối quan hệ trực tiếp và cá nhân hóa với khách hàng. Tầm nhìn này dẫn đến việc phân phối sản phẩm tại cửa hàng trực tuyến, qua ứng dụng Starbucks App, và qua những nhà bán lẻ. Tính đến nay, thương hiệu đã có mặt tại hơn 40,000 cửa hàng tạp hóa, trong đó có hơn 33,000 địa chỉ tại Hoa Kỳ.

4P trong Marketing là gì
Cửa hàng Starbucks tại Hà Nội

7.5. Truyền thông (Promotion) – 4P trong marketing

Starbucks là hãng khá “chịu chi” cho các hoạt động tiếp thị với nhiều hình thức sáng tạo. Starbucks Gift Card là một chương trình khuyến mại đã dễ dàng thu hút các khách hàng mới sử dụng dịch vụ của cửa hàng. Ngoài ra, kênh Marketing truyền miệng cũng được sử dụng hiệu quả, nhằm nâng cao nhận diện thương hiệu và lòng trung thành của người tiêu dùng.

mô hình 4p trong marketing
Chiến dịch cộng đồng Race Together

8. Phương pháp xây dựng 4P marketing từ A-Z

Nhằm giúp bạn đọc hình dung rõ hơn về cách thức xây dựng mô hình 4P trong Marketing là gì, SEODO sẽ trình bày những bước cụ thể như sau:

8.1. Product (Sản phẩm)

Product có thể là dịch vụ hoặc sản phẩm hữu hình của doanh nghiệp đang kinh doanh trên thị trường. Do đó, khi hoạch định chiến lược, bạn cần xem xét các nội dung sau:

8.1.1. Chiến lược về nhãn hiệu

Tên thương hiệu sẽ ảnh hưởng lớn đến cảm nhận, trí nhớ và có thể thúc đẩy quá trình mua hàng của công chúng. Do vậy, bạn có thể sử dụng những cách sau để xác định nhãn hiệu cho doanh nghiệp.

  • Đặt tên cho từng dòng sản phẩm: Khách hàng ghi nhớ dễ dàng nhóm sản phẩm/dịch vụ. Qua đó, hoạt động tiếp thị 1 dòng hàng hóa cụ thể sẽ dễ dàng hơn. Ví dụ như dòng “chăm sóc tóc” bao gồm dầu gội, dầu xả, xịt dưỡng tóc…
  • Sử dụng tên riêng biệt: Điều này sẽ giảm ảnh hưởng tiêu cực về thương hiệu nếu có vấn đề ngoài ý muốn xảy ra. Ví dụ Tân Hiệp Phát đặt tên riêng cho sản phẩm như trà thanh nhiệt Dr. Thanh, nước ép trái cây Juicie.
  • Sử dụng 1 tên cho tất cả sản phẩm: Ưu điểm của phương pháp là tối ưu chi phí quảng bá sản phẩm. Tuy nhiên, nếu sản phẩm đầu bị đánh giá thấp hay gặp vấn đề sẽ khiến khách hàng mất niềm tin vào thương hiệu, thậm chí là bị “tẩy chay”.
  • Kết hợp tên thương hiệu & tên riêng của từng sản phẩm: Điều này giúp quảng bá thương hiệu và cũng tạo nên sự khác biệt cho từng sản phẩm. Ví dụ sản phẩm của OPPO như OPPO Find X, OPPO Reno, OPPO A5s…

8.1.2. Product Mix – Tập hợp sản phẩm

Nhằm quản lý tốt và thực hiện chiến lược tiếp thị hiệu quả, bạn cần nắm rõ các kích thước tập hợp sản phẩm như sau:

  • Chiều dài: Tổng số lượng sản phẩm hiện có của doanh nghiệp.
  • Chiều sâu: Bao gồm các mẫu biến thể như thay đổi/điều chỉnh một hoặc một số yếu tố góp phần tạo nên sản phẩm (kiểu dáng, khối lượng, mùi vị, màu sắc …).
  • Chiều rộng: Số dòng sản phẩm hiện có của công ty.
  • Tính đồng nhất của tập hợp sản phẩm: Thể hiện mối quan hệ giữa các sản phẩm trong lĩnh vực kinh doanh, hệ thống phân phối, công nghệ sản xuất,…
4P trong Marketing là gì
Dòng sản phẩm của Pond’s

8.1.3. Product Line – Chiến lược về dòng sản phẩm

Chiến lược về dòng sản phẩm có thể được các nhà quản trị áp dụng những cách sau:

  • Bổ sung các mặt hàng mới trong dòng sản phẩm: Để thực hiện chiến lược này bạn có thể thêm, kéo dãn các dòng cụ thể hoặc loại bỏ mặt hàng có sức cạnh tranh yếu.
  • Thay đổi/cải tiến các mặt hàng hiện có: Có 2 cách để thực hiện phương pháp này là hiện đại hóa hoặc cải biến dòng sản phẩm.

8.1.4. Product Item – Chiến lược cho từng sản phẩm

Trong quá trình thực thi chiến lược sản phẩm 4P marketing, bạn cần xem xét 3 cấp độ sau: 

  • Phần cốt lõi: Bao gồm những lợi ích cốt lõi tạo nên sự khác biệt của sản phẩm, đồng thời thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
  • Phần cụ thể: Là những yếu tố hữu hình hóa sản phẩm mà khách hàng có thể cảm nhận và xác định giữa các thương hiệu.
  • Phần gia tăng: Được kết hợp từ lợi ích với dịch vụ đi kèm để nâng cao giá trị và chất lượng của sản phẩm trên thị trường.

8.2. Price (Giá)

Dựa theo chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, khả năng cung – cầu cùng với mục tiêu lợi nhuận mà bạn có thể thiết lập chiến thuật giá trong 4P Marketing theo các tiêu chí sau:

8.2.1. Nhóm chiến lược định giá cho sản phẩm

Nhóm chiến lược định giá cho sản phẩm đề cập tới những phương pháp cụ thể mà nhà lãnh đạo có thể sử dụng là:

  • Chiến lược định giá thấp.
  • Chiến lược định giá cao.
  • Chiến lược cạnh tranh ngang giá.
  • Chiến lược giá thâm nhập thị trường.
  • Chiến lược giá hớt váng.
4P trong Marketing là gì
Chiến lược định giá cho sản phẩm – 4P trong Marketing là gì

8.2.2. Nhóm chiến lược giá cho tập hợp sản phẩm

Đối với nhóm chiến lược giá cho tập hợp sản phẩm thì sẽ bao gồm các cách thức để định giá mặt hàng như:

  • Chiến lược giá sản phẩm chính (bổ trợ).
  • Chiến lược giá sản phẩm tùy chọn.
  • Chiến lược giá cho dòng sản phẩm.

8.2.3. Nhóm chiến lược điều chỉnh giá

Nhà lãnh đạo có thể thực hiện công việc điều chỉnh giá theo những chiến lược dưới đây:

  • Định giá theo gói.
  • Định giá phân biệt.
  • Định giá 2 phần.
  • Chiến thuật giá tâm lý.
  • Chiết khấu.

8.3. Place – Phân phối

Phân phối là hoạt động giúp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Trong mô hình 4P thì nhà lãnh đạo có thể thực hiện nhiệm vụ này thông qua 2 chiến lược sau:

8.3.1.Chiến lược về chiều dài kênh phân phối

Trong chiến lược về chiều dài kênh phân phối thì người làm Marketing có thể vận dụng những kênh sau:

  • Kênh phân phối gián tiếp.
  • Kênh phân phối trực tiếp.
  • Phân phối kép.
mô hình 4p
Chiến lược phát triển kênh phân phối – 4P trong Marketing là gì

8.3.2. Chiến lược chiều rộng kênh phân phối

Về chiến lược chiều rộng kênh phân phối thì Marketer có thể triển khai theo những hoạt động sau:

  • Phân phối độc quyền.
  • Phân phối chọn lọc.
  • Phân phối đại trà.

8.4. Promotion – Truyền thông

Promotion bao gồm các hoạt động quảng bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng trên toàn phạm vi lớn. Đồng thời, nhà quản trị sẽ nỗ lực xây dựng uy tín và duy trì sự phát triển bền vững trên thị trường. Để thực hiện những điều này, bạn có thể vận dụng những cách thức sau:

8.4.1.Promotion Mix – Quảng bá kết hợp

Để thiết lập chiến lược Promotion Mix hiệu quả, người lãnh đạo cần nắm rõ 5 yếu tố sau:

  • Direct Marketing – Tiếp thị trực tiếp.
  • Advertising – Quảng cáo.
  • Sale Promotion – Khuyến mãi.
  • Public Relation – Quan hệ công chúng.
  • Personal Selling – Bán hàng cá nhân.
4P trong Marketing là gì
Chiến lược truyền thông – 4P trong Marketing là gì

8.4.2. Các chiến lược quảng bá

Tùy vào từng lĩnh vực kinh doanh, nguồn lực tài chính và hệ thống kênh phân phối mà nhà quản trị sẽ quyết định lựa chọn chiến lược kéo hoặc chiến lược đẩy. Hơn thế nữa, doanh nghiệp có thể linh hoạt còn phối hợp cả 2 phương pháp với nhau tùy thuộc vào mục tiêu của công ty.

Trên đây là tất cả nội dung về chủ đề “4P trong Marketing là gì” Quy trình xây dựng chiến lược và triển khai “. Bằng những trình bày ngắn gọn và súc tích, hy vọng bạn đã hiểu được tầm quan trọng của chiến dịch tiếp thị. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay cho SEODO để được tư vấn chi tiết nhé!

Tham khảo thêm Trọn bộ Kiến thức Digital Marketing được đội ngũ chuyên gia SEODO chọn lọc kỹ lưỡng:

  • 7P Trong Marketing Là Gì? Mô Hình Marketing Mix 7P MỚI NHẤT
  • Affiliate Marketing Là Gì? 7 Bước Làm Đơn Giản Cho Người Mới
  • AIDA Là Gì? Vai Trò Và Cách Áp Dụng 100% Với Marketing

Các câu hỏi thường gặp

4P trong Marketing là gì?

4P là viết tắt của Product – Price – Place – Promotion, đề cập đến 4 yếu tố mà Marketer cần quan tâm:

  • Product: Doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm hay dịch vụ gì?
  • Price: Chi phí mà khách hàng cần bỏ ra để có được sản phẩm?
  • Place: Những kênh phân phối nào mà doanh nghiệp muốn phát triển để tiếp cận người mua hàng?
  • Promotion: Khách hàng sẽ tìm kiếm và nhận diện về sản phẩm như thế nào?

6 Bước triển khai chiến lược 4P trong Marketing là gì?

  1. Xác định Điểm bán hàng độc nhất
  2. Thấu hiểu khách hàng
  3. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh
  4. Đánh giá các kênh phân phối và địa điểm mua hàng
  5. Phát triển chiến lược truyền thông (Promotion)
  6. Kết hợp các yếu tố và kiểm tra kết quả tổng thể

5/5 - (1 bình chọn)

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN

KHÁM PHÁ CÁC CHỦ ĐỀ KHÁC