Chiến lược marketing là gì? Việc xây dựng chiến lược marketing hiệu quả có ảnh hưởng thế nào đối với sự phát triển của doanh nghiệp? Bài viết dưới đây SEODO sẽ chỉ ra các bước tạo dựng chiến lược tiếp thị một cách thông minh nhất nhé. Hãy cùng tìm hiểu ngay!
1. Chiến lược marketing là gì?
Chiến lược marketing được định nghĩa là các kế hoạch tổng thể của doanh nghiệp nhằm thu hút và giữ chân khách hàng. Nhờ vào đó, công ty có thể đẩy mạnh doanh số bán các sản phẩm, dịch vụ của mình. Chiến lược tiếp thị thường chứa đựng đề xuất giá trị, thông điệp cốt lõi mà tổ chức muốn thể hiện. Bên cạnh đó, bản báo cáo chiến lược còn đề cập đến các yếu tố nhân khẩu học của khách hàng mục tiêu và một vài nội dung liên quan khác.
Một chiến lược marketing thông thường sẽ bao gồm 4 Ps: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Phân phối) và Promotion (Xúc tiến). Sự kết hợp của các yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp có được một kế hoạch hoàn chỉnh, thành công trong việc thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
2. Hiểu về các chiến lược marketing sử dụng thường xuyên
Sau khi có một cái nhìn cơ bản về chiến lược marketing là gì, doanh nghiệp cũng cần am hiểu cách thức xây dựng một kế hoạch tiếp thị thành công. Như đã trình bày trước đó, chiến lược marketing luôn phải thể hiện đề xuất giá trị mà công ty hướng đến. Điều này sẽ quyết định hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng, chỉ ra cách thức hoạt động của tổ chức và lý do mà người tiêu dùng nên tin tưởng vào doanh nghiệp.
Chiến lược tiếp thị hiệu quả sẽ thể hiện cách thức các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Ví dụ điển hình về một công ty xây dựng kế hoạch marketing thành công là Walmart. Tập đoàn này luôn đặt mục tiêu trở thành một nhà bán lẻ cung cấp các sản phẩm có “giá tốt hằng ngày”. Mọi chính sách tiếp thị cũng như hoạt động bán hàng của Walmart đều hướng theo phương châm này.
3. So sánh giữa Chiến lược marketing với Kế hoạch marketing
Chiến lược marketing thường được trình bày cụ thể trong các kế hoạch tiếp thị của doanh nghiệp. Đây là tài liệu mô tả chi tiết các hoạt động thu hút, phát triển và giữ chân khách hàng trong tương lai. Từng chiến dịch sẽ gắn với các mốc thời gian cụ thể, hướng dẫn chi tiết cách thức doanh nghiệp thực hiện quá trình marketing cho sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.
Thông thường, chiến lược tiếp thị sẽ tồn tại lâu hơn so với các kế hoạch marketing. Lí do là văn bản chiến lược sẽ thể hiện tuyên bố giá trị và định hướng của công ty, mang tính dài hạn. Trong khi đó, các kế hoạch thường chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định.
Nói cách khác, chiến lược marketing chứa đựng một mục tiêu lâu dài, còn kế hoạch marketing sẽ mô tả các hoạt động cụ thể cần được thực hiện để tổ chức hoàn thành sứ mệnh của mình.
4. Lợi ích của chiến lược marketing
Mục tiêu quan trọng nhất của việc thấu hiểu chiến lược marketing là gì chính là giúp các doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường. Để làm được điều đó, công ty cần nắm bắt nhu cầu khách hàng, đem đến cho họ các giải pháp tuyệt vời hơn so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Hàng loạt các hoạt động tiếp thị như quảng cáo, khuyến mãi hay truyền thông trên mạng xã hội đều phải hướng đến giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Những thông điệp chính mà tổ chức muốn truyền đạt cho khách hàng phải đồng nhất và rõ ràng. Điều này sẽ gây ấn tượng mạnh với người tiêu dùng và tăng số lượng các sản phẩm bán ra. Từ đó, tổ chức có thể tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông của mình.
Việc nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng có thể chỉ ra các thiếu sót trong chiếc lược hiện tại. Đồng thời, công ty còn có thể tìm thấy các cơ hội mới, chẳng hạn như một nhóm khách hàng tiềm năng chưa được khai khác. Kết quả cuối cùng là doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn, thỏa mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng.
5. Cách tạo chiến lược marketing
Chiến lược tiếp thị được xây dựng thông qua quá trình nghiên cứu, cải tiến liên tục của các doanh nghiệp. Việc vạch rõ hướng đi ngay từ ban đầu sẽ giúp các công ty nhanh chóng có được cho mình một kế hoạch marketing hiệu quả. Sau đây là 6 bước quan trọng trong việc tạo dựng chiến lược marketing được rất nhiều tổ chức áp dụng.
5.1. Xác định mục tiêu
Đối với phần lớn doanh nghiệp, tối đa hóa lợi nhuận là mục đích cuối cùng mà họ muốn hướng đến. Tuy nhiên, các công ty cũng cần đặt ra các mục tiêu nhỏ hơn để từng bước hoàn thành sứ mệnh của mình. Chẳng hạn, trong giai đoạn phát triển, tổ chức thường mong muốn thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng, gia tăng mức độ tương tác hay thấu hiểu người tiêu dùng. Khi đạt đến thời kỳ ổn định, công ty lại mong muốn mở rộng thị trường và cho ra đời những dòng sản phẩm mới.
Các mục tiêu nhỏ lẻ này sẽ là thước đo quan trọng để doanh nghiệp đánh giá xem liệu mình có đang đi đúng hướng. Tổ chức có thể xem chiến lược là mục tiêu tổng thể, dài hạn và từ đó xây dựng các kế hoạch cụ thể để đạt được thành công. Các mục tiêu được đặt ra cũng cần cụ thể, rõ ràng và có khả năng định lượng.
5.2. Nhận biết khách hàng của bạn
Doanh nghiệp cần xác định rõ khách hàng mục tiêu dựa trên các sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp. Đây là bước vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty nên cần đặc biệt lưu ý.
Trước khi xây dựng kế hoạch marketing, tổ chức cần hiểu rõ các đặc điểm về nhân khẩu học, cá tính, động cơ cũng như quan điểm của khách hàng. Mỗi người tiêu dùng sẽ có mong muốn và thái độ khác nhau, để làm hài lòng những nhóm người này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự nỗ lực nhất định.
Đối với từng phân khúc khách hàng, công ty sẽ cần có những chiến lược riêng để thỏa mãn nhu cầu của họ. Chẳng hạn, khách hàng thượng lưu với mức chi tiêu cao luôn muốn được chăm sóc, tư vấn tận tình, chu đáo hơn. Thấu hiểu được điều này, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn toàn diện, bao quát. Từ đó tổ chức có thể đạt được thành công trong việc thực hiện kế hoạch tiếp thị của mình.
5.3. Tạo thông điệp
Sau khi xác định rõ mục tiêu cũng như khách hàng mục tiêu cụ thể, đây là lúc doanh nghiệp bắt tay vào xây dựng một thông điệp hấp dẫn. Tuyên bố này sẽ giúp người tiêu dùng nhìn nhận rõ nét về giá trị mà sản phẩm, dịch vụ của công ty đem lại. Đồng thời, bạn cũng cần đưa ra lý do vì sao khách hàng nên chọn thương hiệu của bạn thay vì sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Một thông điệp thu hút sẽ có khả năng khơi dậy cảm xúc bên trong khách hàng. Quyết định mua hàng của người tiêu dùng có thể được đưa ra chỉ vì họ cảm thấy bị lôi cuốn bởi những gì mà công ty cam kết. Đây là lý do mà một vài quảng cáo mặc dù chỉ diễn ra trong vòng vài giây nhưng lại đem đến cho doanh nghiệp doanh thu cao ngất ngưởng.
5.4. Thiết lập ngân sách
Việc xây dựng chiến lược marketing cũng cần cân nhắc đến khả năng mà công ty có thể chi trả. Một kế hoạch tiếp thị được cho là hiệu quả khi doanh nghiệp thực hiện được kế hoạch đề ra với mức chi phí thấp nhất. Đội ngũ những người làm marketing cần bàn bạc và đi đến thống nhất xem liệu họ nên quảng cáo bằng hình thức như thế nào để đạt được hiệu suất cao trong khi không phải tiêu tốn quá nhiều tiền.
5.5. Lựa chọn kênh tiếp thị
Kênh tiếp thị là các nền tảng được công ty sử dụng để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Bạn cần quyết định xem liệu mình sẽ bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, trang web doanh nghiệp hay thông qua các trang mạng xã hội. Công nghệ phát triển đã mở ra rất nhiều cơ hội cho người bán khi họ có thể tự do lựa chọn hình thức phân phối phù hợp với nhu cầu.
5.6. Đo lường
Một bước không thể thiếu trong tiến trình marketing chính là đánh giá hiệu suất hoạt động tổng thể. Việc kiểm soát thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp nhận ra những sai sót trong kế hoạch và điều chỉnh kịp thời. Ngoài ra, công ty còn có thể đánh giá mức độ thành công trong việc thực hiện chiến lược tiếp thị của mình từ đó xây dựng mục tiêu cho tương lai.
6. Tại sao công ty của bạn cần có một chiến lược marketing?
Một tổ chức am hiểu marketing strategy là gì và có khả năng vận dụng nó vào hoạt động kinh doanh sẽ có được lợi nhuận một cách nhanh chóng. Bởi lẽ, các công ty này đã thành công trong việc xác định khách hàng mà họ cần hướng đến là ai. Bằng việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng, doanh nghiệp sẽ gia tăng doanh số và đạt được vị thế nhất định trên thị trường.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mối tương quan giữa tổ chức và thành công của các nhà tiếp thị đã tăng từ gần bốn lần lên gần bảy lần từ năm 2018 đến năm 2022.
7. 4P có ý nghĩa gì trong chiến lược marketing?
Khi nhắc đến marketing, không thể không kể đến 4Ps là sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến. Các yếu tố này kết hợp với nhau giúp sản phẩm thành công nhận được sự đón nhận của người tiêu dùng. Ngoài ra, 4Ps còn là thước đo hữu hiệu giúp kiểm định mức độ phù hợp của chiến dịch marketing hiện tại đối với một nhóm khách hàng tiềm năng mới.
8. Chiến lược marketing trông như thế nào?
Một chiến lược marketing thông thường sẽ trình bày cụ thể các chiến dịch quảng bá, tiếp cận cộng đồng và quan hệ công chúng mà công ty sẽ thực hiện trong thời gian đến. Bản chiến lược còn bao gồm cả cách doanh nghiệp đo lường hiệu quả của những hoạt động này. Những người làm marketing thường sẽ tạo dựng kế hoạch theo Ps.
Để có được một chiến dịch marketing thành công, bạn cần phải thực hiện nghiên cứu thị trường để nhận diện những cơ hội cũng như rủi ro hiện có. Các yếu tố nhân khẩu học, tính cách của khách hàng mục tiêu cũng cần được làm rõ. Ngoài ra, doanh nghiệp phải xác định đâu là kênh bán hàng mà mình muốn nhắm đến, dòng doanh thu ước tính thu được từ các kênh này là bao nhiêu. Làm rõ những thông tin này sẽ giúp công ty có một định hướng rõ ràng trong kinh doanh.
9. Chiến lược marketing có giống với kế hoạch marketing không?
Thuật ngữ “kế hoạch marketing” và “chiến lược marketing” thường được các công ty sử dụng thay thế cho nhau vì đa phần kế hoạch tiếp thị được phát triển dựa trên khuôn khổ chiến lược tổng thể của tổ chức. Trong một số trường hợp, chiến lược và kế hoạch có thể được trình bày trong một tài liệu, đặc biệt đối với các công ty có quy mô nhỏ chỉ thực hiện một hoặc hai chiến dịch lớn trong một năm.
Mục đích của kế hoạch marketing là phác thảo các hoạt động tiếp thị hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm. Trong khi đó, chiến lược tiếp thị đưa ra đề xuất giá trị tổng thể, thể hiện mục tiêu cuối cùng mà công ty muốn hướng đến. Quy mô của chiến lược marketing thường rộng hơn rất nhiều so với các kế hoạch được phân chia theo từng giai đoạn.
Bài viết này đã làm rõ khái niệm chiến lược marketing là gì và cách thức xây dựng một kế hoạch tiếp thị hiệu quả trong doanh nghiệp. Hoạt động marketing có ý nghĩa rất lớn đối với lợi nhuận và hình ảnh của công ty. Việc nắm rõ những kiến thức này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong hoạt động kinh doanh. Hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo của SEODO.
Chinh phục kiến thức Marketing trong các bài viết sau đây:
- Inbound marketing là gì? Chi tiết và 7 cách thực thi IM hiệu quả
- Marketing là gì? Tổng hợp 100% về Marketing và Marketer 2022
- Customer Insight Là Gì? 8 Bước Tìm Ra Insight Của Khách Hàng
- Customer journey là gì? 6 bước lập bản đồ trải nghiệm khách hàng
Câu hỏi thường gặp:
Cách tạo chiến lược marketing cho dpanh nghiệp hàng đầu?
1. Xác định mục tiêu
2. Nhận biết khách hàng của bạn
3. Tạo thông điệp
4. Thiết lập ngân sách
5. Lựa chọn kênh tiếp thị
6. Đo lường