So Sánh SEO Và Google AdWords: Đâu Là Sự Lựa Chọn Tốt & Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

Search Engine Optimization (SEO) và Google Ads (hay còn gọi là PPC) là hai phương pháp quan trọng gọi chung là SEM – Search Engine Marketing, giúp tối ưu hóa và tiếp thị trang web trên bộ máy tìm kiếm Google. Mục tiêu chính là gia tăng số lượng khách hàng tiềm năng thông qua các từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, và các thông tin khác. Mặc dù cùng hướng đến mục tiêu chung là gia tăng doanh thu và lượng truy cập, nhưng SEO và Google Ads có nhiều đặc điểm và phương thức hoạt động khác nhau.

Bài viết dưới đây, SEODO sẽ đưa ra những so sánh SEO và Google ADS để các doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng nền tảng nào cho chiến dịch tiếp thị trên Google của mình.

1. Nguyên lý SEO và Google ADS

Để xuất hiện trên Google, chúng ta sẽ có 2 phương án lựa chọn là SEO và quảng cáo Google Ads. Để so sánh chính xác nhất những ưu và nhược điểm từ SEO và Google ADS, bạn hãy hiểu các khái niệm cơ bản và hoạt động của 2 nền tảng này. Từ đó, chúng ta sẽ có những lưu ý về ngắn hạn và dài hạn khác nhau trong chiến lược Digital Marketing của chính mình.

1.1. Khái niệm Google ADS

Google Ads là một dịch vụ thương mại của Google cho phép khách hàng mua những quảng cáo bằng chữ hoặc hình ảnh tại các kết quả tìm kiếm hoặc các trang web do các đối tác Google Adsense cung cấp.

Google ADS đầy đủ là Google AdWords hay còn gọi là PPC là hình thức quảng cáo của Google cho phép bạn hiển thị trên nhiều nền tảng của Google bao gồm: kết quả tìm kiếm (Search), mua sắm (shopping), website đối tác (GDN), video (youtube), email (Gmail), apps. Khi người dùng click (bấm) vào quảng cáo sẽ được tốn khoảng chi phí tùy theo bạn đưa ra.

Google ADS hoạt động như thế nào?

  • Đầu tiên, bạn sẽ phải setup quảng cáo trên một tài khoản bao gồm các cấp độ chiến dịch, nhóm quảng cáo và nội dung quảng cáo. Google AdWords sẽ hoạt động dựa trên những từ khóa tìm kiếm mà bạn đưa vào chiến dịch của mình, khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan đến những từ khóa bạn đưa ra thì quảng cáo của bạn sẽ hiển thị.
  • Để đánh giá quảng cáo của bạn hiển thị trên vị trí đầu tiên hay không? Google sẽ dựa vào 3 chỉ số là giá thầu (giá cho 1 click), điểm chất lượng, trải nghiệm trách đích,… Google AdWords sẽ tính tổng điểm so sánh với các đối thủ khác để xếp hạng quảng cáo của bạn. Đây cũng là xếp hạng trên kết quả tìm kiếm Google khi quảng cáo của bạn hiện ra.

Google Ads là một nền tảng quảng cáo mà chúng ta phải chi trả một khoản ngân sách cho Google để Google cho phép website chúng ta được hiển thị tới người dùng. Google Ads từ lâu đã là một trong những nguồn mang lại doanh thu chính cho Google. Nếu như SEO là cả một quá trình dài hạn tối ưu hóa trải nghiệm người dùng để được Google đưa lên TOP, thì chúng ta chỉ cần trả tiền cho Google để được lên TOP với Google Ads.

1.2. Khái niệm SEO

SEO là viết tắt của “search engine optimization”, dịch ra tiếng việt là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Cốc Cốc). Nhưng nói một cách dễ hiểu hơn, SEO là quá trình tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên website, để người dùng yêu thích và đánh giá uy tín, từ đó công cụ tìm kiếm đưa website lên TOP phù hợp để hiển thị cho người dùng.

SEO hoạt động như thế nào?

  • Đầu tiên, Google sử dụng thuật toán Spider (bot) để thu thập dữ liệu các trang trên website, bot đi từ trang này qua trang khác, thu thập thông tin từng trang và đưa vào hệ thống lập chỉ mục của Google. Hệ thống lập chỉ mục Google được hiểu như nhà sách, nơi tập trung rất rất nhiều cuốn sách, khi chúng ta muốn cuốn sách nội dung gì thì nhà sách sẽ cung cấp cuốn sách chứa nội dung đẩy cho chúng ta. Và dĩ nhiên cuốn sách được hiểu như các trang web vậy.
  • Tiếp theo, các thuật toán của Google sẽ phân tích dựa trên hơn 200 yếu tố đánh giá để xếp hạng Website. Google sẽ dựa trên những yếu tố mà website mang tới với trải nghiệm của người dùng, một website được tối ưu trải nghiệm người dùng càng tốt, sẽ càng dễ dàng lên TOP Google.

“Từ bản chất của SEO và những điều Google mong muốn, SEO là quá trình hiểu và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng truy cập website.”

2. Phân biệt giữa Google ADS & SEO

Hiện nay, Google là công cụ tìm kiếm phổ biến của toàn người dân Việt Nam với hơn hàng triệu lượt tìm kiếm nhu cầu mỗi ngày. Vì vậy, doanh nghiệp tiếp cận đến khách hàng thì phải hiện ở vị trí cao nhất trên bảng kết quả tìm kiếm này. Google ADS Search và SEO sẽ là 2 phương pháp giúp bạn hỗ trợ này. Hãy nhìn vào ảnh dưới đây:

Phân biệt giữa Google ADS Search và SEO
Phân biệt giữa Google ADS Search và SEO

Bạn sẽ có thể thấy Google ADS là kết quả hiển thị với từ “được tài trợ” nằm trên còn SEO thì không. Điều này có nghĩa rằng, với Google ADS, bạn sẽ được hiển thị ngay lập tức và ưu tiên xuất hiện hơn cả SEO. Tuy nhiên, với mỗi lượt click vào kết quả này, bạn sẽ mất một số tiền nhất định tùy thuộc vào ngành của bạn đang làm. Còn với SEO, bạn sẽ hiển thị một cách tự nhiên mà không cần tốt phí nào khi có click. Tất nhiên, kết quả hiển thị cao trên Top Google phải cần có khoảng thời gian dài để đầu tư cho Website và làm SEO. Nhưng về dài hạn thì SEO luôn là lựa chọn tốt nhất.

Chính vì vậy, sự khác nhau cơ bản nhất của SEO và Google AdWords sẽ đến từ thời gian, vị trí, chi phí đầu tư và chiến lược.

3. So sánh SEO và Google AdWords

SEOGoogle AdWords
Truy cập miễn phíTruy cấp có trả tiền (PPC = Pay Per Click)
Chỉ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm GoogleXuất hiện ở mọi nền tảng đối tác Google bao gồm Email, Youtube, Báo điện tử,…
Cần đầu tư thời gian để lên VỊ TRÍ CAO trên kết quả tìm kiếm GoogleĐược đánh giá VỊ TRÍ (không phải lúc nào cũng Top 1) bởi ngân sách, điểm chất lượng của Quảng cáo
Bạn cần rất nhiều thời gian hơn (đặc biệt là cho các trang web mới) thường từ 8 – 12 tháng để có được thứ hạng tốt và truy cập ổn định. Xuất hiện vị trí TOP ngay lập tức thông qua các chiến dịch bạn tạo ra và bắt đầu nhận được lưu lượng truy cập nhắm tới mục tiêu bạn quảng cáo
Hiện thị càng nhiều, click càng nhiều thì càng duy trì được kết quả lâu dài và bền.Khi hết ngân sách thì việc hiển thị cũng dừng.
Lượt click của khách hàng chiếm khoảng 65% vì thân thiện hơn, tiềm năng hơn → Giá trị của Click thì SEO có lợi hơnLượt click của khách hàng chiếm khoảng 35% ít thân thiện hơn với khách hàng. Google AdWords gặp phải những lượng click ảo (tức các đối thủ cạnh trạnh Click để làm tụt vị trí top từ khóa)
Xét về ngắn hạn, đây là khoảng đầu tư khá lớn ban đầu và không tạo ra kết quả từ 2 – 4 tháng đầu tiên.

Xét về dài hạn, bắt đầu từ 5 tháng trở đi, khi đã xuất hiện cao trên Google, bạn sẽ không tốn ngân sách nào cho click. Làm SEO sẽ tác động toàn Website nên bên cạnh yếu tố Performance, bạn còn cải thiện được yếu tố Thương hiệu trên Website Online. Từ đó, khi khách hàng vào Website của bạn, tỷ lệ mua hàng cũng sẽ tăng cao.

Xét về ngắn hạn thì đây là khoảng chi phí đầu tư thấp nhưng được lợi ngay.

Xét về dài hạn, lượt click càng nhiều thì ngân sách của bạn càng lớn (chưa kể cả việc click ảo, click tặc hao hụt ngân sách), đồng nghĩa bạn sẽ luôn cố định mức ngân sách cao để duy trì hoạt động này.

Tối ưu cho toàn bộ trang Website, phủ mọi nhu cầu, hành trình tìm kiếm của người dùng dù lớn hay bé.Chỉ tối ưu cho một vài trang nhất định, nếu set càng nhiều trang thì chi phí càng gia tăng.

 

So sánh SEO và Google ADS
So sánh SEO và Google ADS

4. Vậy doanh nghiệp nên lựa chọn Google ADS hay SEO?

  • Nếu là doanh nghiệp mới, không có nhiều nguồn lực, rõ ràng chúng ta cần có doanh thu để duy trì và phát triển doanh nghiệp. Nên trong giai đoạn này, doanh nghiệp nên sử dụng Google Ads để lên TOP được nhanh, mang lại nguồn doanh thu sớm. Giai đoạn này chưa nên làm SEO bài bản vì sẽ khiến cho doanh nghiệp tốn những khoản chi phí mà chưa mang lại hiệu quả sớm.
  • Nếu là doanh nghiệp chưa có doanh thu ổn định, Google Ads vẫn là kênh phù hợp hơn, vì có thể mang lại doanh thu được ngay.
  • Nếu là doanh nghiệp đã có doanh thu ổn định, SEO lại là kênh rất phù hợp. SEO là một quá trình đầu tư dài hạn nên đòi hỏi doanh nghiệp cần có nguồn doanh thu ổn định. Nếu đây là thời điểm doanh nghiệp đang làm Google Ads, chúng ta hoàn toàn có thể giảm dần được ngân sách Google Ads theo sự tăng trưởng kết quả từ SEO.

Nhưng để áp dụng được SEO, sẽ có sự khó khăn hơn khi đây là kênh đòi hỏi khá nhiều kỹ thuật trong quá trình thực thi. Chúng ta sẽ cần phải tối ưu sitemap, robot, thẻ meta, liên kết nội bộ và liên kết bên ngoài. Đây là thuật ngữ rất khó hiểu dành cho những ai mới nghe lần đầu, tuy nhiên ở những phần sau tôi sẽ giải thích cho các bạn hiểu và đưa ra những hoạt động trọng tâm mà chúng ta cần tập trung vào.

Các ngành hàng có lượt tìm kiếm Online cao
Các ngành hàng có lượt tìm kiếm Online cao

5. Khi nào doanh nghiệp nên làm SEO?

Với tôi, doanh nghiệp nào cũng nên làm SEO, bởi không có một ngành hàng nào mà khách hàng của họ không lên Google tìm kiếm. Tuy nhiên thời điểm làm SEO và cách thức làm SEO phù hợp cho từng thời điểm mới là chìa khóa để đưa doanh nghiệp đi đúng hướng.

Trong quá trình nếu doanh nghiệp muốn có hiệu quả cao từ SEO, những yếu tố sau đây là những yếu tố ảnh hưởng tới thời điểm làm SEO thích hợp:

  • Ngân sách. Nếu đã quyết định đầu tư để SEO một cách bài bản, chắc chắn doanh nghiệp sẽ phải đầu tư một khoản ngân sách không hề nhỏ, đòi hỏi doanh nghiệp cần có một nguồn doanh thu đã ổn định
  • Mục tiêu kinh doanh. Nếu bạn có một mục tiêu kinh doanh cho những sản phẩm nào đó, hãy SEO sản phẩm đấy trước thời điểm dự tính có doanh số ít nhất 6-8 tháng. Tùy vào ngân sách để chúng ta có thể SEO một lúc nhiều sản phẩm hoặc SEO theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn ứng với một hay ít sản phẩm nào đó.
  • Tính thời vụ của sản phẩm. Những sản phẩm liên quan tới tính thời vụ hãy dự tính thời điểm SEO dựa trên thời gian sản phẩm có thể đẩy mạnh bán hàng. Tháng 3/2021, tôi vừa nhận một dự án chụp ảnh cưới ở Hà Nội và cần triển khai gấp. Lý do chính sản phẩm này sẽ được sử dụng mạnh nhất từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Vì thế tháng 3 là thời điểm thích hợp để bắt đầu SEO cho dự án này. Nếu SEO muộn hơn, thời gian đạt mục tiêu SEO muộn, chắc chắn hiệu quả doanh thu sẽ không thể sánh với giai đoạn cao điểm được

Với doanh nghiệp mới hoặc có doanh thu chưa ổn định. Doanh nghiệp chưa phù hợp để có thể đẩy mạnh SEO một cách bài bản. Đây là giai đoạn các doanh nghiệp này nên sử dụng những kênh quảng cáo có thể mang lại doanh thu sớm như Google Ads hay Facebook Ads,….Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể làm những phương án mà tôi sẽ kể ngay phía dưới, vừa không tốn nhiều chi phí, vừa mang lại những hiệu quả ban đầu. Đến khi doanh nghiệp có nguồn doanh thu và lợi nhuận ổn định trong nhiều tháng, hãy bắt đầu quá trình đầu tư một chiến dịch SEO bài bản

Với doanh nghiệp có doanh thu đã ổn định. Đây là giai đoạn mà doanh nghiệp sẽ tìm thêm nhiều phương án để tăng trưởng doanh số và nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu. Hãy đừng chần chờ gì mà đẩy mạnh làm SEO ngay, SEO hoàn toàn đáp ứng được mong muốn tăng trưởng doanh số và nâng cao nhận diện thương hiệu trong lâu dài.

Số liệu cho lượt tìm kiếm của người dùng Google Việt Nam 2022
Số liệu cho lượt tìm kiếm của người dùng Google Việt Nam 2022

6. Doanh nghiệp mới hoàn toàn có thể làm SEO ngay từ sớm

Dường như ai cũng nghĩ làm dịch vụ SEO tổng thể cho doanh nghiệp mới ngay từ đầu là không thể bởi vấn đề ngân sách. Nhưng thực tế làm SEO không phải là những gì quá phức tạp, SEO cần trải qua những quá trình đơn giản nhất đó là xây dựng website, xây dựng nội dung. Những công việc này chính xác là những công việc thường làm khi chúng ta bắt đầu truyền thông cho doanh nghiệp. Nếu người dùng truy cập một website mà trải nghiệm giao diện không tốt, nội dung không phù hợp, những ấn tượng không tốt đầu tiên sẽ xảy ra với người dùng.

Vì thế, trước khi truyền thông bất kỳ thông tin gì cho người dùng, hãy làm website thật tối ưu cho họ, hãy có những nội dung đáp ứng mong muốn của người dùng. Nếu chúng ta làm tốt những công việc đơn giản này, những hiệu quả sẽ đến với doanh nghiệp là:

  • Bất kỳ người dùng từ kênh truyền thông nào khi truy cập website cũng đều có ấn tượng tốt với doanh nghiệp
  • Theo thời gian, Website và nội dung của doanh nghiệp sẽ được Google đánh giá cao và đưa lên TOP những từ khóa liên quan trong ngành. Đừng bất ngờ khi bạn nghĩ là bạn chưa làm SEO nhưng website của bạn vẫn có những lượng truy cập tự nhiên từ Google.

Ngoài ra chúng ta có thể đi theo chiến lược SEO những từ khóa tìm kiếm dài và dễ. Điều này sẽ giúp website chúng ta có những lượng traffic truy cập tăng dần theo thời gian. Điều mà chúng ta nên bổ sung thêm là kiến thức viết nội dung chuẩn SEO để bài viết dễ dàng được Google hiểu.

Kết hợp những điều trên với nhau, bạn đã có một phương án SEO khả thi ngay trong những giai đoạn đầu của doanh nghiệp mà không tốn nhiều chi phí đầu tư.

7. SEO có những ưu điểm vượt trội nào so với kênh khác

Trước những năm 2014, thực sự mà nói thì các nhà làm Digital Marketing không có quá nhiều sự lựa chọn khi SEO là một kênh hàng đầu mà ai làm Digital Marketing cũng nên tìm hiểu. Thế nhưng bây giờ với sự lớn lên của nhiều nền tảng khác nhau với sự phát triển rất mạnh từ Facebook, Tiktok, Youtube,….Doanh nghiệp có thêm nhiều sự lựa chọn hơn, có sự đa dạng trong chiến lược marketing của mình hơn.

#Người tiêu dùng đang ngày càng “THÔNG MINH” hơn

Từ những vấn đề tìm hiểu đơn giản như thông tin sản phẩm đến những vấn đề phức tạp hơn như đánh giá thương hiệu, người dùng đều tìm hiểu qua Google. Đại dịch Covid sinh ra và tạo cho chúng ta một hoàn cảnh mà chúng ta bắt buộc phải theo, đấy là không thể tìm hiểu offline được. Chính những thời gian như thế đã làm thay đổi phần nào hành vi tìm hiểu của người dùng, được dịch chuyển dần từ offline sang online.

Có 83% người dùng dành nhiều thời gian lên mạng tìm hiểu thông tin trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Có 69% trong số đó tìm hiểu trên Google trước khi mua sản phẩm. Và Google cũng là nền tảng tìm kiếm đầu tiên để người dùng tham gia vào quá trình tìm hiểu đó.

Những từ khóa mang tính chất “tốt nhất” (sửa máy lạnh tốt nhất) đang có xu hướng tăng rất cao và vượt trội so với những từ khóa mang tính chất “ rẻ nhất” (sửa máy lạnh rẻ nhất). Điều này cho thấy mức độ mà người dùng quan tâm tới chất lượng sản phẩm khi mua online là rất vượt trội so với những người dùng quan tâm tới giá rẻ. Càng ngày càng nhiều hoài nghi của người dùng được sinh ra khi họ tìm hiểu sản phẩm trên online.

Chính những điều này cho thấy, khi chúng ta Marketing trên internet, tạo niềm tin cho người dùng là điều không thể thiếu. Vậy thử nếu chúng ta không xuất hiện trên Google thì làm sao người dùng có thể tìm hiểu và đánh giá sản phẩm, doanh nghiệp chúng ta được. Hay chúng ta xuất hiện với một diện mạo website xấu xí, thông tin sai lệch, không đầy đủ, lúc đó niềm tin của người dùng với doanh nghiệp là không có.

Với hành vi người dùng như thế, rõ ràng SEO Google vừa có giá trị mang lại chuyển đổi, vừa mang lại sự uy tín cho doanh nghiệp khi người dùng tìm hiểu nhiều như thế. Vậy thì cụ thể đâu là những ưu điểm vượt trội mà doanh nghiệp nên chọn SEO:

#Chuyển đổi từ SEO rất cao

Đây là những người dùng có nhu cầu trực tiếp trước khi tìm kiếm Google. Họ là những người đang quan tâm, tìm hiểu hoặc muốn mua sản phẩm của chúng ta. Vì thế tỷ lệ chuyển đổi sẽ rất cao nếu người dùng truy cập vào website của chúng ta

#SEO lên TOP Google là kết quả của quá trình dài hạn tối ưu hóa trải nghiệm người dùng

Vì thế sự chất lượng nội dung của SEO vượt trội hơn khi làm Google Ads. Và người dùng hiểu điều đó. Người dùng đang có xu hướng click nhiều hơn vào những kết quả SEO thay vì Google Ads. Google đã có nhiều thời điểm làm kết quả hiển thị của Google Ads và SEO giống nhau, tuy nhiên người dùng vẫn đủ thông minh để phân biệt được 2 kết quả này.

Với những hành vi thị trường như thế và vai trò của SEO, chắc chắn SEO là một kênh quan trọng trong hành trình tăng trưởng doanh thu và lan tỏa thương hiệu của doanh nghiệp.

Mặc dù là công ty SEO uy tín nhưng SEODO khuyên vẫn nên kết hợp cả 2 kênh SEO và Google AdWords sẽ gia tăng gấp đôi hiệu quả chúng ta trên Google. SEO dùng để thu hút lượt tìm kiếm vào Website. Google AdWords dùng để “theo đuổi” hay còn gọi là tiếp thị lại những dữ liệu đã vào Website. Khi đó khách hàng của bạn sẽ luôn đi vào một luồng hành trình “không lối thoát”. Điều còn lại là chờ đợi họ đến và tạo ra doanh thu. Hy vọng qua bài viết bạn đã có những so sánh SEO và Google ADS chính xác để lựa chọn nền tảng cho việc bứt phá kinh doanh từ thị trường tìm kiếm của Google.

Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết kiến thức hợp tác khi lựa chọn doanh nghiệp SEO:

5/5 - (3 bình chọn)