Search Intent là gì? Tại sao điều này ảnh hưởng đến quyết định đến thứ hạng Website? Google luôn trên tiêu chí mang lại kết quả tìm kiếm chất lượng cho người dùng. Vì thế Search Intent đã trở thành yếu tố quan trọng giúp bạn chạm đến cảm xúc mong muốn của khách hàng ở nhiều giai đoạn khác nhau. Cùng xem ngay bài viết dưới đây của dịch vụ SEO từ khóa SEODO sẽ giúp bạn hiểu về thuật ngữ để rõ hơn nhé!
1. Search Intent là gì?
Search Intent còn được biết đến với tên gọi User Intent hay Audience Intent là mục tiêu của người dùng khi sử dụng công cụ tìm kiếm để thực hiện truy vấn. Hiểu một cách đơn giản, khi bạn đang muốn mua một sản phẩm nào đó phù hợp với tài chính nhưng lại không biết Website cụ thể để truy cập. Đôi khi từ khóa chính không thể hiện được hết mục đích tra cứu và đây là lúc mà người làm SEO cần nắm trọn tâm lý khách hàng tiềm năng để đáp ứng.
>>>Tham khảo: SEO Content là gì mà SEODO dùng để tăng tỉ lệ thành công hơn 95% trong mọi dự án SEO
2. Tìm hiểu 5 loại Search Intent
Vậy, việc phân loại các Search Intent được diễn ra như thế nào? Cùng xem ngay nội dung dưới đây trình bày về cách phân cấp các User Intent như nào nhé!
2.1. Ý định tìm kiếm thông tin
Khi người dùng đang có một thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin về một chủ đề nào đó sẽ thực hiện một truy vấn đề tìm câu trả lời. Do vậy, hình thức triển khai phổ biến của Informational Search Intent là các tìm kiếm dưới dạng đặt câu hỏi hoặc thể hiện một cụm từ bình thường.
Ví dụ: Trong thời gian gần đây, một số thông tin được người dùng tìm kiếm nhiều nhất là:
- “G63”
- “Sơn Tùng M-TP”
- “Chủ tịch Trịnh Văn Quyết bị bắt”
2.2. Ý định tìm kiếm điều tra thương mại
Loại User Intent này xuất hiện trong quá trình người tìm kiếm đang phân vân giữa các thương hiệu hoặc sản phẩm khác nhau. Nếu khách hàng vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu và đưa ra được kết quả cuối cùng, khi đó cách để người truy cập tìm ra lời đáp chính là sử dụng từ khóa dạng câu hỏi và so sánh.
Ví dụ về truy vấn thương mại:
- So sánh điện thoại iphone và SamSung.
- Top kem chống nắng tốt nhất.
- Đánh giá sữa rửa mặt SenKa.
>>> Đọc ngay kiến thức về: 4 Mẫu Bài Viết Blog Website Đạt Nhiều Traffic Nhất Và Cách Sử Dụng
2.3. Ý định tìm kiếm giao dịch
Khi thực hiện loại tìm kiếm giao dịch người dùng đang có ý định và sẵn sàng để trao đổi – mua bán. Do đó, đến giai đoạn này các truy vấn sẽ mang ý định như: Tên sản phẩm cụ thể kèm theo một số từ đi kèm như mua, đặt, ở đâu,…
Một số ví dụ về tìm kiếm giao dịch:
- Mua laptop HP Pavilion.
- Smart Phone Xiaomi Redmi Note 9.
2.4. Ý định tìm kiếm điều hướng
Ý định điều hướng tìm kiếm là giai đoạn cuối cùng người tra cứu muốn đi tới tìm một trang Website cụ thể, chẳng hạn:
- “Facebook”
- “Twitter”
- “VPS”
2.5. Ý định tìm kiếm từ khóa
Ý định tìm kiếm từ khóa đề cập đến việc những từ khóa mà người dùng sử dụng trong các truy vấn tìm kiếm sẽ cung cấp cho chúng ta về intent của người dùng.
Điều này cũng có nghĩa, bằng cách tạo từ khóa với các từ có mục đích cụ thể, bạn sẽ có thể gia tăng tỉ lệ tiếp cận từ những người có intent phù hợp với website của mình.
Và Ý định tìm kiếm từ khóa khác với Ý định tìm kiếm thông tin cụ thể như thế nào? Ví dụ để bạn dễ hiểu hơn, các từ khóa có intent giao dịch thường sẽ chứa các từ như:
- Mua
- Chiết khấu
- Tên sản phẩm
Ví dụ khác, truy vấn với intent tìm kiếm thông tin có thể (nhưng không nhất thiết phải) chứa các từ như:
- Thông tin
- Tại sao
- Làm cách nào để
- Cách tốt nhất để
3. Cách xác định đúng Search Intent trong SEO 2023?
Một phương pháp thường được các SEOer sử dụng để xác định Search Intent là phân tích ngữ nghĩa của Keyword. Ví dụ, khi tìm từ khoá “mua quạt Senko” thì công cụ tìm kiếm sẽ xác định được đối tượng đang muốn mua hàng. Tuy nhiên, không phải khi nào cụm từ truy vấn của người dùng thường bao gồm đặc điểm dễ nhận biết và kiểu phân loại. Do đó, để dễ dàng tìm được Search Intent bạn cần phải nhờ đến sự trợ giúp của công cụ SERPs.
3.1. Tìm kiếm và nhận biết qua dấu hiệu từ ngữ
Thông qua cách này sau khi tìm kiếm từ khóa mục tiêu, SEOer sẽ quan sát kết quả Google trả về để xác định Search Intent. Một số loại Google Search Features phổ biến có thể kể đến như là:
- Shopping Results: Danh sách các loại sản phẩm.
- Knowledge Graph: Sơ đồ kiến thức.
- AdWords Ads: Quảng cáo.
- People Also Ask: Mọi người thường tìm kiếm.
- Video results: Kết quả video.
Ngoài ra, Google có xu hướng hiển thị các đoạn trích nổi bật theo cách nhất định cho một số loại Keyword Intent. Điều này có nghĩa là trang kết quả SERPs sẽ giúp bạn phân loại User Intent.
3.2. Thống kê và phân tích qua định dạng SERPs
Làm cách nào để hiểu sâu hơn về trang kết quả SERPs? Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ về nội dung của việc thống kê và phân tích thông qua định dạng SERPs.
3.2.1. Kết quả SERPs với Ý định tìm kiếm thông tin
Khi nhận thấy Search Intent của người dùng là để tìm kiếm thông tin. Google sẽ cung cấp cho người truy vấn kết quả tìm kiếm dưới dạng sơ Knowledge Graph, đoạn trích nổi bật (hay còn gọi Featured Snippets), câu hỏi liên quan lên TOP đầu các trang truy cập Internet lớn như: Wikipedia, từ điển,…
3.2.2. Kết quả SERPs với Ý định tìm kiếm điều hướng
Khi xác định rằng nhu cầu người dùng là ý định tìm kiếm sự điều hướng. Google sẽ cố gắng cung cấp chính xác Website mà người dùng muốn được hiển thị kết quả dẫn tới trang chủ, bao gồm các Sitelink.
3.2.3. Kết quả SERPs với Ý định tìm kiếm giao dịch
Thông thường kết quả Google trả về cho những truy vấn sẽ là quảng cáo, danh mục sản phẩm, trang thương mại điện tử hoặc bản đồ nếu người dùng tra cứu địa điểm nào đó cụ thể.
3.3. Lập kế hoạch
Dựa trên gợi ý của Ahrefs bạn sẽ hiểu được mong muốn của người dùng là gì? Từ đó, bạn có thể xây dựng các nội dung chất lượng đến tối ưu cho từng từ khóa đó.
4. Search Intent có quan trọng với SEO?
Ngày nay, người truy vấn không còn thói quen từ việc nhận thức sản phẩm rồi đến cân nhắc mua hàng. Người sử dụng có xu hướng mở rộng tìm kiếm liên tục và quyết định thực hiện đơn hàng tại thời điểm khó thể đoán trước. Vì thế, trang của bạn không đáp ứng nhu cầu Search Intent của khách hàng. Chắc chắn rằng, bạn sẽ không có xếp hạng tốt trên bảng tìm kiếm của nền tảng Google.
Ngoài ra, bạn muốn có vị trí xếp hạng tốt của Google cần phải có kết quả phù hợp nhất cho User Intent. Google hiểu những gì người truy vấn muốn hiển thị nội dung khi tìm kiếm một cụm từ khoá. Cho nên, bạn đừng cố gắng nắng vững thứ hạng theo cách chủ quan, hãy tối ưu để đáp ứng được User Intent.
>>>Đọc thêm: Tổng Quan Về Content Website? 4 Bước Giúp Trở Thành Master Content Branding
5. Search Intent khác gì với Insight người dùng?
Search Intent và Insight, hai thuật ngữ SEO không còn quá xa lạ với những bạn làm trong lĩnh vực SEO. Về cơ bản sự khác nhau ở mức độ nông – sâu trong việc thể hiện nhu cầu của người truy vấn. Khi xây dựng nội dung trên Website, điều đầu tiên bạn cần là phải đáp ứng được cả Intent và thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm người dùng thì khả năng gia tăng tỷ lệ chuyển đổi sẽ vô cùng triển vọng. Vậy, Search Intent khác Insight ở những điểm nào?
- Search Intent thể hiện mong muốn người truy cập khi thực hiện một hoạt động tìm kiếm. Ví dụ, bạn đang muốn tìm “sữa tăng chiều cao cho người lớn” thì Intent này có nghĩa tìm kiếm các loại sữa cải thiện chiều cao cho độ tuổi người trưởng thành.
- Insight thể hiện mong muốn sâu bên trong khách hàng, thúc đẩy nhu cầu tìm đến với Search Intent. Khi người dùng tìm kiếm loại sữa tăng chiều cao thì Insight chính là sở hữu chiều cao ấn tượng để cải thiện vóc dáng.
6. Tại sao cần tối ưu Search Intent?
Nếu bạn muốn chiến dịch SEO diễn ra thành công cần phải hiểu và phân loại Search Intent của người dùng. Từ đó, xây dựng Content phù hợp với các mong muốn tìm kiếm và giải quyết các vấn đề khách hàng quan tâm. Vì vậy, hiểu đơn giản, tối ưu Search Intent là mục tiêu chung hướng đến của Google đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động SEO của Website.
>>> Tìm đọc thêm : Kiểm Tra Bài Viết Chuẩn SEO – 10 Tiêu Chí & Công Cụ Hỗ Trợ
7. Lợi ích khi tối ưu Search Intent?
Bất kỳ một hoạt động nào cũng đều mang đến kết quả nhất định. Dưới đây là 2 lợi ích nổi bật khi bạn tối ưu Search Intent:
7.1. Đối với SEO
Search Intent là một phần quan trọng trong SEO giúp điều hướng kết quả tìm kiếm đến người dùng. Vì thể, nếu tối ưu Intent tốt sẽ gia tăng lưu lượng truy cập tự nhiên-organic traffic tới trang của bạn. Từ đó, doanh nghiệp sẽ cải thiện tỉ lệ chuyển đổi tới không chỉ tại trang bán hàng mà cả những nội dung cung cấp thông tin.
Một số lợi ích chính trong việc đáp ứng tốt nhu cầu User Intent trong SEO:
- Giảm tỉ lệ thoát (Bounce Rates): Người dùng tìm được đúng thông tin cần tìm kiếm.
- Tăng lượt xem trang (Page Views): Đánh trúng vào User Intent sẽ khiến khách hàng tò mò nhiều hơn các danh mục khác trên Website của bạn
- Nằm trên TOP Google: Nếu tối ưu Search Intent tốt thì việc nằm trên vị trí trên cùng của Google sẽ là của bạn cũng sẽ thăng hạng.
- Tiếp cận nhiều đối tượng độc giả hơn: Một trong những điều giá trị của việc tối ưu đúng Intent là Google sẽ xếp hạng trang của bạn cho tất cả các truy vấn cùng ý định tìm kiếm, từ đó dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng hơn.
7.2. Đối với Doanh nghiệp
Người dùng thường sử dụng công cụ tìm kiếm để tra cứu những địa chỉ ở khu vực lân cận hoặc thắc mắc về các sản phẩm của công ty khi đăng lên một trang bất kỳ. Vì thế, trong trường hợp này nếu tối ưu đúng các Search Intent của người truy cập như: Thành phố, quận huyện, mã zip, các điểm đến nổi tiếng gần đây,… doanh nghiệp sẽ thu hút thêm khách hàng quanh khu vực hoạt động bán hàng.
8. Cách tối ưu cho Search Intent?
Sau khi đã hiểu rõ khái niệm về Search Intent là gì? Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết nội dung về cách tối ưu cho khả năng truy vấn tìm kiếm của người dùng. Cùng xem ngay nhé!
8.1. Tối ưu hóa ý định thông tin
Tối ưu hoá ý định thông tin là dựa trên các lượt truy vấn của người dùng. Sau đó, người làm SEO sẽ đưa ra các nội dung liên quan về từ khoá mà khách hàng truy cập. Do đó, có 4 loại Intent phổ biến như: Thông tin, điều hướng, thương mại và giao dịch.
Ví dụ: Từ khóa “mua máy hút bụi” là loại thương mại nhưng “sử dụng máy hút bụi để làm sạch nhà” lại là loại Intent tìm kiếm thông tin. Khi đã xác định đúng loại Intent, bạn phải tiếp tục kiểm tra các trang đã xếp hạng và đưa ra điểm giống nhau.
8.2. Tối ưu trải nghiệm người dùng
Google luôn mong muốn mang đến câu trả lời chính xác nhất cho các truy vấn tìm kiếm. Do đó, người dùng không phải mất thời gian truy cập một trang rồi trở lại tìm kiếm để tìm lại câu trả lời tại các trang khác. Một vài mẹo tối ưu trải nghiệm Search Intent dành cho các Webmaster mà bạn nên biết:
- Tối giản lượng Popup: Giảm khả năng người dùng thoát khỏi trang càng được Google đánh giá cao.
- Phông chữ lớn (14+): Phông chữ lớn giúp nội dung trở nên rõ ràng, dễ đọc.
- Tiêu đề phụ: Bổ sung tiêu đề phụ trong bài viết làm nội dung trở nên mạch lạc.
- Kết hợp video và hình ảnh: Hỗ trợ nội dung trình bày được thu hút, khoa học.
- Sử dụng Google Analytics: Công cụ của mọi SEOer sử dụng trong việc quản lý, phát triển Website.
8.3. Tối ưu hóa trang thương mại
Sự phát triển của cách mạng thương mại điện tử đã đưa ra cho người dùng nhiều ý định tìm kiếm hơn. Ngoài thông tin về sản phẩm còn có giao dịch, trao đổi, mua bán sản phẩm, cụ thể hơn là các từ khóa mang tên sản phẩm.
Ví dụ: Nếu bạn tìm với từ khóa “ổ khóa Việt Tiệp” sẽ dẫn đến các trang bán trên Shoppe hay Lazada. Nội dung hiển thị bao gồm: giá, thông tin sản phẩm, đánh giá. Vì vậy, để đạt thứ hạng cao cho những từ khóa này, hãy tạo một trang được tối ưu Search Intent với các giao dịch, mua bán sản phẩm này.
8.4. Tối ưu hóa Search Intent nâng cao
Tối ưu hoá Search Intent nâng cao là bước tiếp theo trong công việc nghiên cứu, phân tích và ứng dụng Intent. Lúc này, bạn cần nắm rõ về mục đích của khách hàng khi tìm kiếm, tìm hiểu nhu cầu cung cấp thông tin cần thiết, trình bày nội dung rõ ràng để có thể xuất hiện trong cả đoạn trích nổi bật (Featured Snippets).
8.5. Cải thiện nội dung
Nếu bạn đang sở hữu bài viết rất hay và được tối ưu SEO Onpage và Backlink lớn nhưng không đạt thứ hạng cao thì có thể vấn đề nằm ở việc xác định Search Intent. Lúc này, bạn cần kiểm tra lại ý định tìm kiếm từ người dùng và xây dựng lại nội dung phù hợp.
Bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin về “Search Intent là gì? Cách tối ưu ý định tìm kiếm trong SEO 2023″. Hy vọng rằng mọi nội dung đề cập có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Search Intent khác gì với Insight người dùng và tầm quan trọng của nhu cầu truy vấn của khách hàng. Cách tối ưu cho Search Intent là nội dung không nên bỏ qua nếu bạn đang là một SEOer. Hãy liên hệ với công ty SEO tại Hà Nội SEODO Agency ngay nếu bạn muốn biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!
Những câu hỏi thường gặp về SEO:
Search Intent là gì?
Search Intent còn được biết đến với tên gọi User Intent hay Audience Intent là mục tiêu của người dùng khi sử dụng công cụ tìm kiếm để thực hiện truy vấn.
Cách tối ưu search Intent?
- Tối ưu hóa ý định thông tin
- Tối ưu trải nghiệm người dùng
- Tối ưu hóa trang thương mại
- Tối ưu hóa Search Intent nâng cao
- Cải thiện nội dung
Cùng công ty SEO SEODO tìm hiểu thêm các kiến thức về SEO Content qua các bài viết sau đây:
- Tổng quan về Content Website ? Quy trình 4 bước giúp Master Content Branding
- Cách lên outline content dễ dàng hiệu quả cho Người mới bắt đầu
- LSI Là Gì? Cách Dùng LSI X3 Traffic Website
Mình là Thu Hoài – PGĐ SEODO phụ trách Sản Xuất với 5+ năm kinh nghiệm trong nghề, chinh chiến hơn 200+ dự án thành công trong đó các lĩnh vực khó và cạnh tranh như bất động sản, nội thất, Airway. Mình luôn quan niệm rằng: SEO là phải hiểu thương hiệu, hiểu sản phẩm/dịch vụ & hiểu khách hàng của họ. Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ được sự đón nhận và ủng hộ từ phía các bạn