Lọc bỏ lưu lượng truy cập nội bộ trên GA4 là gì? GA4 cho phép bạn lọc ra lưu lượng truy cập nội bộ trong luồng dữ liệu web. Để lọc ra lưu lượng truy cập nội bộ, hãy tạo một quy tắc xác định địa chỉ IP hoặc dải địa chỉ IP thể hiện lưu lượng truy cập nội bộ. Định nghĩa về lưu lượng truy cập nội bộ mà bạn tạo được dùng để đặt thông số traffic_type
. Sau đó, bạn có thể dùng thông số này trong các bộ lọc để thêm hoặc loại trừ lưu lượng truy cập nội bộ.
Khi bạn tạo định nghĩa về lưu lượng truy cập nội bộ, hệ thống sẽ tự động thêm thông số traffic_type
vào tất cả các sự kiện và gán giá trị mà bạn chỉ định cho thông số này. Bạn cũng có thể tự thêm thông số traffic_type
vào mã sự kiện (ví dụ: bằng cách sửa đổi mã gtag.js), sau đó gán giá trị mà bạn muốn cho thông số này.
>>> Tham Khảo Thêm: Dịch vụ SEO web tổng thể – Tối ưu chuyển đổi, gia tăng doanh thu
1.Các bước thực hiện
- Tạo một quy tắc để xác định lưu lượng truy cập nội bộ trong luồng dữ liệu web.
- Tạo bộ lọc ở cấp tài sản để loại trừ lưu lượng truy cập nội bộ.
1.1.Tạo quy tắc để xác định lưu lượng truy cập nội bộ
- Bước 1: Trong mục Quản trị, hãy nhấp vào Luồng dữ liệu trong cột Tài sản.
- Bước 2: Nhấp vào Web rồi nhấp vào một luồng dữ liệu web.
- Bước 3: Trong thông tin chi tiết về luồng dữ liệu web, hãy nhấp vào mục Định cấu hình chế độ cài đặt thẻ (ở dưới cùng).
- Bước 4: Nhấp vào Hiện thêm.
- Bước 5: Nhấp vào Xác định lưu lượng truy cập nội bộ.
- Bước 6: Nhấp vào Tạo.
- Bước 7: Nhập tên cho quy tắc.
- Bước 8:
traffic_type
là thông số sự kiện duy nhất mà bạn có thể xác định một giá trị.internal
là giá trị mặc định, nhưng bạn có thể nhập một giá trị mới (ví dụ:emea_headquarters
) để thể hiện vị trí mà lưu lượng truy cập nội bộ bắt nguồn.
- Bước 9: Trong Địa chỉ IP > Kiểu khớp, hãy chọn một trong các toán tử (ví dụ: Địa chỉ IP bằng).
- Bước 10: Trong Địa chỉ IP, hãy nhập địa chỉ hoặc dải địa chỉ xác định lưu lượng truy cập từ vị trí mà bạn đã xác định trong Bước 8. Bạn có thể nhập địa chỉ IPv4 hoặc IPv6.
Các ví dụ sau đây minh hoạ cách xác định địa chỉ IP cho từng toán tử:
-
- Địa chỉ IP bằng: 172.16.1.1
- Địa chỉ IP bắt đầu bằng: 10.0.
- Địa chỉ IP kết thúc bằng: .255
- Địa chỉ IP chứa: .0.0.
- Địa chỉ IP nằm trong dải (cần trình bày các dải bằng ký hiệu CIDR):
- Khối 24-bit (ví dụ: 10.0.0.0 – 10.255.255.255): 10.0.0.0/8
- Khối 20 bit (ví dụ: 172.16.0.0 – 172.31.255.255): 172.16.0.0/12
- Khối 16 bit (ví dụ: 192.168.0.0 – 192.168.255.255): 192.168.0.0/16
- Bước 11: Bạn có thể đặt nhiều điều kiện để xác định địa chỉ IP nội bộ bằng cách sử dụng nút Thêm điều kiện.
- Bước 12: Nhấp vào Tạo.
>>> Tìm Hiểu Thêm Về: 29 Công cụ SEO mà các chuyên gia Marketing hàng đầu khuyên dùng
1.2. Sử dụng ký hiệu CIDR
Ký hiệu CIDR (Định tuyến liên miền không phân lớp) là một cách thể hiện các dải địa chỉ IP.
Các ví dụ sau sử dụng địa chỉ IPv4. các địa chỉ IPv6 có cú pháp ký hiệu CIDR tương tự như thế.
Địa chỉ IPv4 là các số nhị phân 32 bit, mỗi octet có giá trị trong khoảng từ 0–255.
Ví dụ: địa chỉ IPv4
10.10.101.5
có tệp nhị phân 32 bit tương ứng với
00001010.00001010.01100101.00000101
Khi thể hiện một dải địa chỉ IP bằng ký hiệu CIDR, bạn cho biết số lượng bit có giá trị cố định và số lượng bit có thể có giá trị bất kỳ. Ví dụ: ký hiệu CIDR cho dải địa chỉ 192.128.255.0 – 192.168.255.255 là 192.168.255.0/24.
/24 cho biết 24 bit đầu tiên (192.128.255) là các giá trị cố định, còn 8 bit cuối cùng (.0) là các ký tự đại diện có thể nhận giá trị bất kỳ (0 là ký tự đại diện chuẩn).
Nếu cần thể hiện một dải từ 192.168.0.0 – 192.168.255.255, bạn sẽ cho biết 16 bit đầu tiên của địa chỉ là giá trị cố định: 192.168.0.0/16.
/16 cho biết 16 bit đầu tiên (192.168) là các giá trị cố định còn 16 bit (.0.0) cuối cùng là các ký tự đại diện có thể nhận giá trị bất kỳ.
Nếu muốn thể hiện dải địa chỉ IPv6, bạn cũng dùng hậu tố “gạch chéo – số” đó để cho biết số lượng bit của dải đó là giá trị cố định. Ví dụ: nếu dải địa chỉ là 0:0:0:0:0:ffff:c080:ff00 – 0:0:0:0:0:ffff:c080:ffff, bạn sẽ thể hiện dải đó dưới dạng 0:0:0:0:0:ffff:c080:ff00/120 (120 bit đầu tiên là giá trị cố định).
>>> Tìm hiểu thêm về ký hiệu Định tuyến liên miền không lớp (CIDR).
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết hấp dẫn khác của SEODO tại đây:
- 11 chỉ số Google Analytics 4 giúp hiểu rõ hành vi người dùng
- Checklist 16 câu hỏi cài đặt Google Analytics 4 chuẩn 2023
2. Tạo bộ lọc ở cấp tài sản để loại trừ lưu lượng truy cập nội bộ
2.1. Chỉnh sửa định nghĩa về lưu lượng truy cập nội bộ
Bước 1 đến 5 tương tự
- Bước 6: Nhấp vào hàng chứa định nghĩa đó.
- Bước 7: Nhấp vào
- Bước 8: Thực hiện các thay đổi mà bạn muốn, rồi nhấp vào Lưu.
2.2. Xoá định nghĩa về lưu lượng truy cập nội bộ
Bước 1 đến Bước 5 tương tự phần 1
- Bước 6: Nhấp vào hàng chứa định nghĩa đó.
- Bước 7: Nhấp vào biểu tượng (ở góc trên cùng bên phải).
- Bước 8: Nhấp vào Xoá.
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau hoàn thành chủ đề Lọc bỏ lưu lượng truy cập nội bộ trên GA4 là gì? Hi vọng chúng tôi đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích từ đó có thể lọc ra lưu lượng truy cập nội bộ trong luồng dữ liệu web của bạn một cách tốt hơn. Hãy để lại những thắc mắc của bạn cho chúng tôi ở phần bình luận để chúng ta cùng nhau thảo luận nhé.
Nếu bạn đang tìm một dịch vụ SEO hiệu quả, bền vững trong năm 2024 thì tham khảo bảng báo giá SEO tổng thể của SEODO.
Khám phá thêm Kiến thức Google Analytics 4 trong các bài viết dưới đây:
- Hướng dẫn báo cáo khám phá phễu trong GA4 2023
- Debugview trong GA4 là gì? Cách cài đặt và sử dụng Debugview
- Tỉ lệ thoát trên GA4: Định nghĩa – cách thêm bounce rate MỚI
- Theo dõi cuộn chuột trên GA4 (Scroll Depth)-3 cách thiết lập
Câu hỏi thường gặp:
Lọc bỏ lưu lượng truy cập nội bộ trên GA4 là gì?
GA4 cho phép bạn lọc ra lưu lượng truy cập nội bộ trong luồng dữ liệu web. Bạn sẽ cần tạo một quy tắc xác định địa chỉ IP hoặc dải địa chỉ IP thể hiện lưu lượng truy cập nội bộ. Định nghĩa về lưu lượng truy cập nội bộ mà bạn tạo được dùng để đặt thông số traffic_type
. Sau đó, bạn có thể dùng thông số này trong các bộ lọc để thêm hoặc loại trừ lưu lượng truy cập nội bộ.
Mình là Thu Hoài – PGĐ SEODO phụ trách Sản Xuất với 5+ năm kinh nghiệm trong nghề, chinh chiến hơn 200+ dự án thành công trong đó các lĩnh vực khó và cạnh tranh như bất động sản, nội thất, Airway. Mình luôn quan niệm rằng: SEO là phải hiểu thương hiệu, hiểu sản phẩm/dịch vụ & hiểu khách hàng của họ. Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ được sự đón nhận và ủng hộ từ phía các bạn