Tối ưu quảng cáo Google Shopping sẽ giúp tăng doanh số bán hàng và tránh lãng phí tiền vào những hoạt hoạt động vô nghĩa. Đây chính là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của chiến dịch quảng cáo trên Google. Trong nội dung bên dưới, các bạn sẽ được SEODO giới thiệu về 12 chiến thuật quan trọng mà người làm Google Ads phải biết. Hãy đọc ngay bài viết để biết thêm chi tiết nhé!
1. 12 chiến thuật tối ưu quảng cáo Google Shopping
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những phương pháp tối ưu hóa riêng để phù hợp với tính chất công việc và điều kiện đặc thù của họ. Các công ty có thể linh động áp dụng toàn bộ hoặc một số bước trong quy trình bên dưới. Tuy nhiên, 12 chiến dịch này chính là những căn cứ cốt lõi để doanh nghiệp tự xây dựng chiến dịch riêng.
1.1. Tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu sản phẩm của bạn
Đây là bước đầu tiên trong quy trình tối ưu quảng cáo Google Shopping. Những dữ liệu thông tin của sản phẩm càng rõ ràng, cụ thể thì Google sẽ dễ dàng quảng bá. Trên thực tế, những chi tiết về sản phẩm để đã có sẵn và công việc của doanh nghiệp là tối ưu sao cho Google dễ dàng đọc thông tin. Bạn nên tập trung vào những thuộc tính quan trọng để tăng mức độ thành công của chiến dịch quảng cáo. Cụ thể: Thuộc tính và hình ảnh.
- Hình ảnh:
Hình ảnh là yếu tố thu hút mạnh mẽ khán giả khi nhìn vào quảng cáo. Do đó, bạn cần tuân theo các nguyên tắc của Google cũng như tối ưu hóa hình ảnh của mình. Để chọn được hình ảnh thu hút nhất, doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp thử nghiệm giữa hai hình ảnh khác nhau để đánh giá xem cách nào sẽ gây phản ứng mạnh hơn.
Quan trọng, bạn phải phản ánh hình ảnh một cách chính xác trong nguồn cấp dữ liệu. Doanh nghiệp có thể thực hiện điều này qua công cụ quản lý nguồn cấp dữ liệu một cách dễ dàng. Trong một số trường hợp, vấn đề rất đơn giản.
Khách hàng luôn có mong muốn nhìn sản phẩm từ nhiều góc độ khác nhau trước khi mua hàng. Do đó, việc bổ sung hình ảnh sẽ là công việc cần thực hiện. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp có nhiều mẫu mã của một sản phẩm thì phải cẩn thận khi thực hiện. Bởi vì một số lỗi sẽ dễ xảy ra, tiêu biểu là sự sai khác giữa hình ảnh và mẫu mã sản phẩm.
- Tiêu đề sản phẩm
Bên cạnh hình ảnh, tiêu đề sản phẩm cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu. Để thu hút sự tò mò của người xem, bạn nên đưa từ khóa quan trọng lên đầu nội dung tiêu đề. Phần nội dung này cần có tất cả các thông tin cần thiết về sản phẩm của bạn. Trong trường hợp các cụm từ trong tiêu đề của quảng cáo bị lặp lại, bạn có thể xóa chúng một cách dễ dàng. Sự cố này sẽ được khắc phục bằng chức năng “Remove Duplicates”.
- Giá bán
Giá cả của sản phẩm là điều mà mọi chiến dịch quảng cáo đều cần quan tâm. Bạn cần đảm bảo Google sẽ đưa ra các mức giá chính xác, đặc biệt là các sản phẩm giảm giá. Do đó, mọi người cần đảm bảo đảm cập nhật chính xác những thông tin về giá sản phẩm, giảm giá và đơn vị tiền tệ. Bên cạnh đó, bạn cần chắc chắn rằng những sản phẩm đang khuyến mãi sẽ được bán với giá đúng như nguồn dữ liệu của doanh nghiệp.
- Màu sắc
Màu sắc của sản phẩm cũng tác động đến quyết định mua hàng của một người. Bởi vì họ sẽ có những mục đích và sở thích riêng cho một sản phẩm với một số màu sắc cụ thể. Đối với một số quốc giá như Anh, Mỹ, Nhật Bản,… thì thuộc tính màu sắc của trang phục và phụ kiến là yếu tố bắt buộc. Chính vì vậy, bạn nên bổ sung thông tin về color_attribute trong nguồn cấp dữ liệu sản phẩm của doanh nghiệp.
Nếu bạn đã liệt kê các màu cho mọi các mặt hàng thì quá trình quảng cáo sẽ cực kỳ dễ dàng. Tùy nhiên, nhiều sản phẩm sẽ bị thiếu thông tin về dữ liệu màu. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng thông tin từ các thuộc tính khác, ví dụ như mô tả sản phẩm. Bạn cần tạo và tải lên danh sách các màu bạn của sản phẩm. Hệ thống sẽ tự động điền cho những sản phẩm bị thiếu thông tin màu sắc.
- Kích thước
Trong nhiều trường hợp, Google sẽ làm nổi bật thuộc tính kích thước trong quảng cáo dù đây không phải là thuộc tính bắt buộc. Do đó, bạn nên thêm thông tin về kích thước cho từng sản phẩm trong nguồn cấp dữ liệu của mình. Để bổ sung thêm thuộc tính kích thước, bạn cần thêm một trường tùy chọn vào nguồn cung cấp dữ liệu của sản phẩm cần quảng cáo.
- Thông tin chi tiết
Thông tin chi tiết của sản phẩm giúp doanh nghiệp đưa những đặc điểm độc đáo của sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Bạn sử dụng trường product_detail trong nguồn cấp dữ liệu của mình. Thông qua thuộc tính này, bạn có thể bổ sung thông tin về phong cách, kiểu dáng hoặc các thông số kỹ thuật. Thuộc tính này sẽ có 3 thuộc tính attribute_name, attribute_value (bắt buộc) và section_name (thuộc tính phụ).
- Chính sách vận chuyển và đổi trả
Nếu bạn cập nhật thông tin về chính sách vận chuyển và đổi trả trong Google Merchant Center thì Google sẽ hiển thị thông tin đó trong quảng cáo của sản phẩm. Nếu những sản phẩm này được áp dụng chính sách miễn phí giao hàng thì bạn cần thiết lập vào quảng cáo. Bởi vì sản phẩm của bạn sẽ nổi bật hơn so với đổi thủ.
1.2. Tối ưu hóa cấu trúc chiến dịch của bạn
Để tạo sự thành công về lâu dài, bạn cần tối ưu hóa cấu trúc chiến dịch. Mục tiêu của điều này là tăng thêm quyền kiểm soát quảng cáo của mình. Khi đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các mức phí khác nhau cho mỗi sản phẩm. Bởi vì mỗi mặt hàng sẽ có sự khác nhau về lợi nhuận, mức độ phổ biến, tỷ lệ chuyển đổi trên mỗi lượt click,… Do đó, Google Ads cho phép bạn chia sản phẩm của công ty thành các nhóm khác nhau.
Cách chia tối ưu hóa cấu trúc chiến dịch như sau:
- Bước 1: Bắt đầu với toàn bộ các sản phẩm muốn quảng cáo – “All products”, bạn hãy nhấp vào “Edit” và chọn thuộc tính muốn dùng để phân loại sản phẩm.
- Bước 2: Bạn có thể tạo nhóm hàng riêng cho từng mức giá trị bằng nút “>>” hoặc sử dụng “+” để chọn tất cả.
- Bước 3: Bây giờ, bạn có thể phân loại các sản phẩm một lần nữa bằng cách chỉnh sửa và chọn các thuộc tính phù hợp. Dưới đây là một ví dụ cụ thể về cấu trúc chiến dịch Danh mục > Loại sản phẩm > ID sản phẩm.
Sau khi cấu trúc của chiến dịch đã được tối ưu hóa, bạn có thể đặt giá thầu. Google Ads sẽ tự động thêm một nhóm sản phẩm mới có tên là “Everything else”. Điều này có nghĩa là những sản phẩm có thông số cụ thể về danh mục, nhãn hiệu,… thì sẽ sử dụng một giá quảng cáo khác và những sản phẩm còn lại sẽ được áp dụng mức tiền của Everything else.
1.3. Chia sản phẩm thành các nhóm quảng cáo
Thay vì kiểm soát giá quảng cáo theo từ khóa, bạn có thể sắp xếp sản phẩm bằng các nhóm quảng cáo. Các nhóm này giống như các kệ hàng trong một cửa hàng. Công việc này đảm bảo sản phẩm được xuất hiện trong những quảng cáo liên quan nhất. Dưới đây là cách để tạo các nhóm quảng cáo:
- Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google của bạn.
- Bước 2: Mở menu của trang web và chọn ‘Ad groups.
- Bước 3: Bấm vào nút “+”.
- Bước 4: Chọn “Select a campaign” và chọn nơi mà bạn muốn chuyển nhóm đến.
- Bước 5: Đặt tên cho nhóm quảng cáo.
- Bước 6: Chọn giá thầu.
- Bước 7: Nhấp vào “Create” để hoàn tất tiến trình này.
Nếu bạn có các danh mục phân cấp trong nguồn cấp dữ liệu thì phải sử dụng riêng từng cấp. Ví dụ, để thêm nhóm sản phẩm cho Trang phục & Phụ kiện > Trang sức > Vòng tay, trước tiên bạn cần tạo nhóm cho Trang phục & Phụ kiện rồi mới chia nhóm đó theo danh mục để tạo nhóm cho Trang sức và chia nhỏ lại một lần nữa cho Vòng tay. Ngược lại với các bước phức tạp, phần này sẽ khá dễ dàng khi thực hiện.
Bạn nên sử dụng thuộc tính nào để phân nhóm sản phẩm của mình? Điều này phụ thuộc vào chiến dịch của bạn. Nếu tất cả các sản phẩm của bạn có cùng một danh mục thì thuộc tính nhóm này sẽ không hữu ích bằng việc sử dụng loại sản phẩm. Ví dụ, nếu bạn bán các sản phẩm của Nike thì nhóm thương hiệu của bạn có thể gồm áo phông, giày và dụng cụ thể thao.
Bạn cũng có thể chia sản phẩm bằng một thuộc tính và chia nhỏ bằng một thuộc tính khác. Tức là bạn có thể tạo nhóm quảng cáo Nike và chia nhỏ lại theo danh mục sản phẩm để thêm các từng mục sản phẩm cho áo phông Nike, giày Nike và thiết bị thể thao Nike.
Ngoài ra, mọi người có thể chia sản phẩm của bạn theo danh mục hoặc loại sản phẩm và chia nhỏ bằng thương hiệu của các mặt hàng đó. Một lưu ý quan trọng là bạn nên tạo các nhóm sản phẩm có số lượng sản phẩm tương đương nhau.
1.4. Hàng đầu vs Khác
Khi tối ưu quảng cáo Google Shopping thì việc tăng thầu không phải lúc nào cũng là một giải pháp tốt. Bạn có thể mắc lỗi chi tiêu dư thừa cho quảng cáo. Một số sản phẩm sẽ mang lại kết quả tích cực khi không nằm đầu tìm kiếm. Cách kiểm tra là hãy chọn Segments > Top vs. Other để so sánh tỷ lệ chuyển đổi, CPA và các chỉ số giữa vị trí hàng đầu và các vị trí khác. Dữ liệu này chỉ đáp ứng cho nhóm quảng cáo chứ không phải nhóm sản phẩm.
1.5. Tìm người chiến thắng và kẻ thua cuộc của bạn
Một số sản phẩm sẽ có mang về kết quả tốt hơn những sản phẩm khác. Do đó doanh nghiệp cần nắm thông tin này để có được sự điều chỉnh hợp lý. Bởi vì, thứ mà người làm kinh doanh mong muốn qua quảng cáo là doanh thu chứ không chỉ là lượt hiển thị. “Người chiến thắng” là những sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm mang được mua nhiều. “Kẻ thua cuộc” mang đến nhiều lượt truy cập nhưng không có giao dịch. Việc xác định điều đó sẽ giúp bạn tăng doanh số bán hàng và giảm CPA.
Mọi người có thể biết được điều này ở mục “Reports”. Tại đó, hãy chọn “Shopping” để xem những thuộc tính mà mình muốn phân tích về “người chiến thắng” và “kẻ thua cuộc”. Nếu bạn muốn tìm các sản phẩm riêng lẻ thì có thể thêm loại sản phẩm, thương hiệu,… để biết được sửa đổi nhóm sản phẩm nào. Từ đó, bạn sẽ xác định mình nên để đặt giá thầu riêng biệt cho “người chiến thắng” hay “kẻ thua cuộc”.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần có sự khéo léo khi phân tích kết quả sao cho phù hợp với chiến dịch và thị trường của mình. Ví dụ, một chiếc áo có 100 lần click và 0 lượt chuyển đổi là “kẻ thua cuộc” nhưng điều này sẽ không đúng đối với một chiếc đồng hồ sang trọng. Một sản phẩm không có chuyển đổi từ lượt nhấp chắc chắn sẽ là “kẻ thất bại”. Ngoài ra, khi giá chuyển đổi cao hơn lợi nhuận thì doanh nghiệp cũng cần xem lại.
Sau khi đã đánh giá và phân tích rõ về những sản phẩm “người chiến thắng” và “kẻ thua cuộc”, bạn hãy vào tab “Product groups” để điều chỉnh chi phí quảng cáo. Nếu mặt hàng đó chưa được tối ưu hóa chiến dịch thì bạn phải tạo mục tiêu cho riêng chúng bằng cách chia nhỏ danh mục, thương hiệu hoặc loại sản phẩm. Bạn nên nâng giá quảng cáo với “người chiến thắng” và giảm thầu cho “kẻ thua cuộc”. Ngoài ra, những sản phẩm có nhiều lượt nhấp nhưng không có giao dịch thì nên bị loại trừ.
1.6. Loại trừ những sản phẩm không sinh lời
Để tối ưu quảng cáo Google Shopping, bạn nên loại trừ các sản phẩm không sinh lời của mình bằng cách chỉnh sửa giá quảng cáo của mình và đánh dấu các sản phẩm này là bị loại trừ. Ngoài ra, bạn có thể tạo danh sách và loại trừ chúng thông qua các phần mềm chuyên dụng. Bên cạnh đó, mọi người có thể điều chỉnh theo mùa. Những sản phẩm mùa hè nên ẩn đi vì không mang lại nhiều chuyển đổi vào mùa đông.
Một trường hợp khác mà sản phẩm sẽ được loại trừ là khi chúng hết hàng hoặc chỉ còn lại những mặt hàng có kích thước hoặc màu sắc khác thường. Google có tính năng tự động dừng quảng cáo cho các sản phẩm đã bán hết. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải chủ động để đảm bảo cập nhật cho Google về trạng thái kho hàng một cách chính xác và kịp thời.
1.7. Thêm từ khóa phủ định
Giả sử, sản phẩm của doanh nghiệp là vòng đeo tay bằng bạc. Một người khách hàng sẽ tìm kiếm vòng tay bằng vàng sẽ không mua sản phẩm của bạn, nhưng họ có thể nhấp vào quảng cáo của bạn. Điều này sẽ khiến bạn phải chi một khoảng tiền lớn cho tiền quảng cáo. Chính vì thế, từ khóa phủ định là sẽ giúp Google biết được những cụm từ tìm kiếm nào sẽ không được phép hiển thị quảng cáo của bạn.
Google Ads cho phép biết được quảng cáo của bạn sẽ hiểu thị đối với các cụm từ tìm kiếm nào. Từ đó, mọi người sẽ biết được những truy vấn có nhiều lượt truy cập nhưng không mang lại giao dịch. Đây là chính là thứ mà bạn cần tránh. Từ khóa phủ định sẽ giúp bạn loại trừ những truy vấn tương tự. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Truy cập vào tab “Keywords”.
- Bước 2: Nhấp vào Details > Search terms > All.
- Bước 3: Chọn cụm từ mà bạn muốn áp dụng.
- Bước 4: Thêm chúng dưới dạng từ khóa phủ định.
1.8. Chia nhỏ từ khóa phủ định
Từ khóa phủ định có thể được biểu diễn cụ thể hơn bằng hai loại là phủ định phổ quát và phủ định nhóm quảng cáo. Điều này giúp doanh nghiệp dễ kiểm soát việc sản phẩm của mình có hiển thị hay không. Từ khóa phủ định phổ quát là những từ khóa mà bạn không bao giờ muốn kích hoạt quảng cáo của mình khi được tìm kiếm.
Mặt khác, các từ khóa phủ định nhóm quảng cáo sẽ linh hoạt hơn và chỉ giới hạn hiệu lực trong phạm vi nhất định. Đối với những nhóm khác thì vẫn được cho phép quảng cáo hiển thị bình thường với truy vấn. Nhờ đó, bạn có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi và ngăn việc các sản phẩm của mình tự cạnh tranh lẫn nhau.
1.9. Điều chỉnh giá thầu
Giá trị của mỗi lượt nhấp chuột là khác nhau bởi vì mỗi sản phẩm chỉ gây hứng thú với một số đối tượng nhất định. Do đó, bạn nên điều chỉnh giá thầu để có thể kiểm soát những người sẽ xem được quảng cáo của bạn. Dưới đây là một số phương thức điều chỉnh phổ biến nhất:
- Địa điểm
Cách này cho phép bạn kiểm soát tần suất những người có thể nhìn thấy quảng cáo của bạn dựa phạm vị liên quan đến vị trí địa lý của họ. Phân loại địa điểm rất hữu ích nếu bạn chạy quảng cáo ở nhiều khu vực khác nhau và biết rằng mức độ lợi nhuận ở một thành phố cụ thể cao hơn. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp nên điều chỉnh giá quảng cáo để phù hợp với chiến lược phân loại thị trường của mình.
- Thiết bị
Giả sử, doanh nghiệp đã nghiên cứu và phát hiện phần lớn doanh số bán hàng đến từ máy tính để bàn, thứ hai là từ thiết bị di động và thứ ba là từ máy tính bảng. Trong trường hợp này, nhà quảng cáo có thể điều chỉnh giá thầu dựa trên thiết bị mà khách hàng đang sử dụng để tối ưu hóa chi phí quảng cáo.
- Lịch trình
Mỗi sản phẩm sẽ thích hợp quảng cáo trong những thời điểm khác nhau. Tab “Reports” cho phép bạn kiểm tra hiệu suất của các ngày trong tuần hoặc giờ trong ngày. Từ đó, doanh nghiệp sẽ biết được thời điểm phù hợp để quảng bá sản phẩm. Để kiểm tra, bạn vào “Reports” rồi chọn View: Time >Day of the week (hoặc View: Time >Hour of day).
Nếu mọi người muốn phân biệt giá thầu theo lịch trình thì phải tạo lịch quảng cáo. Các bước thực hiện là Settings > Ad schedule rồi tạo lịch mới.Nếu bạn muốn đặt các quảng cáo khác nhau cho nhiều khung giờ, bạn cần cài đặt nhiều khoảng thời gian khác nhau trong một ngày. Khi lịch trình quảng cáo đã hoàn thị thì bạn có thể tăng/giảm giá thầu một cách dễ dàng.
1.10. Sử dụng thử nghiệm A/B
- Hình ảnh sản phẩm thử nghiệm A/B
Doanh nghiệp khó có thể dự đoán được hình ảnh nào sẽ được khách hàng ưu thích. Để tìm ra hình ảnh phù hợp với chiến dịch Google Shopping, bạn nên thực hiện thử nghiệm A/B. Mọi người có thể dùng các biến thể hình ảnh khác nhau rồi phân tích kết quả đối với mỗi phương án. Từ đó, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh hình ảnh minh họa và cải thiện hiệu suất của quảng cáo.
- Tiêu đề sản phẩm thử nghiệm A/B
Trong một chiến dịch quảng cáo, một số tiêu đề sẽ gây hiệu quả hơn những tiêu đề khác. Để chọn tiêu đề nào phù hợp, bạn có thể chạy đồng thời hai phiên bản tiêu đề khác nhau cho mỗi sản phẩm của doanh nghiệp. Hai phiên bản tiêu đề khác nhau cho sản phẩm một cụ thể chắc chắn sẽ thu được các kết quả khác nhau. Sau đó, doanh nghiệp có thể so sánh các dữ liệu, phân tích và chọn giữa những phương án đó.
1.11. Đừng thay đổi mạnh mẽ
Việc thử nghiệm sẽ rất có ích cho doanh nghiệp trong nhiều trường hợp nhưng không phải lúc nào cũng nên thực hiện. Các chiến dịch Google Shopping rất dễ bị ảnh hưởng bởi các điều chỉnh nhỏ về giá thầu. Do đó, bạn chỉ nên loại trừ những “kẻ thua cuộc” chứ không lên thay đổi chiến dịch quá mạnh mẽ. Mọi thay đổi chỉ nên được tăng hoặc giảm không được quá 20%.
Với những thay đổi từng bước nhỏ, doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi về kết quả của sự điều chỉnh đó. Ngược lại, việc theo dõi sẽ rất khó khăn khi phải thực hiện nhiều thay đổi cùng lúc. Do đó, thử nghiệm A/B trong mọi chiến dịch đều sẽ giúp doanh nghiệp an toàn hơn. Sau khi đánh giá những dữ liệu đã thu được thì bạn sẽ dễ dàng đẩy mạnh một chiến dịch nào đó hơn.
1.12. Cân nhắc chạy chiến dịch Tối đa hóa hiệu suất
Chiến dịch Tối đa hoá hiệu suất là một loại chiến dịch mới của Google Ads. Công cụ này kết hợp tính năng nhắm mục tiêu và đặt giá thầu quảng cáo thông minh. Chiến dịch này sẽ tăng sự hiện diện và chuyển đổi của thương hiệu trên Google. Chiến dịch này sẽ sử dụng tính năng đấu thầu thông minh để tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo trong thời gian thực. Bạn có thể thực hiện chiến dịch này trong các trường hợp:
- Bạn muốn tiếp cận tệp khách hàng mới.
- Bạn muốn thu thập thêm dữ liệu cho chiến dịch của mình.
- Bạn đã đặt nhiều mục tiêu trong chiến lược.
- Bạn không muốn dành thời gian để cho chiến lược.
2. Mẹo bổ sung: Đặt giá thầu cao hơn cho các truy vấn tìm kiếm được chọn
Khi tối ưu quảng cáo Google Shopping, bạn có thể nhắm mục tiêu cho các từ khóa. Tức là mọi người có thể đặt giá thầu cao hơn cho những truy vấn mang lại nhiều giá trị do doanh nghiệp. Kỹ thuật này tương đối tiên tiến và có nhiều hiệu quả tích cực. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Xác định các truy vấn mang lại hiệu quả cao thông qua báo cáo cụm từ tìm kiếm.
- Bước 2: Tạo một bản sao của chiến dịch Shopping hiện tại.
- Bước 3: Loại trừ danh sách các truy vấn tìm kiếm có giá trị khỏi một trong các chiến dịch.
- Bước 4: Tăng CPC tối đa đối với chiến dịch không có từ khóa phủ định. Ngược lại, CPC đối với chiến dịch có từ khóa phủ định.
- Bước 5: Thay đổi cài đặt ưu tiên của chiến dịch “valuable” này thành “Low” và các chiến dịch khác là “Medium”. Điều đó giúp Google lựa chọn một trong hai chiến dịch có cùng sản phẩm.
3. Theo dõi các thay đổi bạn tạo ra
Mọi thay đổi đều phải được cân nhắc thật cẩn thận. Bởi vì việc tăng giá thầu cho các Google Ads không phải lúc nào cũng sẽ mang lại nhiều giá trị thực tế cho doanh nghiệp. Ngược lại, mỗi chuyển đổi chưa chắc đã bị giảm khi doanh nghiệp giảm giá thầu. Để kiểu tra những thay đổi đối với chiến dịch sẽ mang lại kết quả ra sao, bạn cần chờ đợi một hoặc hai tuần sau khi điều chỉnh.
Cụ thể, bạn cần so sánh với hiệu suất trong 7 hoặc 14 ngày với khoảng thời gian trước đó. Nhấp vào ngày ở góc màn hình để so sánh dữ liệu với những chỉ số cần đối sánh. Trong trường hợp bị quên những giá thầu đã thay đổi, mọi người có thể ở tab “History” để kiểm tra. Với mục này, bạn cũng có thể hoàn tác đối với các thay đổi không thành công với một nhấp chuột.
4. Tổng kết
Với 12 hướng dẫn về tối ưu quảng cáo Google Shopping, mọi người không cần phải lo lắng về việc bắt đầu một chiến dịch Shopping ads. Nếu gặp khó khăn, bạn có thể đọc lại để nắm vững nội dung. Bạn có thể bắt đầu với cấu trúc chiến dịch quảng cáo và cách tổ chức của mình.
Với bài viết về tối ưu quảng cáo Google Shopping vừa rồi, SEODO đã phân tích chi tiết về 12 chiến thuật quan trọng về tối ưu hóa mà người làm Google Ads phải biết. Bên cạnh đó, mọi người còn được tìm hiểu về một số mẹo và lưu ý khi thực hiện các chiến dịch này. Nếu bạn có thêm những thắc mắc, hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết nhé!
Cùng chinh phục Google Ads với các bài viết được chúng tôi chọn lọc kỹ lưỡng
- Hướng dẫn 6 bước đăng ký tài khoản Google cực kì đơn giản
- Google Ads Editor là gì? Hướng dẫn bài bản và chi tiết nhất
- Các hình thức quảng cáo trên YouTube hiệu quả “HÀNG ĐẦU”
- 5 bước liên kết Google Analytics với Google Ads chuẩn hoá