17 phần mềm SEO Web & công cụ SEO được SEOer Uu Ái nhất 2024
Phần mềm SEO Web hay công cụ SEO là trợ thủ không thể thiếu
SEO Content hay còn gọi là Content Website là “linh hồn” của Website để Google có thể đọc, tìm hiểu và đánh giá theo một cấu trúc nhất định. Đối với người dùng, SEO Content không chỉ giúp tiếp cận được khách hàng một cách tự nhiên, không tốn chi phí mà còn hỗ trợ gia tăng trải nghiệm đối với trang web của bạn. Hãy cùng SEODO Agency tìm hiểu chi tiết về SEO Content và cách sử dụng như thế nào nhé.
Marketing Leader of SEODO
Ngày cập nhật
19/11/2024
Mục lục
Chương 1: Tổng quan về SEO Content?
1. Content là gì?
2. SEO Content là gì?
3. SEO Content khác gì so với Content Marketing?
Chương 2: Tìm hiểu 4 loại SEO Content cơ bản chuẩn SEO Branding
1. Content Social
2. Content Blog
3. Content sản phẩm/dịch vụ
4. Content giới thiệu
Chương 3: Áp dụng 4 loại SEO Content theo mô hình AIDA
1. Bước 1 (ATTENTION)
2. Bước 2 (INTEREST)
3. Bước 3 (DESIRE)
4. Bước 4 (TRUST & ACTION)
Chương 1: Tổng quan về SEO Content?
1. Content là gì?
2. SEO Content là gì?
3. SEO Content khác gì so với Content Marketing?
Chương 2: Tìm hiểu 4 loại SEO Content cơ bản chuẩn SEO Branding
1. Content Social
2. Content Blog
3. Content sản phẩm/dịch vụ
4. Content giới thiệu
Chương 3: Áp dụng 4 loại SEO Content theo mô hình AIDA
1. Bước 1 (ATTENTION)
2. Bước 2 (INTEREST)
3. Bước 3 (DESIRE)
4. Bước 4 (TRUST & ACTION)
Chương 4: Các bước viết 1 bài SEO Content chuẩn SEO Branding
1. Bước 1: Lên Outline cho SEO Content (Brief)
2. Bước 2: Viết Content chuẩn SEO
3. Bước 3: Kiểm tra Content
4. Bước 4 : Đăng bài
Chương 5: Các yếu tố tạo ra bài SEO Content chất lượng
1. Từ khóa & mật độ từ khóa
2. Tiêu đề và cách viết
3. Lĩnh vực
4. Xây dựng cấu trúc chủ đề cho SEO Content
5. Đảm bảo nguyên tắc từ khóa và tiêu đề
6. Liên kết trong, ngoài trong SEO Content
7. Xây dựng chiến lược truyền thông cho SEO Content
Chương 4: Các bước viết 1 bài SEO Content chuẩn SEO Branding
1. Bước 1: Lên Outline cho SEO Content (Brief)
2. Bước 2: Viết Content chuẩn SEO
3. Bước 3: Kiểm tra Content
4. Bước 4: Đăng bài
Chương 5: Các yếu tố tạo ra bài SEO Content chất lượng
1. Từ khóa & mật độ từ khóa
2. Tiêu đề và cách viết
3. Lĩnh vực
4. Xây dựng cấu trúc chủ đề cho SEO Content
5. Đảm bảo nguyên tắc từ khóa và tiêu đề
6. Liên kết trong, ngoài trong SEO Content
7. Xây dựng chiến lược truyền thông cho SEO Content
Content là yếu tố quan trọng hàng đầu mà Google dựa vào đó để xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm và thu hút người đọc. Nội dung content là một thông điệp, ý nghĩa nào đó được truyền đạt thông qua các phương tiện, lời nói, văn bản hoặc bất kỳ hình thức nghệ thuật nào khác. Nội dung thể hiện qua nhiều phương tiện khác nhau gồm internet, truyền hình, đài phát thanh, tạp chí, điện thoại thông minh hay qua các bài phát biểu, hội nghị.
Nếu bạn là người mới – đọc ngay: Cẩm nang SEO là gì chi tiết từ A-Z được các chuyên gia SEODO cập nhật trong hơn 6 năm làm nghề cùng hơn 400 doanh nghiệp!
SEO Content (Content Website) là các nội dung trên website được xây dựng và tối ưu để tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Đây cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu để tăng traffic và tạo ra những chuyển đổi cho trang web mà không cần mất một khoản phí nào.
Hiện nay, nhiều người sẽ còn nhầm lẫn giữa Content Marketing (nói chung) và SEO Content hay Content Website (nói riêng).
Content Marketing là nội dung được tạo ra ở Website hoặc bất kỳ nền tảng phương tiện truyền thông nào khác nhằm mục đích thu hút và giữ đối tượng mục tiêu của bạn. SEO Content sẽ là những yếu tố kỹ thuật được thêm vào và phân bổ thành những tuyến nội dung tạo thành một cấu trúc chủ đề hoàn chỉnh trên Website.
Có thể nói rằng, Content Marketing chất lượng là nền tảng để tạo ra các Content Website đạt top Google và đem lại giá trị cao.
>> Tham khảo: LSI Là Gì? Cách Dùng Từ Khóa Ngữ Nghĩa LSI X3 Traffic Website
Để hiểu được SEO Content là gì thì bạn phải nắm được trong SEO các loại Content website này sẽ phải phân biệt như thế nào. Quy chuẩn để hình thành một Content chuẩn SEO ra sao. Ngoài ra, nếu bạn biết kết hợp 4 loại Content dưới đây theo một mô hình (AIDA). Nó sẽ là một quy trình điều khiển hành trình người dùng thành khách hàng. Cùng tìm hiểu tiếp cùng SEODO nhé.
Đầu tiên là Content Social, loại content này luôn hướng tới số đông người đọc là những thông tin gần gũi hoặc gợi sự tò mò. Tại sao SEO Content lại có Content Social? Content Website có thể hướng tới những thông tin “hot trend”, cập nhật tin mới nóng hổi. Sau đó, bạn sẽ dùng những bài viết này đi chia sẻ trên các trang Social để kéo traffic về cho Website (dạng PR).
Mục đích chính của Content Social đó là tăng traffic để tăng uy tín cho website. Mặc dù không trực tiếp ảnh hưởng mạnh đến ranking của từ khoá nhưng nếu làm Content Social tốt thì sẽ tạo nên sự uy tín và tin tưởng đối với người dùng và Google.
Bằng chứng là chúng tôi lên chiến dịch và thực thi content social ở Facebook fanpage, các group Facebook, hay các nền tảng khác như Linkedin, Zalo OA – để branding mạnh mẽ hình ảnh thương hiệu của bản thân cho Google và khách hàng. Bạn có thể liên tục cập nhật tại Fanpage của SEODO để tham khảo một số dạng content phù hợp cho Doanh nghiệp của mình.
>>Xem ngay: 4 Mẫu Bài Viết Blog Website Đạt Nhiều Traffic Nhất Và Cách Sử Dụng
Content Blog có tác dụng thu hút sự quan tâm của khách hàng, giúp phục vụ cho mục đích quảng cáo và tiếp thị sản phẩm. Loại content này cũng giúp remarketing ở những nền tảng Google, Facebook để tăng chuyển đổi bán hàng. Content Blog cũng cung cấp những thông tin hữu ích và có giá trị cho người dùng.
Nếu website của bạn chưa có blog, tham khảo ngay tại Góc kiến thức của SEODO để có thêm góc nhìn về cách lên cấu trúc chủ đề, hay cách trình bày cho content blog nhé.
Content sản phẩm có 2 hình thức chính là sản phẩm chi tiết và chuyên mục sản phẩm. Với sản phẩm chi tiết, 2 phần cần quan tâm đó là cấu trúc của trang và nội dung. Đối với chuyên mục sản phẩm, không có nhiều nội dung chi tiết cần được trình bày, chủ yếu page sẽ hiển thị các sản phẩm để khách hàng lựa chọn. Phần bộ lọc của chuyên mục giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của họ.
>>Xem ngay: Meta Description Là Gì? 10 Cách Viết Đoạn Trích Cực Chuẩn Và Thu Hút
Content dịch vụ là những bài viết trên Website về dịch vụ hoặc sản phẩm có hỗ trợ của dịch vụ như thi công hay lắp đặt. Loại content này nhằm thu hút khách hàng mục tiêu đang tìm kiếm về dịch vụ. Tỷ lệ chuyển đổi ở những trang content dịch vụ rất cao. Tuy nhiên, để tạo hiệu quả chuyển đổi tốt cần kết hợp quảng cáo Remarketing tới tệp đối tượng đã truy cập trang này.
Content giới thiệu là tổng hợp những bài content với mục đích giúp người đọc hiểu hơn về công ty. Doanh nghiệp sẽ đưa ra các thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ mà công ty đang kinh doanh. Content giới thiệu bao gồm page giới thiệu, page liên hệ và chuyên mục tin tức hoạt động của công ty.
Loại content này nhằm gia tăng sự tin tưởng của khách hàng về doanh nghiệp, từ đó tăng hành vi mua hàng. Niềm tin của khách hàng với doanh nghiệp càng cao thì lượt chuyển đổi càng cao. Nhờ vào content giới thiệu mà bạn có thể đưa ra các thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và khiến thương hiệu của bạn trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
Mặc dù là 4 loại Content khác nhau nhưng chúng thường không thể tách rời nhau trong một Website kinh doanh. Sự kết hợp 4 loại Content này với mục đích cuối cùng là mua hàng (hay còn gọi là tạo ra chuyển đổi). Sự kết hợp đấy sẽ thông qua 4 bước:
Người dùng từ Content Social, sẽ di chuyển tới Content ngành. Nhưng như chúng ta đã nói tỷ lệ này cực thấp nên có thể bỏ qua trong nhiều trường hợp. Vì thế bước 1 này không quá quan trọng.
Người dùng ở Content Ngành (Content Blog) sẽ đang tìm kiếm những từ khoá dài hơn để tìm hiểu những vấn đề xoay quanh sản phẩm/dịch vụ. Từ nhu cầu xoay quanh này, chúng ta cần có CTA (call to action) điều hướng người dùng click qua trang content sản phẩm/dịch vụ để tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm/dịch vụ.
Ví dụ: người dùng đang tìm kiếm keyword về “thiết kế chung cư 2 phòng ngủ”, ở đây người dùng có xu hướng tìm hiểu các mẫu chung cư 2 phòng ngủ là chính nên các từ khóa dài xoay quanh có thể là “mẫu thiết kế chung cư 2 phòng ngủ (diện tích)”, “mẫu thiết kế chung cư 2 phòng ngủ (giá tiền)”,….
Ở giai đoạn này, người dùng có thể có hành vi tạo ra chuyển đổi nhưng còn khá thấp.
>>> Khám phá ngay: Duplicate Content Là Gì? 15 Nguyên Nhân Và Khắc Phục Trùng Lặp Nội Dung 2023
Những người đang tìm hiểu trực tiếp về sản phẩm dịch vụ thông qua những từ khoá trọng tâm sản phẩm/dịch vụ.
Ở giai đoạn này, tỷ lệ chuyển đổi khá cao khi khách hàng đã có sự thu hút với sản phẩm/ dịch thì sẽ có nhu cầu gần với mua hàng hơn. Tuy nhiên ở nhiều ngành hàng mà khách hàng phải đánh giá dài ngày, khách hàng sẽ cần niềm tin ở chúng ta nhiều hơn trước khi mua. Khi đó sẽ cần những CTA để điều hướng khách hàng qua đọc những page content giới thiệu, khi đó khách hàng sẽ hiểu doanh nghiệp, tổ chức hơn, từ đó xây dựng niềm tin dần và tăng khả năng mua hàng.
Ví dụ: nếu chúng ta đọc page thiết kế chung cư, thấy dịch vụ rất tốt và có mong muốn sử dụng. Nhưng giá dịch vụ cao và tính lâu dài của sản phẩm khiến cho chúng ta muốn tìm hiểu công ty cung cấp dịch vụ này là công ty có uy tín không. Và khi khách hàng đủ tin vào công ty, chúng ta mới tiến hành liên hệ và sử dụng dịch vụ. Ngược lại thông tin công ty không rõ ràng, chúng ta không có niềm tin và đi tìm công ty khác tạo niềm tin nhiều hơn.
Khách hàng tìm hiểu về công ty. Bước này nếu Content Giới Thiệu cho khách hàng được niềm tin, thông thường tỷ lệ chuyển đổi sẽ là rất cao.
Lưu ý: Mọi loại content đều có thể tạo ra chuyển đổi tuỳ tính chất từng ngành, xếp thứ tự từ cao – thấp như sau: Giới thiệu – Sản phẩm/Dịch vụ – Ngành – Social
Ban đầu, đối với những người mới thì việc viết bài content website sẽ khá khó khăn và mất thời gian. Sau khi hiểu được Content Website là gì thì nhiều người vẫn bối rối không biết nên bắt đầu viết bài từ đâu. Đừng lo lắng vì những mục dưới đây sẽ bật mí cho bạn 4 bước để viết bài một cách hoàn chỉnh nhất.
Bước lập outline content rất quan trọng, sẽ ảnh hưởng đến bài viết. Một bản brief sẽ giúp người viết xác định rõ cấu trúc từng phần của bài viết và sắp xếp các thông tin cần đưa vào bài một cách khoa học và hợp lý. Thông thường, quy trình lên content outline sẽ bao gồm:
Như đã nói ở trên, viết bài chuẩn SEO là một yếu tố cần phải nắm vững để trả lời cho câu hỏi SEO Content là gì? Sau khi đã lên ý tưởng về nội dung bài viết, các từ khóa, các ý chính thì bước tiếp theo sẽ là viết content chuẩn SEO. Đây là bước quyết định bài viết của bạn có được lên top của Google hay không. Những điều cần lưu ý khi viết content website gồm:
Sau khi viết bài xong, để đảm bảo bài viết đã hoàn chỉnh thì nên Audit content (tối ưu Content) một cách kĩ càng. Ở bước này, người kiểm duyệt cần xem bài viết có mắc lỗi chính tả hay không, hình ảnh đã rõ nét chưa, đã đủ các yếu tố chuẩn SEO chưa? Bạn cũng nên xem lại bố cục bài viết và văn phong có phù hợp với đối tượng khách hàng hay không? Ngoài ra, SEODO cũng sẽ gợi ý cho bạn một số mô hình nâng cao để kiểm tra Content bạn chất lượng hay không?
E-E-A-T là tiêu chí đánh giá nội dung mới của Google. Đây là mô hình dựa theo thuật toán này của Google để cải thiện chất lượng nội dung trên bài viết SEO Content của bạn.
Đăng tải bài viết là bước cuối cùng của việc viết content website. Bạn cần phải xem xét lại kĩ càng bài viết bởi vì khi bài đăng được xuất bản sẽ rất khó sửa chữa các lỗi. Trong quá trình đăng bài, để an tâm hơn bạn có thể lưu nháp và xem trước để tiện điều chỉnh.
Việc content website chuẩn SEO sẽ giúp bài viết của bạn nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, điều này còn giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu hơn. Để có content website tốt, bạn cần lưu ý những điều sau.
Từ khóa là những từ, cụm từ mà khách hàng dùng để tìm kiếm các thông tin họ đang quan tâm trên các công cụ tìm kiếm. Mục đích của từ khóa là tạo khả năng chuyển đổi và tăng doang thu. Từ khóa chính và từ khóa phụ cần được nhấn mạnh rõ nét bằng cách in đậm, in nghiêng. Trong bài viết bạn cũng cần phải quan tâm về mật độ từ khóa để cho phù hợp và tránh lặp từ khóa quá nhiều.
Ví dụ trang chủ seodo.vn có từ khóa chính là dịch vụ SEO, từ khóa phụ là dịch vụ seo web, dịch vụ seo từ khóa,……
Google có đưa bài viết của bạn lên Top tìm kiếm hay không phụ thuộc vào việc phân chia mật độ từ khóa. Do đó, công cụ tìm kiếm sẽ quét qua nội dung, cụm từ nào xuất hiện với mật độ khoảng 2-5% thì đó là Keyword.
Tiêu đề là dòng hiển thị đầu tiên trên một trang web và được in đậm trên kết quả của các công cụ tìm kiếm. Tiêu đề đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc rank top của website. Một tiêu đề ấn tượng sẽ dễ dàng thu hút được sự chú ý và tiếp cận của người đọc. Do đó, tiêu đề ấn tượng sẽ kích thích sự tò mò, khám phá của người đọc trước tiên, sau đó mới đến nội dung.
Thông thường, mỗi bài viết sẽ có lượng từ 1000 chữ đến 2000 chữ. Những bài viết dài giúp truyền tải được nhiều thông tin hơn. Phần mở bài chỉ cần ngắn gọn, dẫn dắt về vấn đề bạn muốn đề cập đến. Ở phần thân bài, bạn có thể chia thành nhiều mục để thuận tiện cho người đọc. Phần kết cần 1 – 2 câu để chốt lại vấn đề quan trọng.
Tùy vào lĩnh vực bạn làm SEO mà bạn chọn một cách hành văn cho phù hợp. SEO có thể mang lại hiệu quả cho hầu hết mọi ngành tuy nhiên vẫn có những ngành có thể cần SEO nhiều hơn bởi tính cạnh tranh cao. Điều quan trọng là phải viết đầy đủ nội dung, mạch văn rõ ràng, không mắc lỗi hành văn như chính tả, dấu câu, cú pháp.
Nghiên cứu từ khóa là giai đoạn chính để bạn tạo ra các mạng lưới chủ đề nội dung của mình. Mỗi nhu cầu của người dùng là một nội dung chính, hãy xây dựng những nội dung phụ xoay quanh nó.
Khi nghiên cứu về chủ đề bạn cần đặt vị trí của mình vào đối tượng độc giả. Những chủ đề content có thể đến từ bất kì lĩnh vực nào trong cuộc sống từ các chủ đề quen thuộc, khác lạ hay những chủ đề đang được mọi người bàn tán. Hãy thử nghĩ xem khách hàng đang thực sự gặp phải vấn đề nào, có những chủ đề nào mà họ quan tâm, hứng thú.
Việc tạo các link liên kết cũng phải phù hợp sao cho bài viết có ý nghĩa để cung cấp thông tin cho người đọc cũng như là tương thích với các thuật toán của Google.
Internal link là những liên kết trong Website của bạn. Đây là một trong những yếu tố chính giúp SEO Content của bạn được kết nối với nhau thành một “mạng nhện” chặt chẻ và hỗ trợ nhau tạo thành một cấu trúc chủ đề.
Ví dụ dễ hiểu nếu như có 5 Content SEO được liên kết vòng tròn và chéo nhau thì 1 bài viết lên TOP sẽ truyền sức mạnh kéo theo các bài viết khác lên TOP. Ngoài ra, internal links giúp bạn điều phối được khách hàng xem nhiều hơn, tăng độ uy tín của Website.
External link hay còn gọi là liên kết ngoài là những liên kết trên trang web của bạn trỏ đến những trang web khác trên Internet. Liên kết ngoài là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được chủ đề mà bạn đang làm, đồng thời, tăng chất lượng trang web trong SEO blog của bạn.
Hãy phủ các liên kết ngoài một cách hợp lí và đủ (không lạm dụng) và lưu ý rằng Dofollow và Nofollow một cách hợp lí.
Nghe thì lạ nhưng đây là một trong những rất quan trọng để khiến SEO Content của bạn lên TOP một cách nhanh chóng. Thương hiệu muốn mạnh mẽ thì phải truyền thông thì Content SEO cũng vậy.
Google đọc nội dung Content Website của bạn thông qua những liên kết xuất hiện ở tất cả mọi nơi trên Internet. Vì vậy, bài viết content seo của bạn được nhiều lượt chia sẻ, nhiều lượt nhắc tới, nhiều lượt đánh giá,.. sẽ là các yếu tố tạo ra sự khác biệt với những bài viết của các website khác. Do đó, SEO Content cũng cần có chiến lược truyền thông.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về SEO Content mà SEODO đã tổng hợp và chọn lọc lại theo phương pháp SEO Branding do chính SEODO sáng lập. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu một cách chi tiết về SEO Content là gì, đáp ứng mong muốn và hỗ trợ đưa ra các giải pháp cho vấn đề mà bạn đang gặp phải trong việc viết content website.
Nếu các bạn có thu thập và sharing kiến thức hãy ghi nguồn nhé: Trần Bảo – Marketing SEODO
Nắm bắt thêm những kiến thức SEO Content khác qua các bài viết dưới đây:
Bài viết có liên quan
17 phần mềm SEO Web & công cụ SEO được SEOer Uu Ái nhất 2024
Phần mềm SEO Web hay công cụ SEO là trợ thủ không thể thiếu
Internal link là gì? 6 chiến lược Internal Link (liên kết nội bộ) thúc đẩy SEO mạnh mẽ nhất
Đã bao giờ bạn thấy link nội bộ (internal link) của bạn giống như
Rel Nofollow và Follow links là gì? Hiểu và thực thi 2024
Trong bài viết này, SEODO – Dịch vụ SEO sẽ giải thích cho bạn
PBN là gì? Cách xây dựng và tìm kiếm hiệu quả 2024
PBN là gì? PBN hay còn gọi là Private Blog Network. Mạng lưới PNB
Anchor text là gì? 10+ điều cần biết về Anchor text khi SEO
Anchor Text là một trong những công cụ nhận được rất nhiều sự quan
SEO mũ đen là gì? 8 sự thật về “chiếc mũ đen” bí ẩn
SEO mũ đen hay Black hat SEO là chủ đề được bàn tán nhiều
Khám phá các chủ đề khác đang được quan tâm
Mình là Thu Hoài – PGĐ SEODO phụ trách Sản Xuất với 5+ năm kinh nghiệm trong nghề, chinh chiến hơn 200+ dự án thành công trong đó các lĩnh vực khó và cạnh tranh như bất động sản, nội thất, Airway. Mình luôn quan niệm rằng: SEO là phải hiểu thương hiệu, hiểu sản phẩm/dịch vụ & hiểu khách hàng của họ. Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ được sự đón nhận và ủng hộ từ phía các bạn
Công ty DỊCH VỤ SEO #1 VIỆT NAM
Kết nối với SEODO tại:
Chúng tôi là SEODO
Kết nối với SEODO tại:
Góc khách hàng
© All rights reserved
Kết nối với SEODO tại:
Made with ❤ by SEODO
© All rights reserved