Thuật toán RankBrain là gì? Hiểu 100% cách dùng RankBrain

Thuật toán RankBrain có lẽ đã khá quen thuộc đối với các SEOer. Nhưng lại không nhiều SEOer có thể hiểu sâu được về RankBrain. Vậy nên, nhằm hỗ trợ bạn đọc hiểu thêm về thuật toán này, SEODO sẽ chia sẻ một vài những thông tin cơ bản và bao quát nhất về Thuật toán RankBrain là gì? Cách hoạt động và vận hành của Rankbrain nhé!

1. Thuật toán RankBrain là gì?

Nói một cách dễ hiểu, RankBrain là một thuật toán xây dựng trên nền tảng học máy và được Google sử dụng để phân loại kết quả tìm kiếm. Lợi ích của RankBrain là giúp Google xử lý và hiểu nhanh hơn các truy vấn tìm kiếm của người dùng.

Thuật toán RankBrain
Thuật toán RankBrain là gì?

2. Cách hoạt động và vận hành của thuật toán RankBrain

Mặc dù có thể hơi phức tạp nhưng việc tìm hiểu về cách hoạt động của thuật toán Rankbrain sẽ giúp trang web của bạn đạt Top một cách nhanh nhất. Chỉ cần bạn dành ra chút thời gian nghiên cứu, tìm hiểu những phương diện SEO Social sau:

2.1. Hiểu truy vấn tìm kiếm (từ khóa)

RankBrain đặt ngữ cảnh để hiểu các truy vấn của người tìm kiếm, biến truy vấn thành các khái niệm và cố gắng tìm kiếm các trang có chứa những khái niệm đó. Trước khi có RankBrain, rất nhiều từ khóa hoàn toàn mới, Google không thực sự hiểu người dùng muốn gì. Vì vậy mà kết quả đầu ra cho những tìm kiếm không có độ chính xác và hiệu quả cao.

Thuật toán RankBrain
tập trung vào từ khóa

Ví dụ: Trước đây, nếu tìm kiếm từ khoá “Điện thoại iphone 13″, Google sẽ tìm những trang có chứa những từ khóa “điện”, “thoại”, “iphone” và “13”. Nhưng với sự xuất hiện của RankBrain, Google đã hiểu hầu hết những gì người đọc tìm kiếm. Google sẽ trả về các kết quả tìm kiếm: Địa chỉ mua iphone 13, cấu hình iphone 13.

2.2. Đo lường sự thỏa mãn người dùng

RankBrain vô cùng thông minh, nó chú ý đến mọi cách bạn tương tác với kết quả tìm kiếm. Thuật toán này được thiết kế đo lường sự thỏa mãn người dùng cụ thể trên những phương diện sau:

Thuật toán RankBrain
Đo lường sự thoải mãn từ người dùng

2.2.1. Tỷ lệ nhấp tự nhiên

Tỷ lệ nhất tự nhiên chính là tỷ lệ % mà người dùng nhấp vào kết quả truy vấn tự nhiên trên Google. Thuật toán Google đã xác nhận sử dụng tỷ lệ này làm tín hiệu xếp hạng. Tỷ lệ nhấp tự nhiên cao hơn sẽ dẫn đến thứ hạng cao hơn, đồng nghĩa với lưu lượng truy cập nhiều hơn.

2.2.2. Chỉ số Dwell Time

Đây là khoảng thời gian người dùng Google click vào một kết quả tìm kiếm và sau đó quay trở lại trang kết quả tìm kiếm. Thời gian truy cập càng lâu thì RankBrain sẽ tự hiểu là đối với truy vấn này thì nội dung có ích và người dùng hài lòng với kết quả đó. Ngược lại, nếu thời gian người dùng ở lại  ít thì có thể xem như thông tin trang đó cung cấp chưa đáp ứng nhu cầu người dùng.

2.2.3. Tỷ lệ thoát

Đây chính là số lượng người dùng thoát khỏi trang web của bạn mà không click vào bất cứ nội dung nào. Tất nhiên, tỷ lệ rời đi càng thấp thì càng tốt cho lượt xếp hạng tìm kiếm. Ngược lại, tỷ lệ thoát cao sen gây ảnh hưởng xấu tới trang web của bạn.

2.2.4. Pogo – sticking

Đây là chỉ số mô tả cách mà người dùng trở lại trang tìm kiếm để tìm một kết quả khác khi đang trên trang web của bạn. Hiểu đơn giản là thao tác lúc bấm vào một kết quả tìm kiếm nhưng phát hiện đó không phải thứ cần tìm, sau đó người dùng tất nhiên sẽ quay trở lại kết quả tìm kiếm để tìm một kết quả khác. Pogo – sticking cao đồng nghĩa là người dùng đang không hài lòng với kết quả bạn cung cấp.

3. RankBrain – kiểu nghiên cứu từ khóa

Chắc hẳn tất cả những ai đang làm nghề sáng tạo nội dung đều hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng từ khóa. Vậy từ khóa như thế nào mới là tối ưu nhất? Kiểu từ khóa nào đã trở nên lỗi thời và không còn hiệu quả nữa?

3.1. Từ khóa dài đã “chết”

Hiểu đơn giản là thuật toán Google sẽ phớt lờ những từ khóa dài. Ở hiện tại, việc tối ưu từ khóa dài không mang lại nhiều hiệu quả như trước nữa. Vì thế, nếu bạn vẫn sử dụng những Long Tail Keywords, hãy “chạy ngay đi” nhé!

Thuật toán RankBrain
Thuật toán RankBrain tối ưu từ khóa

3.2. Tối ưu từ khóa độ dài trung bình

Thay vì từ khóa dài, bạn nên tối ưu nội dung xung quanh những từ khóa có độ dài trung bình (Medium Tail Keywords). Chúng nhận được nhiều lượt tìm kiếm hơn từ khóa dài, nhưng lại không quá cạnh tranh. Khi bạn tối ưu trang web xung quanh một từ khóa trung bình, RankBrain sẽ tự động xếp hạng cao hơn cho bạn.

4. Thuật toán RankBrain đóng vai trò như thế nào trong kết quả xếp hạng của Google

Là một SEOer mà vẫn chưa biết tầm quan trọng của RankBrain đối với kết quả bảng xếp hạng Google thì quả thật là thiếu sót rất lớn đó nha! Ở phần này SEODO sẽ bật mí cho bạn đọc những tác động không nhỏ của RankBrain tới thứ tự xếp hạng bài viết của bạn.

4.1. RankBrain hỗ trợ các thuật toán khác

Thuật toán RankBrain ra đời đã tác động đến mọi ngôn ngữ để tạo ra miền truy vấn nhanh và liên quan nhất. Bởi vậy, RankBrain có thể hỗ trợ dịch các trang web thông qua dữ liệu thời gian và kết nối chúng với các truy vấn tìm kiếm liên quan nhất.

4.2. RankBrain hiểu các truy vấn phức tạp

RankBrain hiểu các truy vấn tìm kiếm phức tạp là nhờ vào sự kết hợp của machine learning và trí tuệ nhân tạo. RankBrain có thể nhìn vào ý định của bạn, đặt truy vấn vào ngữ cảnh thích hợp để hiểu nội dung của người tìm kiếm. Bên cạnh đó RankBrain còn hoạt động song song với Hummingbird để cung cấp thứ hạng kết quả phù hợp nhất.

5. Thuật toán RankBrain và Dwell Time

Dwell Time là thời gian tìm kiếm của Google dành cho trang của bạn. Thuật toán RankBrain chú ý rất nhiều đến Dwell Time vì nếu bạn dành một thời gian dài trên một trang, bạn có thể thích nội dung trang đó. Đó cũng là lý do Google sử dụng Dwell Time làm tín hiệu xếp hạng. Các trang với Dwell Time dài sẽ được Google uprank để người đọc dễ dàng tìm kiếm.

6. Nguyên lý thuật toán RankBrain đánh giá về sự hài lòng của người dùng

RankBrain sẽ cho bạn thấy một tập hợp các kết quả tìm kiếm mà họ nghĩ bạn sẽ thích. Trong trường hợp nhiều người thích một trang cụ thể nào đó trong kết quả, họ sẽ tăng thứ hạng cho trang đó. Thuật toán RankBrain sẽ quan sát những nội dung bạn không thích và giảm trang đó, thay thế bằng một trang khác. Tương tự, lần sau khi ai đó tìm kiếm từ khóa tương tự, họ sẽ thấy nó hoạt động như thế nào.

7. Chiến lược tối ưu RankBrain dựa vào Case Studies

Làm thế nào để cải thiện tỷ lệ nhấp chuột vào trang web của bạn? Tất cả chỉ xoay quanh bốn chữ “nhận diện thương hiệu”. Sau đây là những cách bạn đọc có thể áp dụng để tăng độ nhận diện thương hiệu cho nội dung của mình:

7.1. Thử Facebook Ads

Facebook Ads sẽ tăng độ nhận diện thương hiệu của bạn ở khắp mọi nơi trên bảng tin của những khách hàng tiềm năng. Ngay cả khi mọi người không nhấp chuột và tạo chuyển đổi, quảng cáo Facebook vẫn có thể giúp bạn tiếp cận đến đối tượng của mình rất tốt.

SEO social
Tối ưu thuật toán RankBrain bằng Facebook ads

7.2. Tạo chuỗi email có giá trị gửi đến đối tượng tiềm năng

Đừng quên tạo những nội dung thật bắt mắt hay ho và gửi tới những đối tượng tiềm năng của bạn. Bên cạnh đó, học cách kết bạn trên google+ cũng sẻ giúp ích cho mạng lưới kết nối rất nhiều. Nếu tới “đúng người, đúng thời điểm”, hiệu quả về độ nhận diện thương hiệu cũng như lượt click sẽ tăng lên đáng kể đó!

cách kết bạn trên google+
Gửi email tới những đối tượng tiềm năng

7.3. Thử làm một cuộc “Xả Content”

“Xả Content” có thể hiểu là khi người sáng tạo nội dung tung ra một loạt bài viết liên tục trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này tưởng chừng như sẽ gây ra tình trạng spam và loãng content nhưng thực tế chứng minh hoàn toàn ngược lại: Chúng hiệu quả hơn hẳn các SEO Social nào khác.

8. Giảm tỷ lệ bỏ trang (Bounce Rate) giúp thuận lợi với thuật toán RankBrain

Tỷ lệ bỏ trang cao là điều chẳng một nhà sáng tạo nội dung nào mong muốn. Sau đây là những tips bỏ túi các cách để giữ chân người đọc ở lại trang web của bạn lâu hơn, tăng tỷ lệ tương tác lên chóng mặt:

8.1. Tạo nội dung xuất hiện trước khi người dùng cuộn trang

Khi ai đó click vào nội dung bất kỳ trên Google, họ sẽ muốn nhận được câu trả lời ngay lập tức chứ không phải cuộn xuống để xem thêm. Hãy hạ gục người đọc từ những giây đầu tiên bằng cách để nội dung chính lên đầu trang, cùng với hình ảnh bắt mắt và liên quan tới từ khóa chính của bạn.

8.2. Sử dụng Intro ngắn thu hút 

Phần Intro là mở đầu nhằm mục đích giới thiệu nội dung của cả bài viết. Intros chiếm đến 90% lý do người đọc quyết định ở lại… hay ra đi. Một mở đầu thu hút bao gồm những tiêu chí sau: ngắn gọn, thu hút và có thông tin người đọc cần. Nhớ hạn chế những từ nhàm chán, lan man, dài dòng nhé.

Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu thuật toán RankBrain và tất tần tật những điều xoay quanh thuật toán này. Mong rằng nội dung SEODO chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho các bạn trong hành trình leo thang trong bảng xếp hạng Google, tối ưu nội dung và đạt được hiệu quả tốt nhất nhé!

Khám phá thêm những thuật toán thú vị khác của Google qua các bài viết sau:

5/5 - (2 bình chọn)