Direct Traffic là gì? Đây là một trong 4 nguồn truy cập quan trọng của một website. Tuy nhiên, không phải ai cũng quan tâm và cải thiện thông số này. Trong bài viết dưới đây, SEODO sẽ chia sẻ đến bạn tất cả kiến thức liên quan đến Direct Traffic. Cùng tìm hiểu ngay!
Nếu bạn là người mới – đọc ngay: Cẩm nang SEO là gì chi tiết từ A-Z được chuyên gia SEODO cập nhật trong hơn 6 năm làm nghề cùng hơn 400 doanh nghiệp
1. Direct Traffic là gì?
Direct Traffic (Direct Search) là thuật ngữ chỉ lượng truy cập trực tiếp của người dùng vào một trang web mà không qua bất kỳ website trung gian hay công cụ tìm kiếm nào. Direct Traffic được tính khi một người dùng ghé thăm trang web của bạn bằng cách nhập trực tiếp domain (tên miền) lên thanh địa chỉ, click vào đường link trong email, trong file PDF hoặc dùng bookmark để truy cập trực tiếp vào trang web đó,…
2. Direct Traffic cao liệu có tốt không và bao nhiêu là đủ?
Bạn có thể kiểm tra lưu lượng truy cập của website bằng Google Analytics. Đối với những website thông thường, Direct Traffic dưới 20% tổng Traffic được xem là ổn. Nếu như direct traffic bỗng nhiên cao đột biến thì có khả năng Google đang đếm nhầm traffic từ nguồn direct. Đối với VnExpress hay Báo Tuổi Trẻ, Direct Traffic cao là bình thường do lượng người truy cập vào những trang web lớn như vậy mỗi ngày rất lớn.
>>>Tham khảo: Redirect 301 và 302 là gì? Chuyển hướng đúng cách trong SEO
3. Direct Traffic được tạo ra từ các nguồn nào?
Thông thường, Direct Traffic được tạo ra từ những người dùng đã biết đến trang web từ trước đó. Người dùng không chỉ nhập URL vào trình duyệt của họ hoặc đến trang web của bạn từ một dấu trang mà có thể truy cập trực tiếp vào website từ những nguồn không xác định. Bạn không thể biết được lượng truy cập đó đến từ đâu và không thể xác định nguồn truy cập.
>>>Tham khảo: Subdomain là gì? Hướng dẫn cách tạo Subdomain Nhanh 2023
4. Cách theo dõi Direct Traffic trong Google Analytics
Google Analytics xem tất cả những lượt truy cập trực tiếp từ URL đến trang web của bạn là Direct Traffic. Công cụ này thu thập dữ liệu về các nguồn Direct Traffic của website qua:
- Google Adwords hoặc DoubleClick tags.
- Kiểm tra UTM tag.
- Nhận diện user ID hoặc clientID.
- Một số nguồn khác.
>>>Tham khảo: Nâng cấp GA4 Làm cách nào để nâng cấp Google Analytics 4 Chính Xác
5. Direct traffic và Organic search khác nhau như thế nào
Trong một số trường hợp, Google Analytics sẽ tính nhầm Organic search vào nguồn Direct Traffic do sự cố trình duyệt. Tuy nhiên, hai nguồn truy cập này có sự khác nhau. Vậy sự khác nhau giữa Organic search và Direct Traffic là gì?
Direct Traffic biểu thị các lượt truy cập đến trang web của bạn từ những nguồn không xác định. Lưu lượng truy cập này đến từ những nguồn không rõ ràng và không phải trả tiền. Direct Traffic cao và ổn định chứng tỏ trang web của bạn nổi bật, có sức thu hút, nội dung hữu ích với người dùng.
Organic Search là số lượt click vào đường dẫn ở kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm đến website. Lượng truy cập này cũng đến từ những công cụ tìm kiếm miễn phí như Google. Để có được Organic Search tốt, bạn có thể sử dụng các chiến dịch Pay Per Click, áp dụng các kỹ thuật tối ưu website. Organic Search không phải trả tiền càng nhiều chứng tỏ website của bạn có nội dung tốt và thân thiện với Google.
>>>Xem thêm: 7+ Cách tăng trưởng Organic Traffic đột phá 200% chỉ sau 1 tháng
Để số lượng truy cập đến từ các nguồn miễn phí tăng lên, bạn hãy xây dựng cho website của mình các từ khóa cụ thể cho từng trang riêng lẻ. Nội dung các bài viết phải hữu ích với người đọc thì sẽ có nhiều khách truy cập hơn. Từ đó, bạn có thể hiểu rõ hơn về hành vi tìm kiếm của người đọc, sau đó phân tích và tối ưu trang web của bạn.
6. Vì sao website không có direct traffic?
Việc trang web của bạn có ít hoặc không có Direct Traffic cho thấy bạn không thường xuyên chia sẻ URL lên mạng xã hội, số lượng người dùng truy cập vào trang web bằng cách tìm kiếm thủ công rất ít. Direct Traffic đến từ nhiều nguồn khác nhau và bạn không xác định được những nguồn cụ thể, tuy nhiên thông số này mang lại cho bạn nhiều lợi ích mà bạn nên xem xét cải thiện:
- Chỉ ra độ phổ biến của website đối với người dùng
- Google sẽ đánh giá tốt và tăng hạng trang web của bạn nếu Direct Traffic cao. Lượng truy cập tự nhiên cao thì Organic Search cũng có thể tăng cao.
>>>Xem thêm: E-E-A-T là gì? Hiểu EEAT và thay đổi mới trong Nguyên tắc đánh giá chất lượng nội dung GG
Ngoài những ưu điểm trên, Direct Traffic trong Google Analytics cũng có nhược điểm gây khó khăn cho người dùng khi phân tích thông số này. Vậy nhược điểm của Direct Traffic là gì? Đôi khi lượng truy cập từ Referral, Email, và Social bị Google tính nhầm sang Direct Traffic, từ đó gây ra sự nhầm lẫn trong việc đánh giá hiệu quả của Website.
7. Tìm hiểu 5 chiến lược giúp website tăng direct traffic hiệu quả
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về Direct Traffic là gì và những phân tích liên quan đến lượng truy cập trực tiếp. Vậy điều gì khiến cho website của bạn có nhiều người dùng truy cập trực tiếp? Bạn nên sử dụng các chiến lược cụ thể nào Bạn để cải thiện Direct Traffic cho website của mình. Tiếp theo đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu 5 chiến lược giúp website tăng Direct Traffic hiệu quả.
7.1. Xây dựng hệ thống social
Đây là chiến lược quan trọng vừa giúp bạn phát triển thương hiệu của mình vừa tiếp cận nhanh chóng đến tệp khách hàng tiềm năng. Bạn nên xây dựng cho thương hiệu của mình một số tài khoản mạng xã hội trên Facebook, Instagram,… Sau đó đăng tải nội dung và tương tác thường xuyên với người dùng. Bởi vì xây dựng hệ thống social sẽ mang đến những hiệu quả đáng kể như:
- Hỗ trợ quảng bá nội dung.
- Xây dựng cộng đồng.
- Thể hiện tính chuyên môn của bạn và độ uy tín của thương hiệu.
Tùy thuộc vào ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn xây dựng trang mạng xã hội phù hợp với các chiến dịch Marketing của mình.
- Đa số các doanh nghiệp đều xây dựng Fanpage và group Facebook cho thương hiệu của mình. Bởi vì Facebook là một kênh social phổ biến và được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Tại Facebook, bạn và người dùng có thể nêu ra ý kiến, chia sẻ kiến thức chuyên môn. Bạn có thể tận dụng những nội dung này để xây dựng danh tiếng cho thương hiệu của mình.
- Bạn có thể lựa chọn Instagram để truyền tải nội dung đến khách hàng. Nền tảng này thích hợp với các thương hiệu có hình ảnh sản phẩm, dịch vụ cụ thể.
- Mạng xã hội mới nhất và đang phát triển mạnh hiện nay là TikTok. Đây cũng là một kênh mạng xã hội tốt để quảng bá thương hiệu của bạn.
- Các video trên Youtube giúp bạn lan tỏa mạnh mẽ những kiến thức chuyên môn, những chia sẻ về sản phẩm hay thông điệp của bạn đến với mọi người.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn những trang mạng xã hội khác, chẳng hạn như Twitter cho những nội dung ngắn kèm với link và hashtag.
>>>Xem thêm: Entity SEO Là Gì? 10 Cách Tối Ưu Entity SEO Hiệu Quả 2023
Bất cứ kênh social nào cũng có những ưu nhược điểm riêng, nhưng tất cả đều mang lại lợi ích cho bạn. Do vậy, hãy cung cấp những nội dung có giá trị để người dùng thường xuyên tìm đến thương hiệu và lựa chọn các sản phẩm của bạn. Ngoài ra, để xây dựng hệ thống social hiệu quả, bạn cần phải tạo đội nhóm, lên kế hoạch cụ thể và luôn cập nhật các tính năng mới, các xu hướng mới của các nền tảng.
7.2. SEO và quảng cáo trả phí
SEO là việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Các chiến lược SEO tốt không chỉ giúp trang web tăng trưởng Direct Traffic mà còn cải thiện Organic Traffic đáng kể. Việc người dùng tìm kiếm các từ khóa thuộc lĩnh vực nào đó và website của bạn thường xuyên nằm ở top tìm kiếm là điều mà nhiều doanh nghiệp mong muốn và đang tìm cách để được được điều đó.
Các quảng cáo trả phí trên Facebook, Google sẽ giúp bạn vừa tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng vừa tăng lượng truy cập trực tiếp. Người dùng thường truy cập vào xem những sản phẩm ở những trang đầu tiên. Do vậy nếu trang của bạn xếp hàng càng cao sẽ càng gây ấn tượng và giúp người dùng ghi nhớ tới thương hiệu của bạn. Thậm chí, nếu nội dung hữu ích, người dùng sẽ truy cập trực tiếp vào trang web để tìm và đọc trong những lần sau.
7.3. Email Marketing
Email marketing là hình thức sử dụng thư điện tử gửi thông tin về bán hàng, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng. Bạn không nên gửi mail ồ ạt đến người dùng, vì người dùng rất dễ cho thư của bạn vào mục Spam. Bạn hãy lựa chọn những chiếc lược hấp dẫn hay quảng bá sản phẩm, dịch vụ mới để gửi đến người dùng. Điều này sẽ giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu và kích thích người dùng truy cập và tăng traffic cho website của bạn.
7.4. Tương tác trực tiếp với khách hàng
Lợi ích của hình thức Marketing Online mang lại là rất lớn, tuy nhiên bạn cũng không nên bỏ qua phương pháp Marketing truyền thống. Việc kết hợp giữa Online và truyền thống giúp thương hiệu của bạn tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn. Bạn có thể giới thiệu thương hiệu trực tiếp với khách hàng bằng những hình thức sau:
- Tổ chức các buổi workshop.
- Tham gia vào những buổi talkshow.
- Tham gia phỏng vấn trên TV hoặc radio.
- Sử dụng podcast hoặc kênh Youtube.
Khi đã có những đánh giá chất lượng từ các chuyên gia về doanh nghiệp, khách hàng có thể hoàn toàn tin tưởng và sẽ trực tiếp truy cập website để tìm hiểu thêm về sản phẩm, dịch vụ của bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể tận dụng các buổi workshop, talkshow hay những cuộc gặp mặt hằng ngày để gửi cho khách hàng tiềm năng business cards có thông tin địa chỉ website của mình.
7.5. Tập trung vào các thị trường ngách
Với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, việc đầu tư vào các thị trường ngách cụ thể là lựa chọn hợp lý. Bởi vì ở thị trường lớn, sự cạnh tranh khá cao. Các doanh nghiệp “sinh sau đẻ muộn” nếu không có nguồn lực lớn mạnh thì khó có thể đứng vững. Như vậy khi tập trung vào các thị trường này, bạn phải xây một website sao cho phù hợp với nhóm đối tượng bạn muốn hướng đến.
>>>Xem thêm: Từ khóa SEO là gì? Cách chọn từ khóa SEO leo Top Google 2023
8.Tổng kết
Direct Traffic là lượng truy cập trực tiếp đến trang web của bạn từ những nguồn không xác định của người dùng. Direct Traffic cao và ổn định có nghĩa là website của bạn đang phát triển tốt. Direct Traffic tăng cao và ổn định sẽ góp phần giúp cho các lưu lượng truy cập khác gia tăng. Bạn có thể tùy chọn các chiến lược phù hợp để cải thiện lượng truy cập tự nhiên cho trang web của mình như Xây dựng hệ thống social, SEO và quảng cáo trả phí, Email Marketing, tương tác trực tiếp với khách hàng, tập trung vào các thị trường ngách.
Bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ về Direct Traffic là gì? và những kiến thức liên quan. Hy vọng rằng những thông tin trên của SEODO sẽ giúp bạn cải thiện lưu lượng truy cập trực tiếp cho trang web của mình. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé!
Chinh phục kiến thức Marketing trong các bài viết sau đây:
- 17 phần mềm SEO Web & công cụ SEO được SEOer Uu Ái nhất 2023
- Tổng quan về SEO Content? Quy trình 4 bước giúp Master Content SEO Branding
- Evergreen Content Là Gì? 11 Bước Sáng Tạo Nội Dung Vô Hạn Cho Người Mới
- Google Bard là gì: Tất cả những gì bạn cần biết về Bard AI của Google
Những câu hỏi thường gặp:
Direct Traffic là gì?
Direct Traffic (Direct Search) là thuật ngữ chỉ lượng truy cập trực tiếp của người dùng vào một trang web mà không qua bất kỳ website trung gian hay công cụ tìm kiếm nào. Direct Traffic được tính khi một người dùng ghé thăm trang web của bạn bằng cách nhập trực tiếp domain (tên miền) lên thanh địa chỉ, click vào đường link trong email, trong file PDF hoặc dùng bookmark để truy cập trực tiếp vào trang web đó,…
Direct Traffic cao liệu có tốt không và bao nhiêu là đủ?
Bạn có thể kiểm tra lưu lượng truy cập của website bằng Google Analytics. Đối với những website thông thường, Direct Traffic dưới 20% tổng Traffic được xem là ổn. Nếu như direct traffic bỗng nhiên cao đột biến thì có khả năng Google đang đếm nhầm traffic từ nguồn direct. Đối với VnExpress hay Báo Tuổi Trẻ, Direct Traffic cao là bình thường do lượng người truy cập vào những trang web lớn như vậy mỗi ngày rất lớn.
Mình là Thu Hoài – PGĐ SEODO phụ trách Sản Xuất với 5+ năm kinh nghiệm trong nghề, chinh chiến hơn 200+ dự án thành công trong đó các lĩnh vực khó và cạnh tranh như bất động sản, nội thất, Airway. Mình luôn quan niệm rằng: SEO là phải hiểu thương hiệu, hiểu sản phẩm/dịch vụ & hiểu khách hàng của họ. Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ được sự đón nhận và ủng hộ từ phía các bạn