HƯỚNG ĐI NÀO CHO DOANH NGHIỆP ĐỂ BỨT PHÁ X10 DOANH THU TỪ KÊNH WEBSITE

Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết mỗi công ty đều có một website riêng cho mình, thậm chí có những doanh nghiệp sở hữu rất nhiều website. Nhưng bạn đã làm gì với website của mình chưa? Bạn đã bán được hàng từ website chưa? Phần lớn hiện nay, các doanh nghiệp đang vứt nó vào xó và không quan tâm nữa, để rồi hàng năm vẫn chi trả những khoản chi phí về duy trì domain và hosting. Với sự dịch chuyển hành vi mua hàng từ cửa hàng qua website, thay vì phải tốn thời gian và chi phí để đi đến cửa hàng, khách hàng sẽ lên website để tìm hiểu sản phẩm. Vì thế, website luôn được xem như là cửa hàng online, nơi thay thế cho cửa hàng offline khi khách hàng sử dụng internet.

Bài viết này SEODO sẽ nói về hướng đi nào cho Doanh Nghiệp bứt phá x10 doanh thu từ kênh Website.

Bạn đang ở vị trí bao nhiều trên Google để khách hàng tìm thấy bạn?
Bạn đang ở vị trí bao nhiều trên Google để khách hàng tìm thấy bạn?

1. Bạn có đang phí phạm Website của mình?

Sự thật là website của doanh nghiệp nào cũng có thể đóng vai trò mang lại doanh thu cho doanh nghiệp dù đó là B2B hay B2C. Về vai trò, website không khác gì cửa hàng hay doanh nghiệp online, tuỳ vào cách chúng ta sử dụng chiến lược phát triển website như thế nào. Vậy Website nằm ở đâu trong hành trình mua hàng?

Hành trình mà một khách hàng mua sản phẩm sẽ trải qua quá trình:

  • Bước 1: Nhận biết sản phẩm và thương hiệu
  • Bước 2: Tìm hiểu sản phẩm
  • Bước 3: Xem xét, đánh giá
  • Bước 4: Mua hàng
  • Bước 5: Sau mua

Dĩ nhiên, với mỗi ngành nghề khác nhau, hành trình mua hàng của khách hàng cũng khác nhau rất nhiều.

Lấy ví dụ về hành trình khi khách hàng mua Macbook:

  • Bước 1: Sự nhận biết về sản phẩm có thể thông qua:
    • Những chiến dịch quảng cáo của các cửa hàng trên những kênh Social như quảng cáo Facebook hay qua những sự giới thiệu từ bạn bè.
    • Tìm kiếm sản phẩm trên Google và nhận biết được website khi website lọt TOP 10 Google
  • Bước 2: Vào website để thực hiện những hành động như xem sản phẩm, giá, tính năng.
  • Bước 3: Thoát website đó và vào những website khác để tiếp tục tìm hiểu sản phẩm và có được sự đánh giá từ nhiều cửa hàng khác nhau
  • Bước 4: Sau quá trình đánh giá đủ dài, thấy sản phẩm của chúng ta tốt hơn, cửa hàng đáng tin cậy hơn, website có trải nghiệm tốt hơn, load nhanh hơn,…khách hàng chọn mua sản phẩm ở website chúng ta.
  • Bước 5: Có khá nhiều vấn đề sau khi mua mà chúng ta sẽ tìm kiếm, đó là vấn đề về cách sử dụng, phụ kiện, khi máy bị hư hỏng gì đó,…..
customer journey là gì
Customer journey trong SEO như thế nào?

Vậy nếu bạn là chủ của cửa hàng bán Macbook trên, website của bạn:

  • Website của bạn đã xuất hiện trên Google khi khách hàng tìm kiếm chưa?
  • Website đã trình bày rõ ràng, chi tiết thông tin sản phẩm/dịch vụ chưa?
  • Website đã trình bày đầy đủ thông tin về doanh nghiệp và những điểm nổi bật về doanh nghiệp chưa?
  • Website đã có những nội dung cung cấp giá trị cho khách hàng trong những giaiđoạn tìm hiểu sản phẩm?
  • Website đã load thật sự đủ nhanh?
  • Chính sách khuyến mãi, ưu đãi của bạn đã được đưa vào website và trình bày dễnhìn, để khách hàng dễ dàng đánh giá, so sánh?
  • Website đã được tối ưu chuyển đổi để khách hàng dễ dàng mua hàng chưa?

Nếu bạn chưa làm tốt những điều trên, khá dễ hiểu vì sao website của bạn chưa mang lại doanh thu tốt cho cửa hàng của bạn. Chính những thiếu sót rất quan trọng này, mà website đang trở thành gánh nặng hàng năm cho doanh nghiệp chúng ta.

Trong quá trình 5 năm tư vấn của tôi, chỉ có 2-3% số doanh nghiệp trước khi làm Marketing là không cần phải chỉnh sửa hay tối ưu nhiều về website. 70% số doanh nghiệp là cần làm mới hoàn toàn website. Tức là có đến 97-98% doanh nghiệp đang chưa có hiệu quả từ website, dù nhiều doanh nghiệp đã có website trên 5 năm tuổi.

2. Hướng đi nào cho Doanh Nghiệp để bứt phá Doanh thu từ Website

Như mình có đề ra các tiêu chí ở trên. Đó là những tiêu chí cần để có một website chuẩn chỉ, nhưng như vậy vẫn là chưa đủ, chúng ta cần người dùng truy cập website (traffic). Traffic là thuật ngữ có thể dễ dàng định lượng được số lượng người truy cập dựa trên những công cụ hỗ trợ.

Tuy nhiên, traffic không phải là mục tiêu cuối của Doanh nghiệp mà thường sẽ là chuyển đổi, doanh thu.

Vì vậy, với những doanh nghiệp bán lẻ, chuyển đổi có thể là doanh thu trực tiếp từ website. Với những doanh nghiệp dịch vụ, chuyển đổi có thể là lượt gọi điện, lượng người đăng ký thông tin, những hành động click các nút tư vấn. Nếu chưa có website, hãy bắt tay vào xây dựng một website phù hợp cho doanh nghiệp. Chúng ta có thể chọn phương thức tự xây dựng website hoặc thuê một công ty chuyên thiết kế website để làm điều này. Tự xây dựng website là phương án khả quan với một website không có nhiều chức năng khó. Chúng ta có thể tìm hiểu cách thiết kế website với WordPress để hiểu hơn về điều này. Nếu doanh nghiệp đã có website, hãy lên cho mình kế hoạch để gia tăng khách hàng truy cập website (traffic). Chỉ có gia tăng traffic, website mới tạo ra hiệu quả.

Hướng đi nào cho doanh nghiệp bứt phá doanh thu từ Website
Hướng đi nào cho doanh nghiệp bứt phá doanh thu từ Website

Vậy chúng ta có thể tìm kiếm và thu hút traffic từ đâu:

  • Quảng cáo Google Search (Google Ads). Là hình thức quảng cáo trả tiền cho Google tìm kiếm để website được xuất hiện khi người dùng tìm kiếm những từ
    khoá trên Google.
  • Thu hút traffic từ các kênh Social là Facebook và Zalo. Hiện Social đang là một trong những nền tảng chiếm tỷ lệ lướt internet cao nhất, chúng ta có thể có những phương án chia sẻ nội dung website lên Social để thu hút người dùng truy cập website.
  • Traffic tự nhiên từ Google Search (SEO). Là hình thức chúng ta tối ưu nội dung và trải nghiệm người dùng trên website theo những từ khóa người dùng tìm kiếm, để website lên TOP 10 Google một cách tự nhiên với những từ khóa đó.
  • Email Marketing. Là phương thức gửi Email cho người dùng với nhiều nội dung khác nhau, sau đó điều hướng người dùng truy cập vào website được đặt trong nội dung Email.

Có khá nhiều phương án để gia tăng khách hàng truy cập website, tuy nhiên khách hàng ở kênh nào mang lại chuyển đổi cao hơn sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho doanh nghiệp. Khác với những kênh mạng xã hội, khách hàng truy cập Google để tìm kiếm là những khách hàng đang có sự quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. Vì thế ở đa số ngành hàng, Google Search là nền tảng mang lại khách hàng có tỷ lệ chuyển đổi doanh thu vượt trội. Đó là Google Ads và SEO.

Hướng đi nào cũng đều mang lại hiệu quả kinh doanh trên website, tuy nhiên bài viết này SEODO sẽ hướng dẫn doanh nghiệp phát triển website bằng cách thu hút Traffic tự nhiên từ Google Search (SEO), một hướng đi không có sự rào cản nhiều về chi phí ban đầu và mang lại giá trị lâu dài. Và với sự ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, SEO nổi lên như một kênh Inbound Marketing được nhiều doanh nghiệp chú trọng phát triển nhất.

3. Đưa Website làm kênh trung tâm

Đứng trước sự lựa chọn nhiều hơn của doanh nghiệp cho những kênh khác, đặc biệt là những kênh Social như Tiktok, Facebook,..Website vẫn tạo cho mình được chỗ đứng riêng rất vững chắc trong hệ thống Marketing của bất kỳ doanh nghiệp nào.

Không phải ngẫu nhiên website là kênh trung tâm được giới thiệu rộng rãi như thế. Sở dĩ có điều đấy là vì website là kênh mô phỏng được doanh nghiệp từ offline lên online tốt nhất. Website giúp khách hàng truy cập dễ dàng thấy được bố cục, cách sắp xếp gian hàng và các chủ đề nội dung. Tuỳ vào ngành nghề của doanh nghiệp để chúng ta bố trí bố cục website phù hợp, còn những nền tảng khác như Facebook, Tiktok hay Youtube sẽ phụ thuộc vào chức năng chính của mỗi nền tảng. Dù khách hàng có truy cập bất kỳ kênh online hay offline nào, doanh nghiệp thường vẫn sẽ gắn website vào kênh đó để giới thiệu doanh nghiệp. Vì thế cần chú trọng trải nghiệm của người dùng trên website nhiều hơn nữa.

Website là nơi tâm trung các data đến từ nhiều nguồn khác nhau
Website là nơi tâm trung các data đến từ nhiều nguồn khác nhau

3.1 Dễ dàng hiểu hành vi người dùng & tối ưu chuyển đổi

Với mỗi người làm marketing hay kinh doanh, hiểu được khách hàng và hiểu được hiệu quả từng kênh mang lại là không hề dễ dàng. Không hiểu được hành vi người dùng khi truy cập website, chúng ta sẽ rất khó để tối ưu hiệu quả chuyển đổi của website (chuyển đổi là những hành động mang lại khách hàng, tăng doanh thu cho doanh nghiệp) Trong Marketing, chúng ta nói rất nhiều về hiểu khách hàng, và hiểu khách hàng truy cập trên website là không ngoại lệ. Nếu chúng ta đang có 1 website, chúng ta có đang hiểu khách hàng của mình hay không:

  • Khách hàng vào website có đang click vào những nút mua hàng, nút gọi
  • Khách hàng đọc nội dung của chúng ta đến đâu, thời gian họ ở lại trang đấy là bao lâu
  • Khách hàng có truy cập vào những trang mà chúng ta mong muốn
  • Khách hàng có quan tâm tới sự kiện khuyến mãi mà chúng ta đang đẩy mạnh truyền thông không trên website không

Để hiểu những hành vi trên không hề khó. Những công cụ để giúp chúng ta hiểu hành vi người dùng trên website mà tôi thường áp dụng:

  • Google Analytics & Google Tag Manager
  • Hotjar, Yandex Metrica, Crazy Egg ( 3 công cụ này khá giống nhau, tuy nhiên
    tôi thường ưu tiên sử dụng CrazyEgg hơn)

Khi sử dụng những công cụ trên, chúng ta sẽ đo lường được:

  • Bao nhiêu người click vào các nút gọi điện, mua hàng
  • Số doanh thu tới từ từng page trong website là bao nhiêu
  • Bao nhiêu người click vào các liên kết nội bộ
  • Những tương tác của người dùng khi vào một page nào đó
  • Người dùng ở trên trang bao lâu và đọc nhiều ở những vị trí nào

3.2 Dễ dàng lưu giữ và phân chia khách hàng đã truy cập

Thực tế là để một khách hàng mua hàng, họ sẽ cần một thời gian nhất định để đánh giá và đưa ra quyết định. Vì thế rất ít khách hàng sẽ mua hàng chỉ trong một lần truy cập website, mà thay vào đó họ sẽ thoát website chúng ta và tìm hiểu trên nhiều website khác. Vì thế nếu chúng ta không tạo tệp khách hàng đã truy cập website và tiếp tục truyền thông để họ quay lại website, chắc chắn khách hàng sẽ không thể nhớ website chúng ta và quay lại mua hàng.

Trải nghiệm người dùng
Chiến lược phát triển UX nhằm tác động trải nghiệm của User

Hãy thử làm phép tính nhé:

Nếu website có 5000 lượt truy cập, với tỷ lệ chuyển đổi ngay từ lần đầu truy cập là 0,5 – 1%, số người mua hàng ngay trong lần truy cập website đầu tiên là 25-50 người. Tổng số người đã rời bỏ website để tiếp tục hành trình tìm hiểu, đánh giá là 4950 – 4975 người. Rõ ràng đây là những đối tượng rất tiềm năng để chuyển thành khách hàng mua hàng. Nếu chúng ta không có tệp đối tượng để lưu giữ 4950 – 4975 người này, sẽ rất khó khăn để chúng ta có thể biến những đối tượng tiềm năng này thành khách hàng. Nhưng trong 4950 – 4975 người này, sẽ có một tỷ lệ nhất định không thuộc đối tượng tiềm năng của doanh nghiệp, nên chúng ta có thể phân chia đối tượng dựa trên nhân khẩu học hay hành vi để tạo nên được những tệp khách hàng chất lượng nhất.

Với Website, chúng ta có thể tạo những tệp đối tượng đã truy cập website theo:
– Sản phẩm/dịch vụ: Với một website nhiều sản phẩm, nếu tệp đối tượng ứng với mỗi sản phẩm, sẽ hiệu quả hơn khi marketing cho từng sản phẩm
– Nhân khẩu học: Có thể chia tệp đã vào website theo nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, địa điểm,…
– Hành vi: Truy cập trang bao nhiêu giây, tỷ lệ thoát bao nhiêu. Cách chia này sẽ sàng lọc để chúng ta có được tệp đối tượng chất lượng đã từng truy cập website.

Ảnh trên là giao diện của trình tạo tệp đối tượng đã truy cập website thông qua nhân khẩu học, hành vi của khách hàng bằng công cụ Google Analytics. Đây phải nói là lợi thế tuyệt vời mà website có thể mang lại, nhưng trong quá trình tư vấn của tôi, chỉ 5% doanh nghiệp coi trọng chuyện này và bắt đầu tạo tệp đối tượng đã truy cập website một cách bài bản hơn. Và 95% còn lại đa số không tạo đối tượng hoặc cài những tệp đối tượng rất chung và không có sự phân chia, điều này rõ ràng không mang lại hiệu quả khi truyền thông.

Lợi thế và điểm nổi bật của website là rất nhiều với marketing tổng thể, nhưng hướng đi nào để phát triển website đúng cách? Nếu không tìm ra được hướng đi đúng, chúng ta chỉ càng cho thấy sự phí phạm website ngày một gia tăng.

5/5 - (3 bình chọn)

Đăng Ký Tư Vấn SEO Miễn Phí

Tư Vấn SEO Miễn Phí