AIDA là một mô hình đã trở nên khá quen thuộc đối với các Marketer. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ số hiện nay, mô hình AIDA có lẽ là mô hình marketing phổ biến, được sử dụng nhiều nhất trong truyền thông marketing. Vậy thì mô hình AIDA này là gì và được sử dụng ra sao? Hãy cùng SEODO khám phá ngay sau đây để hiểu rõ hơn về AIDA nhé.
1. Mô hình AIDA
AIDA là viết tắt của Attention, Interest, Desire và Action. Mỗi yếu tố trên đại diện cho một giai đoạn trong quá trình mua hàng của người tiêu dùng. Người mua sẽ trải qua 4 giai đoạn này trước khi đưa ra quyết định mua hàng của mình. Các giai đoạn được hiểu là Chú ý, Quan tâm, Mong muốn và Hành động.
Mô hình AIDA được coi là mô hình phân cấp hiệu ứng, có nghĩa là người tiêu dùng phải lần lượt chuyển qua từng giai đoạn của mô hình để đạt đến hành động mua sắm. Cũng giống như một chiếc phễu mua hàng điển hình, mỗi giai đoạn sẽ có ít người tiêu dùng hơn giai đoạn trước.
Việc áp dụng thành công mô hình AIDA sẽ mang lại nhiều lợi ích. Đầu tiên, chiến lược sẽ thu hút được sự chú ý của mọi người đến thương hiệu của bạn. Tiếp theo, nội dung này sẽ tạo ra sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Sau đó, chiến lược marketing cũng sẽ kích thích sự tiêu dùng của mọi người. Cuối cùng, mô hình này sẽ thúc đẩy hành động mua của khách hàng.
2. AIDA – Lịch sử hình thành
Mô hình AIDA được phát triển vào năm 1898 bởi một nhân viên của Advertising Hall of Fame có tên là Elias St. Elmo Lewis. Ông đã ẩn danh và viết một chuyên mục về ba nguyên tắc quảng cáo mà ông thấy hữu ích trong suốt sự nghiệp của mình trên tạp chí The Inland Printer, một trong những tạp chí Mỹ có ảnh hưởng nhất thế kỷ 19.
Trong chuyên mục của mình, Lewis nói rằng một quảng cáo thành công luôn phải tuân theo một công thức cụ thể. Nội dung ông đã viết được dịch như sau: “Nhiệm vụ của một quảng cáo là để thu hút người đọc, để họ nhìn vào quảng cáo và bắt đầu đọc nó; sau đó để họ quan tâm và tiếp tục đọc nó; sau đó phải tìm cách thuyết phục họ, để khi họ đọc nó thì họ sẽ tin vào điều đó và cuối cùng là dẫn đến hành động. Nếu một quảng cáo bao gồm bốn phẩm chất của thành công này thì đó là một quảng cáo thành công ”.
Sau sự xuất hiện lần đầu, mô hình dần được sửa đổi và mở rộng hơn để giải thích cho sự ra đời của các nền tảng truyền thông mới. Hơn một thế kỷ sau, các nguyên tắc của Lewis vẫn đúng. Chúng được thể hiện dưới dạng từ viết tắt là AIDA và được sử dụng rộng rãi trong ngành quảng cáo ngày nay.
3. Làm thế nào để áp dụng AIDA vào Marketing
Lý thuyết về AIDA model hầu như tất cả mọi người đều có thể hiểu được. Tuy nhiên, kết quả của chiến dịch quảng cáo có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách ứng dụng mô hình của các doanh nghiệp. Bằng cách tạo chiến dịch truyền thông qua mô hình AIDA, bạn có thể kiểm soát nhiều hơn các đường dẫn đến quyết định mua hàng của khách hàng tiềm năng.
Khi triển khai mô hình, bạn sẽ thấy kết quả qua từng giai đoạn, từ lúc người tiêu dùng tìm hiểu về thương hiệu đến giai đoạn cuối cùng buộc họ phải hành động. Đây chính là lúc mà chiến dịch đã giúp khách hàng phát triển những cảm giác hoặc cảm xúc nhất định về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Để triển khai như vậy, nội dung dưới đây của bài viết sẽ trình bày chi tiết cách thức ứng dụng mô hình AIDA vào Marketing.
3.1. A: Attention – Thu hút sự chú ý
Ở giai đoạn này, người tiêu dùng sẽ hỏi: “Đây là gì”. Nếu nội dung quảng cáo của bạn thật sự ấn tượng và thu hút sự chú ý của mọi người thì họ sẽ bắt đầu trở nên tò mò hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp.
Để thành công trong việc áp dụng mô hình vào giai đoạn này thì trước tiên nội dung quảng cáo phải xuất hiện xung quanh người tiêu dùng. Điều này sẽ giúp tăng độ nhận diện về thương hiệu của khách hàng. Doanh nghiệp có thể sử dụng các kênh Marketing Online như Google, Mạng xã hội,… để dễ dàng tiếp cận một số lượng lớn người dùng.
# Ví dụ về Attention – thu hút sự chú ý: Wistia đã ứng dụng tốt mô hình vào nội dung tiếp thị, họ không chỉ đăng blog giáo dục thúc đẩy lưu lượng truy cập mà còn tạo các chương trình giải trí và truyền cảm hứng. Tập trung vào video như một phương tiện thay vì chỉ viết blog liên quan đến sản phẩm và sứ mệnh của họ. Điều này không chỉ giúp Wistia giải quyết các khó khăn mà khách hàng tiềm năng của họ đang gặp phải mà còn cho phép họ giải quyết những vấn đề đó dễ dàng hơn.
3.2. I: Interest – Tạo ra sự quan tâm
Sau khi đã thành công với giai đoạn Thu hút, mục tiêu tiếp theo của doanh nghiệp là khiến khách hàng nghĩ “Tôi thích sản phẩm đó”. Trong khi giai đoạn đầu tiên đang thu hút sự chú ý của mọi người thì giai đoạn này để giữ vững điều đó. Do đó, bước này đòi hỏi nội dung quảng cáo của bạn phải lôi cuốn, thuyết phục. Người xây dựng chiến lược phải biết cách làm cho khách hàng muốn tìm hiểu thêm về thương hiệu của mình.
# Ví dụ về Interest – tạo ra sự quan tâm: Below the Fold là một ví dụ về việc tạo ra sự quan tâm đối của người tiêu dùng thông qua quảng cáo của mình. Đây là dịch vụ cung cấp các bài báo có liên quan đến người dùng. Với câu: “Những câu chuyện không được đưa lên trang nhất.”, doanh nghiệp đã chạm đến được sự tò mò và khiến cho khách hàng của mình quan tâm hơn về các bài báo mà doanh nghiệp đang cung cấp.
3.3. D: Desire – Kích thích sự khao khát
Hai giai đoạn đầu tiên của mô hình AIDA thiết lập sự hiểu biết và yêu thích cho người xem. Đến với giai đoạn thứ 3 này, nội dung quảng cáo của doanh nghiệp chính là làm cho khách hàng thay đổi suy nghĩ của mình, từ “Tôi thích sản phẩm này” thành “Tôi muốn sản phẩm này”.
Để làm được điều này, hãy tiếp tục đảm bảo rằng những nội dung mà mọi người được tiếp cận sẽ đem đến niềm tin cho họ. Bằng cách làm cho khách hàng bấm đăng ký, theo dõi blog hoặc các trang mạng xã hội, cơ hội họ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn càng cao. Bởi vì càng nhiều khách hàng tiềm năng tương tác với thương hiệu của bạn, thì họ càng tin tưởng bạn hơn.
# Ví dụ về Desire – kích thích sự khao khát: Chiến dịch “Where’s the beef?” của Wendy vào năm 1984 đã áp dụng thành công mô hình AIDA trong giai đoạn Desire. Câu slogan nổi tiếng “Where’s the beef?” trong một chương trình quảng cáo mang ngụ ý là bánh mì kẹp thịt của họ chứa nhiều thịt bò hơn so với các đối thủ cạnh tranh như MCDonald và Burger King. Đây là một ví dụ về mô hình AIDA ở giai đoạn Desire khá ấn tượng và phổ biến mà bạn có thể tham khảo.
3.4. A: Action – Thúc đẩy hành động
Sau khi bạn đã tạo ra đủ mong muốn và khao khát của người tiêu dùng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, hãy cho khách hàng tiềm năng của bạn có cơ hội để đạt được mong muốn đó. Do vậy, nội dung cuối cùng trong mô hình đó là thúc đẩy hành động. Mục đích của giai đoạn này là để khách hàng phải đưa ra quyết định: “Tôi sẽ mua nó”.
Sự thành công của giai đoạn này phụ thuộc rất nhiều vào 3 giai đoạn trước. Bởi vì việc tạo nội dung và xây dựng mối quan hệ sâu sắc với khách hàng tiềm năng sẽ làm cho khách hàng đóng góp giá trị của mình vào sự phát triển của doanh nghiệp. Một khi khách hàng có đủ sự chú ý, quan tâm và khao khát thì họ sẽ không ngần ngại chi tiền cho sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.
# Ví dụ về Action – thúc đẩy hành động: Với sự bổ sung thêm phương thức thanh toán “EMI options” thì Amazon đã khuyến khích người dùng chi tiêu nhiều hơn. Với dịch vụ này, Amazon cho phép khách hàng mua các thiết bị và đồ dùng cao cấp trong thời kì ngân sách hạn hẹp.
4. Hạn chế của mô hình AIDA
Mô hình AIDA có thể rất hữu ích cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận với khách hàng tiềm năng và tạo sự thành công cho chiến dịch quảng cáo. Tuy nhiên, cái gì cũng có những điểm yếu nhất định. Dưới đây là các khía cạnh hạn chế của mô hình mà bạn nên xem xét trước khi muốn ứng dụng:
4.1. Nó không tính đến hành trình phi tuyến tính của người mua.
Đối với quy trình suy nghĩ tuyến tính cho quyết định mua hàng thì việc áp dụng mô hình AIDA sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên, không phải tất cả quy trình mua hàng đều tuyến tính. Nhiều khách hàng tiềm năng có thể quan tâm sâu sắc đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhưng cuối cùng lại chọn mua một sản phẩm khác. Điều này cho thấy hạn chế của mô hình là không tính đến hành trình phi tuyến tính của người mua.
4.2. Nó không tính đến việc mua hàng bốc đồng hoặc chu kỳ bán hàng siêu ngắn.
Ngoài quy trình mua hàng phi tuyến tính, một khách hàng tiềm năng có thể thực hiện nhiều giai đoạn của AIDA cùng một lúc. Đây gọi là một giao dịch mua hàng khẩn cấp hoặc mua hàng bốc đồng, được hiểu là việc khách hàng thực hiện tiến trình giao dịch mua nhanh chóng. Khi khách hàng thực hiện giao dịch mua hàng khẩn cấp, việc sử dụng mô hình này là không có ý nghĩa.
4.3. Đó chỉ là một phần nhỏ của một chiến lược kinh doanh toàn thức.
AIDA có lẽ chỉ hữu ích cho những lần mua hàng đầu tiên. Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp thì việc tìm kiếm khách hàng mới sẽ khó khăn hơn nhiều so với việc giữ chân khách hàng hiện tại. Do đó, mô hình AIDA sẽ không phù hợp trong tình huống này. Đó là lí do tại sao để thực hiện một chiến lược kinh doanh toàn diện thì doanh nghiệp cần phải sử dụng các mô hình khác, chẳng hạn như mô hình Flywheel.
4.4. Tập trung vào một yếu tố AIDA cho mỗi chiến thuật tiếp thị có thể không hiệu quả.
Khi mà bạn phân đoạn bốn chữ cái của AIDA thành từng yếu tố riêng biệt và tập trung quá nhiều vào một yếu tố thì có thể sẽ không mang đến thành công. Ví dụ: bạn nghĩ rằng “Bài đăng trên blog này là để thu hút sự chú ý của họ” và chỉ tập trung vào điều đó. Tuy nhiên, một bài đăng trên blog hiệu quả là thu hút sự nhận biết và tạo ra sự quan tâm, ít nhất là khiến họ có thể đăng ký hoặc theo dõi blog của bạn.
Do đó, khi áp dụng mô hình vào chiến lược tiếp thị thì nên xem xét cả 4 yếu tố cùng nhau. Nói cách khác, các chiến lược tiếp thị phải xoay vòng một khách hàng tiềm năng qua nhiều giai đoạn của AIDA. Ví dụ: một quảng cáo hiệu quả có thể thúc đẩy ba hoặc bốn giai đoạn của AIDA, thúc đẩy người mua tiềm năng hành động.
4.5. Nó gần như quá đơn giản.
Trong sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực, mô hình AIDA được cho là quá đơn giản để có thể mô tả sâu hơn các quyết định mua hàng. Bởi vì, người mua ngày nay đã có nhiều khả năng tiếp cận thông tin để nghiên cứu, so sánh chất lượng các loại sản phẩm. Họ sẽ đưa ra lựa chọn mang lại nhiều lợi ích cho bản thân hơn.
5. Tổng kết: Vậy có nên dùng AIDA
Mặc dù còn tồn tại nhiều điểm yếu, AIDA vẫn là một khuôn khổ vững chắc giúp cho doanh nghiệp hiểu được khách hàng tiềm năng và thúc đẩy họ tiêu dùng. Việc áp dụng mô hình vào nội dung của chiến lược Marketing, doanh nghiệp của bạn có thể thu hút thêm được nhiều khách hàng mới mang lại tiềm năng lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, điều này bắt đầu với việc biết hành trình khách hàng của bạn.
Một khi mà bạn đã xem xét và cân nhắc những hạn chế của mô hình thì việc áp dụng AIDA vào các chiến lược quảng bá thương hiệu thật sự mang một ý nghĩa quan trọng. Bởi vì chúng giúp bạn biết cách thu hút khách hàng và đạt được mục đích cuối cùng đó là khách hàng mua sản phẩm của mình. Do vậy, mô hình AIDA hiện vẫn đang là một công cụ tuyệt vời đối với hầu các các doanh nghiệp.
Trên đây là những thông tin hữu ích về AIDA, một mô hình phổ biến dùng trong các chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Hi vọng qua bài biết trên, SEODO có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nội dung cũng như việc ứng dụng mô hình để tạo nên sự thành công trong các chiến dịch quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của mình. Hẹn gặp bạn ở những chủ đề bổ ích khác nhé!
Tham khảo thêm Trọn bộ Kiến thức Digital Marketing được đội ngũ chuyên gia SEODO chọn lọc kỹ lưỡng:
- Blog Là Gì? Học Và Tạo Blog Nhanh Chóng Cho Người Mới 2022
- Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Là Gì? 5 Bước Tạo Brand Identity
- Brand Awareness Là Gì? 10 Cách Tạo Nhận Thức Thương Hiệu Trong Tâm Trí Khách Hàng