Tỉ lệ thoát trên GA4 là gì? Nói một cách dễ hiểu, Chỉ số này sẽ cho bạn biết có bao nhiêu người đang rời khỏi trang web của bạn và / hoặc bất kỳ trang cụ thể nào. Sau đó, bạn có thể điều tra thêm “tại sao” Tỉ lệ thoát lại cao và đưa ra phương án giải quyết kịp thời.
Điều này đã thay đổi khá nhiều kể từ khi mọi người bắt đầu chuyển sang GA4. Mặc dù trước đó không có Tỉ lệ thoát trên GA4 trong khoảng thời gian dài. Cho đến khi Google gần đây đã thông báo rằng họ sẽ thêm nó vào GA4. Để có thể sử dụng tốt nhất Chỉ số này và xem nó ảnh hưởng đến bạn như thế nào, điều quan trọng là bạn phải hiểu nó hoàn toàn. Hãy cùng SEODO đi sâu vào và tìm hiểu thêm về Tỉ lệ thoát trên GA4.
>>> Đọc thêm: Hướng dẫn sử dụng google analytics 4 trước khi đọc để hiểu hơn về bài viết nhé!
1. Tỉ lệ thoát là gì và Tỉ lệ thoát tốt là gì?
Tỉ lệ thoát đơn giản là một Chỉ số cho biết có bao nhiêu người đã truy cập vào website hoặc bất kỳ trang cụ thể nào trên website của bạn. Bên cạnh đó, nó cũng cho biết có bao nhiêu người trong số họ đã rời đi mà không thực hiện thêm bất kỳ hành động nào hoặc đã không hoạt động trên website trong hơn 30 phút.
Nó dựa trên các phiên của một trang duy nhất và chia cho tất cả các phiên trên trang web. Các phiên này được tính là 0 giây vì sau phiên đầu tiên không có phiên nào tiếp theo để phân tích và tính thời lượng phiên.
Bây giờ bạn đã biết Tỉ lệ thoát là gì, hãy cùng SEODO thảo luận về câu hỏi hay gặp nhất về chỉ số này: Tỉ lệ thoát tốt là gì?
Về bản chất, nó phụ thuộc vào trang web, ngành, hoặc thị trường ngách của bạn, hay mục tiêu đưa mọi người đến một trang nhất định, và họ đang sử dụng thiết bị nào, v.v., Tóm lại, chỉ số này liên quan khá mật thiết với ngữ cảnh.
Ví dụ: Tỉ lệ thoát cao trên một trang chứa thông tin chi tiết về một số chủ đề ngách có thể sẽ lớn hơn rất nhiều so với trang “về chúng tôi”.
Vẫn có mức trung bình cho các ngành khác nhau cũng như những gì được xem xét là tốt, xấu hoặc tệ hơn để so sánh nếu đó là những gì bạn đang tìm kiếm.
- 25% trở xuống có nghĩa là có gì đó không ổn
- 26% đến 45% được coi là tốt,
- 46% – 56% là trung bình
- 57% đến 70% là khá cao, nhưng tùy thuộc vào ngữ cảnh, nó có thể ổn.
- trên 70% sẽ cho thấy một cái gì đó đã bị lỗi.
Nói chung, nếu nó có vẻ quá cao hoặc quá thấp, bạn hãy nghi ngờ rằng có triển khai nào đó đã bị lỗi và bạn nên tìm cách khắc phục nó.
>>>Đọc thêm: Hướng dẫn nâng cấp lên Google Analytics 4 từ UA chuẩn 2023
2. Định nghĩa Tỉ lệ thoát GA4 so với Định nghĩa UA
Rất nhiều thuật ngữ trong UA có thể được thấy ở GA4 nhưng hầu hết cách chúng được Google định nghĩa khá khác nhau. Tỉ lệ thoát cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Điều này có nghĩa là so sánh Tỉ lệ thoát giữa cả hai phiên bản Google Analytics không phải là một ý tưởng hay vì chúng sẽ tiết lộ những con số khá tương phản.
Sau đây là cách GA4 và UA xác định Tỉ lệ thoát:
- Universal Analytics: Là Phần trăm khách truy cập trang web chỉ xem một trang khi truy cập, không kích hoạt bất kỳ sự kiện hoặc chuyển đổi nào và / hoặc không sử dụng hơn 30 phút trên một trang.
- Google Analytics 4: Là Phần trăm khách truy cập trang web không có bất kỳ phiên tương tác nào, tức là người dùng không ở trên trang web lâu hơn 10 giây; không hoàn thành bất kỳ sự kiện chuyển đổi nào hoặc đã xem ít nhất 2 lần xem trang.
Như bạn có thể thấy, cùng một Chỉ số nhưng lại có hai định nghĩa khác nhau. Điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ phải chú ý xem xét ý nghĩa của chúng khi đánh giá hiệu suất website của mình với Tỉ lệ thoát (với các chỉ số khác).
>>>Đọc thêm: Hướng dẫn cài đặt theo dõi sự kiện trên Google Analytics 4
3. Sự khác biệt giữa Tỉ lệ thoát trên GA4 và Tỷ lệ tương tác
Khi nói đến việc đo lường hiệu suất của nội dung website, GA4 sẽ kết hợp với một Chỉ số khác để có thể phân tích tốt hơn: tỷ lệ tương tác.
Bây giờ, sự khác biệt giữa hai là gì? Nói đơn giản, chúng ta có thể hiểu tỷ lệ tương tác là tỷ lệ nghịch với Tỉ lệ thoát.
Google định nghĩa một phiên là được được tính nếu nó đáp ứng bất kỳ điều kiện nào sau đây:
- Kéo dài hơn 10 giây
- Hoàn thành sự kiện chuyển đổi
- Có ít nhất 2 lần xem trang hoặc lần xem màn hình
Lưu ý: Nếu bạn đánh dấu các sự kiện không quan trọng dưới dạng chuyển đổi như độ sâu cuộn trang, thì những sự kiện này có thể làm tăng tỷ lệ tương tác của bạn vì những sự kiện này xảy ra rất thường xuyên trên trang web.
Vì vậy, công thức là số phiên tương tác / tổng số phiên trên website. Nghịch đảo với Tỉ lệ thoát có nghĩa là nếu chúng ta loại bỏ tỷ lệ tương tác, thì những gì còn lại có thể được hiểu là Tỉ lệ thoát.
Ví dụ: nếu tỷ lệ tương tác = 28%, thì Tỉ lệ thoát = 100% – 28% = 72%. Bây giờ, nếu bạn đang tự hỏi đâu là tỷ lệ tương tác tốt, thì chúng tôi sẽ áp dụng một logic tương tự như định nghĩa Tỉ lệ thoát tốt ở phần trước – nó phụ thuộc vào ngữ cảnh.
Bạn có thể tìm thêm thông tin về tỷ lệ tương tác và Tỉ lệ thoát trên GA4 trong tài liệu của Google. Có bốn loại chỉ số tương tác khác nhau trong GA4:
- Tỷ lệ tương tác (được hiển thị dưới dạng phần trăm)
- Số phiên tương tác (được hiển thị dưới dạng số tuyệt đối)
- Số phiên tương tác trên mỗi người dùng (được hiển thị dưới dạng trung bình của tổng số người dùng)
- Thời gian tương tác trung bình (được hiển thị dưới dạng phiên tương tác trung bình trên mỗi người dùng)
Điều này dẫn chúng tôi đến câu hỏi cuối cùng: bạn có nên sử dụng Tỉ lệ thoát làm Chỉ số có giá trị trong GA4 không?
>>>Đọc thêm: 2 cách cài đặt theo dõi chuyển đổi trên Google Analytics 4
4. Bạn có nên sử dụng Tỉ lệ thoát trên GA4 không?
Tỉ lệ thoát là chỉ số được nhiều Digital Marketer đưa ra tranh luận về tính hữu ích của nó, vì nó không trình bày được tất cả vấn đề. Tuy nhiên câu trả lời SEODO dành cho bạn vân là CÓ.
Lý do có những quan điểm trái ngược này có thể được nhìn thấy trong định nghĩa của Tỉ lệ thoát. Bởi thật dễ dàng khi bất kỳ khách truy cập nào đều gặp phải tình trạng tắt trang web do nhầm lẫn hoặc nhấn nút quay lại.
Tương tự, với tỉ lệ tương tác, khách truy cập có thể dành hơn 10 giây trên trang web của bạn bằng laptop của họ trong khi đang lướt mạng xã hội trên điện thoại. Thế nên, nếu phiên đó được tính là “tương tác”, thì câu hỏi chúng ta nên đặt ra là liệu họ có tích cực tương tác với website của bạn hay không?
Vì vậy, bạn có thể thấy những chỉ số này không thực sự nói lên toàn bộ câu chuyện và không nên được sử dụng như thần dược để đo lường hiệu suất website của bạn. Chúng “đủ” để làm chỉ số cho việc tìm kiếm bất kỳ cơ hội nào, nhưng không nên là yếu tố quyết định hoặc mục tiêu cuối cùng trong kế hoạch tiếp thị của bạn.
Do đó, điều quan trọng là chúng ta nên kết hợp sử dụng Tỉ lệ thoát GA4 với các chỉ số khác như tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ tương tác và bất kỳ chuyển đổi nhỏ nào quan trọng với website.
Các chỉ số này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết – phong phú, có thể hành động khi kết hợp với các hoạt động nghiên cứu UX như bản đồ nhiệt, bản đồ cuộn, bản đồ nhấp chuột, bản ghi phiên, thăm dò ý kiến phản đối, khảo sát và thử nghiệm người dùng để tìm hiểu lý do tại sao mọi người cảm thấy khó tương tác với trang web của bạn hay vì sao không tạo ra chuyển đổi.
>>>Đọc thêm: GA4 và GSC: So sánh điểm khác nhau – điểm tương đồng 2023
5. Tìm Tỉ lệ thoát trên GA4 ở đâu?
Không giống như Universal Analytics, Tỉ lệ thoát không có sẵn trong báo cáo GA4 (giống như nhiều báo cáo và chỉ số khác). Bạn sẽ phải tạo một báo cáo tùy chỉnh để xem nó.
Vì vậy, hãy tạo báo cáo trang đích tùy chỉnh với Tỉ lệ thoát GA4 từ đầu bằng cách chuyển đến Báo cáo → Mức độ Tương tác → Trang và màn hình.
Tiếp theo, nhấp vào biểu tượng bút chì (tùy chỉnh báo cáo) ở trên cùng bên phải như hình dưới đây:
Bây giờ bạn sẽ thấy một tùy chọn để tùy chỉnh báo cáo hiện tại và một tùy chọn lưu dưới dạng báo cáo mới. Chọn Lưu dưới dạng báo cáo mới, sau đó bạn có thể tùy chỉnh theo ý muốn.
Bạn sẽ được nhắc đặt tên cho báo cáo mới của mình. Đối với bài đăng này, chúng tôi sẽ đặt tên nó là Trang đích. Tiếp theo, nhấp vào Lưu.
Bây giờ bạn sẽ thấy một bảng bên phải có nội dung Tùy chỉnh báo cáo. Nhấp vào Phương diện.
Tại đây, hãy nhấp vào + Thêm Phương diện → thêm Trang làm Phương diện → chọn Đặt làm mặc định.
Điều này đảm bảo rằng Trang Đích sẽ được chọn làm Phương diện mặc định mỗi khi bạn mở báo cáo này. Đừng quên nhấp vào Áp dụng ở phía dưới.
Tiếp theo, bạn có thể chọn Chỉ số bạn muốn xem trong báo cáo. Nhấp vào + Thêm Chỉ số → thêm Tỉ lệ thoát.
Bạn cũng có thể kéo Chỉ số lên hoặc xuống và chọn Chỉ số bạn muốn sử dụng cho việc sắp xếp mặc định bằng cách nhấp vào Chỉ số đó và nhìn thấy mũi tên xuống trên đó. Ở đây, Chỉ số sắp xếp mặc định là Số lần xem.
Trong phần tiếp theo, bạn có tùy chọn để chọn hai loại Biểu đồ sẽ được hiển thị ở trên cùng. Bạn có các tùy chọn giới hạn cho các biểu đồ, như sau:
- Kéo chúng xung quanh để thay đổi vị trí của chúng trên báo cáo
- Chọn hiển thị hoặc ẩn bằng cách nhấp vào biểu tượng con mắt
- Chọn loại (Thanh, Phân tán và Đường)
Phần tiếp theo đề cập đến mục Mẫu Báo cáo có một tùy chọn, tức là, để hủy liên kết khỏi báo cáo chính mà từ đó chúng tôi đã tạo một bản sao và lưu nó. Bạn có thể để nguyên nhưng nếu bạn muốn hủy liên kết thì chỉ cần nhấp vào biểu tượng chuỗi.
Lưu ý: Nếu được hủy liên kết, báo cáo này sẽ không nhận được các bản cập nhật của Analytics và không thể hoàn tác.
Cuối cùng, phần cuối là về các Thẻ Tóm tắt. Tại đây, bạn có thể tạo thêm thẻ cũng như Chỉnh sửa hoặc Xóa những thẻ hiện có ở dấu ba chấm.
Nếu bạn chọn Tạo Mới thẻ, bạn sẽ bắt đầu với mẫu trống. Nếu bạn Chỉnh sửa thẻ hiện có, thì bạn có thể chọn Trình đơn phương diện (tham số) thả xuống, Trình đơn Chỉ số thả xuống, Hình ảnh, Bộ lọc thẻ và Xem trước thẻ của cài đặt bạn đã chọn ở bên trái.
Giờ đây, bạn có thể xem báo cáo cuối cùng với Tỉ lệ thoát cũng như các chỉ số và cài đặt khác mà chúng tôi đã định cấu hình ở trên.
Bạn cũng có thể thêm báo cáo tùy chỉnh mới được tạo Báo cáo bằng cách nhấp vào Thư viện.
Tiếp theo, nhấp vào Chỉnh sửa bộ sưu tập trên thẻ Chu kỳ hoạt động .
Trong báo cáo Tìm kiếm, hãy nhập tên của báo cáo mà chúng tôi vừa tạo – Trang Đích – và kéo báo cáo đó dưới phần mà bạn muốn xem.
Bạn có thể tạo một chủ đề mới và đặt tên cho nó bất cứ thứ gì bạn thích, nhưng vì báo cáo này cộng hưởng với Mức độ tương tác, đó là nơi chúng tôi sẽ kéo nó và Lưu nó.
Giờ đây, bạn có thể dễ dàng truy cập báo cáo Trang Đích với Tỉ lệ thoát trên Báo cáo → Mức độ Tương tác trên bảng điều hướng bên trái.
>>>Đọc thêm: 4 tính năng Google Analytics 4 nổi trội nhất so với UA
6. Tóm tắt
Xin chúc mừng! Như vậy bạn đã hoàn thành xuất sắc đến bước cuối cùng trong chủ đề ngày hôm này.
Điều này đồng nghĩa là bạn đã học được Tỉ lệ thoát là gì, cũng như Tỉ lệ thoát tốt là gì (hãy nhớ, điều đó tùy thuộc vào bối cảnh đã trình bày ở trên!).
Chúng tôi cũng đã đề cập đến cách Tỉ lệ thoát GA4 khác với Tỉ lệ thoát trên UA và liệu bạn có nên sử dụng Tỉ lệ thoát để đo lường hiệu suất trang web của mình hay không (câu trả lời: Có).
Hơn nữa, bạn cũng đã được tìm hiểu về tỷ lệ tương tác trong GA4, cách cả hai chỉ số này so sánh (đối nghịch với nhau) và tầm quan trọng của việc kết hợp chúng cùng với nghiên cứu UX để có được các tầng insights tốt nhất!
Cuối cùng, chúng tôi đã chỉ cho bạn cách tìm Tỉ lệ thoát trên GA4, bằng cách tạo một báo cáo tùy chỉnh và thêm nó vào điều hướng báo cáo chính của bạn để truy cập dễ dàng hơn.
Nếu bạn đang sử dụng Tỉ lệ thoát trên GA4 hoặc tỷ lệ tương tác – Hay bạn còn sử dụng Chỉ số nào khác để đo lường hiệu suất trang web của mình?
Hãy cho SEODO biết trong phần nhận xét bên dưới nhé!
Khám phá thêm Kiến thức Google Analytics 4 trong các bài viết dưới đây:
- Theo dõi cuộn chuột trên GA4 (Scroll Depth)-3 cách thiết lập
- Phương Diện Tùy Chỉnh trong GA4: Hướng dẫn thiết lập 2023
- Google Analytics 4 Có Gì Mới? Hướng Dẫn Sử Dụng GA4 A-Z Cho Người Mới 2023
- Các chỉ số Google Analytics 4: 11 chỉ số tối ưu Users Web
Nguồn nội dung: Measure School
Những câu hỏi thường gặp:
Định nghĩa Tỉ lệ thoát GA4 so với Định nghĩa UA?
Google Analytics 4: Là Phần trăm khách truy cập trang web không có bất kỳ phiên tương tác nào, tức là người dùng không ở trên trang web lâu hơn 10 giây; không hoàn thành bất kỳ sự kiện chuyển đổi nào hoặc đã xem ít nhất 2 lần xem trang.
Universal Analytics: Là Phần trăm khách truy cập trang web chỉ xem một trang khi truy cập, không kích hoạt bất kỳ sự kiện hoặc chuyển đổi nào và / hoặc không sử dụng hơn 30 phút trên một trang.
Như bạn có thể thấy, cùng một Chỉ số nhưng lại có hai định nghĩa khác nhau. Điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ phải chú ý xem xét ý nghĩa của chúng khi đánh giá hiệu suất website của mình với Tỉ lệ thoát (với các chỉ số khác).
Tỉ lệ thoát tốt là gì ?
Vẫn có mức trung bình cho các ngành khác nhau cũng như những gì được xem xét là tốt, xấu hoặc tệ hơn để so sánh nếu đó là những gì bạn đang tìm kiếm.
-25% trở xuống có nghĩa là có gì đó không ổn
-26% đến 45% được coi là tốt,
-46% – 56% là trung bình
-57% đến 70% là khá cao, nhưng tùy thuộc vào ngữ cảnh, nó có thể ổn.
-trên 70% sẽ cho thấy một cái gì đó đã bị lỗi.
Nói chung, nếu nó có vẻ quá cao hoặc quá thấp, bạn hãy nghi ngờ rằng có triển khai nào đó đã bị lỗi và bạn nên tìm cách khắc phục nó.
Mình là Thu Hoài – PGĐ SEODO phụ trách Sản Xuất với 5+ năm kinh nghiệm trong nghề, chinh chiến hơn 200+ dự án thành công trong đó các lĩnh vực khó và cạnh tranh như bất động sản, nội thất, Airway. Mình luôn quan niệm rằng: SEO là phải hiểu thương hiệu, hiểu sản phẩm/dịch vụ & hiểu khách hàng của họ. Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ được sự đón nhận và ủng hộ từ phía các bạn